Phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn không chỉ là quản trị chất thải

Hoàng Đông Chủ nhật, 11/06/2023 - 17:58

Theo các chuyên gia, thực hiện kinh tế tuần hoàn cần phải có những tiêu chí cụ thể để đánh giá, về cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, thay vì chỉ dựa vào tiêu chí “kinh tế tuần hoàn để giảm phát thải”.

Năm 2020, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) chính thức được phê duyệt và ban hành, trong đó có Điều 142 quy định về định nghĩa, trách nhiệm của các cơ quan liên quan, tiêu chí, lộ trình và cơ chế cho kinh tế tuần hoàn. Các nội dung này tiếp tục được quy định chi tiết tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật.

TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, cho biết, ngay từ trước thời điểm Luật Bảo vệ môi trường 2020 được ban hành, đã có rất nhiều quy định, chính sách khác nhau hướng đến kinh tế tuần hoàn. Điều này thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam thuận theo xu thế chung mang tính tất yếu trên toàn cầu.

Kinh tế tuần hoàn không chỉ là quản trị chất thải
TS. Hoàng Dương Tùng tại tọa đàm Thách thức và Giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành công thương do Báo Công thương tổ chức

Tuy nhiên, ông Tùng nhìn nhận, dù các khái niệm, định nghĩa cùng nhiều quy định có liên quan được ban hành nhưng vẫn còn nhiều yếu tố chưa được chính sách làm rõ, khiến không chỉ doanh nghiệp, người dân mà còn cả các bộ, ngành và địa phương lúng túng trong việc thực hiện.

Hiện nay, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và môi trường xây dựng tiêu chí để đo lường, theo dõi kinh tế tuần hoàn. Ông Tùng nhận định, đây là điều rất cần thiết để cụ thể hóa mô hình kinh tế cho từng ngành nghề, lĩnh vực.

“Xây dựng tiêu chí về kinh tế tuần hoàn rất cần thiết để xem đối với mỗi ngành, kinh tế tuần hoàn là gì, các khâu như thiết kế, sản xuất, thải bỏ… cụ thể như thế nào và làm thế nào để đạt được. Không thể cứ nói kinh tế tuần hoàn là giảm phát thải”, nguyên lãnh đạo Tổng cục Môi trường nhận xét.

Mặt khác, cần có cả những cơ chế về vay vốn, khuyến khích tài chính, công nghệ… cũng cần dựa vào tiêu chí để đánh giá. Vị chuyên gia cho biết, trên thế giới, OECD và một số quốc gia đã ban hành những tiêu chí riêng. Việt Nam có thể xem xét kinh nghiệm quốc tế để tìm ra giải pháp phù hợp với trình độ phát triển.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Duy Thái, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam, nhìn nhận, kinh tế tuần hoàn có các tiêu chí chung là giảm khai thác, giảm phát thải và kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Tuy nhiên, để cụ thể hóa, cần nhìn nhận kinh tế tuần hoàn dưới nhiều góc độ, từ thiết kế, sản xuất, phân phối… chứ không chỉ ở khía cạnh quản lý chất thải.

Dựa trên cơ sở dữ liệu, các ngành và các doanh nghiệp mới có thể đo lường được và “biết chúng ta đang ở đâu, chúng ta phải làm những gì để đạt được kế hoạch” về kinh tế tuần hoàn

Do đó, xây dựng tiêu chí cụ thể về kinh tế tuần hoàn, ông Thái đề xuất cần tập trung hơn vào khía cạnh kinh tế và gia tăng lợi ích kinh tế, từ đó các chủ thể mới có động lực tham gia.

TS. Lại Văn Mạnh, Trưởng ban Kinh tế tài nguyên và môi trường, Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), cho biết, ISPONRE được giao để xây dựng kế hoạch quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn. Trong kế hoạch quốc gia này, một yếu tố quan trọng là xây dựng các bộ chỉ số về kinh tế tuần hoàn ở cấp quốc gia và cấp ngành để các bên liên quan có thể tham chiếu.

Mặt khác, kế hoạch hành động quốc gia cũng xác định một số lĩnh vực và hành động ưu tiên. Công việc này hết sức khó khăn bởi có nhiều ngành rất có tiềm năng ứng dụng kinh tế tuần hoàn, cũng như nhiều lĩnh vực đã triển khai kinh tế tuần hoàn từ trước khi có pháp luật quy định chi tiết.

Về điều này, ông Tùng đánh giá cao việc Bộ Kế hoạch và đầu tư đang xây dựng dự thảo đề án thí điểm kinh tế tuần hoàn. Theo ông Tùng, cần phải thí điểm cho các ngành mới có kinh nghiệm và cơ sở để mở rộng.

Mặt khác, nguyên lãnh đạo Tổng cục Môi trường nhấn mạnh vai trò của một cơ sở dữ liệu về kinh tế tuần hoàn. Dựa trên cơ sở dữ liệu, các ngành và các doanh nghiệp mới có thể đo lường được và “biết chúng ta đang ở đâu, chúng ta phải làm những gì để đạt được kế hoạch”. Do đó, hệ thống cơ sở dữ liệu về kinh tế tuần hoàn là việc “cần làm ngay” để triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách.

Quy tụ nhà tái chế hướng đến kinh tế tuần hoàn

Quy tụ nhà tái chế hướng đến kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Trong bối cảnh phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn được xác định là kim chỉ nam của nền kinh tế, tháng 3/2021, khi đại dịch Covid-19 vẫn còn đang hoành hành, dưới sự chấp thuận của Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và môi trường, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam chính thức ra đời.

Nhựa tái chế đạt chuẩn thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Nhựa tái chế đạt chuẩn thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Hơn 4 năm về trước, là một trong nhóm lãnh đạo Nhựa tái chế Duy Tân (DTR) đi bôn ba khắp châu Âu để tìm kiếm công nghệ tái chế đạt chuẩn, ông Huỳnh Ngọc Thạch, Giám đốc điều hành công ty, đã thực sự ấn tượng với tỷ lệ thu gom, tái chế chai nhựa lên đến 97% của quốc gia Bắc Âu Na Uy.

Hòa chung nhịp đập kinh tế tuần hoàn

Hòa chung nhịp đập kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Từng bước đi chậm rãi nhưng đầy chắc chắn của những tấm gương tiên phong đang định hình cho một tương lai khép kín vòng lặp tuần hoàn.

Cần thêm nhiều cơ chế thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Cần thêm nhiều cơ chế thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Quy định tỷ lệ tái chế bắt buộc, khuyến khích sử dụng nhựa tái sinh là một số khuyến nghị được cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đưa ra để thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  12 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  16 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  2 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  6 ngày

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  6 ngày

Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  7 giờ

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  12 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  13 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  16 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.