Phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn ‘khát’ tín dụng xanh

Phạm Sơn Thứ hai, 10/07/2023 - 10:43

Ngành năng lượng chiếm đến khoảng một nửa giá trị các khoản vay xanh, trong khi nhiều lĩnh vực tiềm năng liên quan đến kinh tế tuần hoàn như xử lý nước thải, quản lý chất thải… chỉ chiếm chưa đến 10%.

Cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 là một thách thức lớn, đặc biệt với quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam cần khoảng 368 tỷ USD, tương đương với khoảng 6,8% GDP mỗi năm để đầu tư cho các hoạt động xanh hóa và khử carbon cho nền kinh tế, mới có thể đạt được lộ trình trung hòa carbon đúng thời hạn đã cam kết.

Nguồn lực đầu tư công không đủ để chi cho khoản đầu tư lớn như vậy. Phát biểu tại một diễn đàn về kinh tế xanh mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, khu vực công chỉ có thể đáp ứng được khoảng 1/3 nguồn lực đầu tư. Phần còn lại sẽ phải đến từ khu vực tư nhân, huy động qua các kênh tài chính xanh.

TS. Lại Văn Mạnh, chuyên gia Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), nhìn nhận, tài chính xanh, tín dụng xanh là công cụ vận hành theo cơ chế thị trường, đem lại nhiều lợi ích thiết thực từ quy mô quốc gia cho đến doanh nghiệp và người tiêu dùng khi theo đuổi phát triển bền vững.

Sử dụng công cụ tài chính xanh để khuyến khích các sáng kiến, giải pháp hiệu quả là xu thế chung trên toàn thế giới, được không chỉ những quốc gia phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước châu Âu… mà còn cả các nước đang phát triển như Bangladesh sử dụng rộng rãi và đem lại nhiều kết quả khả quan.

Theo số liệu từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, trong giai đoạn 2017 – 2022, dư nợ tín dụng của các lĩnh vực xanh của Việt Nam có mức tăng trưởng rất cao, đạt khoảng 23% mỗi năm, cao hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng chung của toàn nền kinh tế. Trong số đó, lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo dẫn đầu về thu hút tài chính xanh với khoảng 47% quy mô vốn vay.

Năng lượng tái tạo không phải là giải pháp duy nhất có thể đưa một quốc gia đến với mức phát thải ròng bằng 0. Nghiên cứu của Quỹ Ellen MacArthur chỉ ra, bên cạnh năng lượng tái tạo thì kinh tế tuần hoàn chính là giải pháp then chốt cho “net zero”.

Khoảng trống của kinh tế tuần hoàn từ góc nhìn một nhà tư vấn

Tuy nhiên, trái ngược với bức tranh tài chính xanh dành cho năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn vẫn chưa phải là kênh hấp dẫn cho dòng vốn xanh. Theo TS. Lại Văn Mạnh, chuyên gia Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), các lĩnh vực tiềm năng liên quan đến kinh tế tuần hoàn như nước hay quản lý chất thải mới chỉ chiếm khoảng chưa đến 10% quy mô các dòng tài chính xanh.

Mặt khác, quy mô thị trường tài chính xanh của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp so với các quốc gia trong khu vực. Do đó, các sáng kiến triển khai kinh tế tuần hoàn – thường cần nguồn vốn lớn để tạo ra sự thay đổi trong chuỗi giá trị, từ khâu thiết kế sản phẩm, khai thác, sản xuất, phân phối và thu hồi – vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai trên thực tế do thiếu vốn, đặc biệt đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, lực lượng chiếm 96% tổng số doanh nghiệp Việt Nam.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh (BCSI), cho biết, để phát triển kinh tế tuần hoàn, bài học từ kinh nghiệm quốc tế là cần có cơ chế huy động tài chính xanh, đặc biệt khi các phương thức cấp vốn cũ không còn phù hợp. Tuy nhiên, ông Thành cũng đưa ra nhận định rằng cơ chế tài chính xanh cho kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam vẫn còn khá “mờ nhạt”.

Lãnh đạo BCSI đề xuất, bên cạnh những cơ chế huy động tài chính rõ ràng và an toàn hơn cho kinh tế tuần hoàn, cần xem xét việc thành lập ngân hàng đầu tư xanh hoặc quỹ tài chính xanh để cấp vốn cho những dự án quan trọng. Giải pháp này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nhiều dòng vốn xanh từ quốc tế mong muốn rót vào Việt Nam những chưa có cơ chế tiếp nhận.

Từ góc độ cơ quan đang đảm nhiệm xây dựng chương trình hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, đại diện ISPONRE đề xuất có thể thử nghiệm một số cơ chế tài chính mới như quỹ tài chính vi mô cho kinh tế tuần hoàn, tín chỉ nhựa, quỹ đầu tư mạo hiểm vào kinh tế tuần hoàn…, từ đó đa dạng hình thức, tăng thêm cơ hội cho các sáng kiến kinh tế tuần hoàn tiếp cận vốn vay.

Khoảng trống của kinh tế tuần hoàn từ góc nhìn một nhà tư vấn

Khoảng trống của kinh tế tuần hoàn từ góc nhìn một nhà tư vấn

Phát triển bền vững -  1 năm

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận ra những giá trị mà kinh tế tuần hoàn đem lại cũng như trách nhiệm cần phải ứng dụng kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đưa kinh tế tuần hoàn vào hoạt động vận hành cũng như chiến lược phát triển của mình.

Kinh tế tuần hoàn cần động lực thị trường

Kinh tế tuần hoàn cần động lực thị trường

Phát triển bền vững -  1 năm

Ưu đãi về thuế, phí hay tiền thuê đất chỉ mang tính bước đầu, không thể giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia tích cực vào kinh tế tuần hoàn nếu không có động lực thị trường để tạo ra lợi ích bền vững.

Kinh tế tuần hoàn không chỉ là quản trị chất thải

Kinh tế tuần hoàn không chỉ là quản trị chất thải

Phát triển bền vững -  1 năm

Theo các chuyên gia, thực hiện kinh tế tuần hoàn cần phải có những tiêu chí cụ thể để đánh giá, về cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, thay vì chỉ dựa vào tiêu chí “kinh tế tuần hoàn để giảm phát thải”.

Quy tụ nhà tái chế hướng đến kinh tế tuần hoàn

Quy tụ nhà tái chế hướng đến kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  1 năm

Trong bối cảnh phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn được xác định là kim chỉ nam của nền kinh tế, tháng 3/2021, khi đại dịch Covid-19 vẫn còn đang hoành hành, dưới sự chấp thuận của Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và môi trường, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam chính thức ra đời.

Chia sẻ nước công bằng: Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Chia sẻ nước công bằng: Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Phát triển bền vững -  25 phút

Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  2 ngày

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Phát triển bền vững -  5 ngày

Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Phát triển bền vững -  5 ngày

ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.

Kinh tế bứt phá, bất động sản Thanh Hoá sôi động nhờ đại dự án

Kinh tế bứt phá, bất động sản Thanh Hoá sôi động nhờ đại dự án

Leader talk -  44 giây

Thị trường bất động sản Thanh Hoá đang có những bước tăng trưởng bứt phá khi loạt dự án khủng bắt đầu đi vào hoạt động.

Chia sẻ nước công bằng: Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Chia sẻ nước công bằng: Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Phát triển bền vững -  25 phút

Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.

Xuất khẩu tôm tăng tốc nửa đầu năm, vẫn khó đạt mục tiêu 4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm tăng tốc nửa đầu năm, vẫn khó đạt mục tiêu 4 tỷ USD

Tiêu điểm -  33 phút

Xuất khẩu tôm tăng mạnh trong quý I và được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong quý tiếp theo khi các nhà mua hàng Mỹ tích cực trữ hàng.

Phúc Sinh đẩy nhanh tốc độ Bắc tiến với cửa hàng K Coffee thứ hai

Phúc Sinh đẩy nhanh tốc độ Bắc tiến với cửa hàng K Coffee thứ hai

Nhịp cầu kinh doanh -  35 phút

Sự kiện khai trương không chỉ là bước tiến tiếp theo trong chiến lược mở rộng hệ thống K Coffee tại miền Bắc, mà còn cho thấy sự kiên định với phát triển dài hạn của Phúc Sinh.

Chủ tịch Cen Land: 'Từ chỗ rất rụt rè, chúng tôi sẽ làm rất mạnh'

Chủ tịch Cen Land: 'Từ chỗ rất rụt rè, chúng tôi sẽ làm rất mạnh'

Doanh nghiệp -  3 giờ

Sau một năm không đạt kỳ vọng, Cen Land đang chuyển mình từ môi giới thuần túy thành nhà phát triển bất động sản với tham vọng doanh thu, lợi nhuận tăng gấp nhiều lần trong năm 2025.

Sân bay quốc tế Nội Bài sẽ đón 100.000 lượt khách/ngày cao điểm 30/4 và 1/5

Sân bay quốc tế Nội Bài sẽ đón 100.000 lượt khách/ngày cao điểm 30/4 và 1/5

Ống kính -  4 giờ

Để chuẩn bị cho lượng khách đi lại bằng đường hàng không tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sân bay Nội Bài đã sẵn sàng các phương án phục vụ.

Giá vàng hôm nay 29/4: Bật tăng đến 1,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 29/4: Bật tăng đến 1,5 triệu đồng/lượng

Vàng -  4 giờ

Giá vàng hôm nay 29/4 tăng từ 1,3 đến 1,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.