Phát triển bền vững

Quy tụ nhà tái chế hướng đến kinh tế tuần hoàn

Phạm Sơn Thứ hai, 29/05/2023 - 08:52

Trong bối cảnh phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn được xác định là kim chỉ nam của nền kinh tế, tháng 3/2021, khi đại dịch Covid-19 vẫn còn đang hoành hành, dưới sự chấp thuận của Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và môi trường, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam chính thức ra đời.

Các đại biểu tham gia lễ kỷ niệm 2 năm thành lập Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam duy trì đà tăng trưởng suốt hàng chục năm qua đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành sản xuất, kinh doanh, tạo ra hàng triệu việc làm, góp phần ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống của người dân theo hướng hiện đại, văn minh.

Nói về những thành tựu đạt được của nền kinh tế, ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam, cũng không quên chỉ ra những mặt trái của sự tăng trưởng nhanh và liên tục. Đó là lượng chất thải gia tăng nhanh chóng về cả khối lượng lẫn tính phức tạp, kéo theo sức ép lớn tới môi trường và xã hội.

Ước tính, mỗi ngày cả nước phát sinh hơn 64 nghìn tấn chất thải rắn sinh hoạt và con số này không ngừng tăng qua các năm. Để xử lý lượng rác thải này, cả nước đã có hơn 1,3 nghìn cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt, bao gồm các lò đốt rác, dây chuyền chế biến phân compost và bãi chôn lấp.

Ông Việt Anh chỉ ra một thực trạng đáng buồn, theo một thống kê gần đây, khoảng 85% lượng chất thải rắn đang được xử lý bằng cách chôn lấp. Điều này vừa khiến rác thải có nguy cơ tiếp tục gây ra ô nhiễm hệ sinh thái đất, nước và không khí, vừa phí phạm một lượng lớn tài nguyên, bởi rất nhiều rác thải có thể được xử lý thành phế liệu có giá trị kinh tế cao nếu được đưa vào tái chế, tái sản xuất.

Thực tế, song song với sự gia tăng nhanh chóng của rác thải, ngành công nghiệp tái chế cũng đã xuất hiện và không ngừng mở rộng quy mô. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đa phần nhỏ lẻ, tự phát, ít có sự phát triển về quy trình và công nghệ, lại gặp thách thức lớn đến từ hệ thống thu gom, phân loại và xử lý chất thải còn nhiều vướng mắc.

Quy tụ nhà tái chế hướng đến kinh tế tuần hoàn
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ TNMT Phan Tuấn Hùng bắt tay Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam Trần Việt Anh.

Không chấp nhận ô nhiễm như một mặt trái mang tính tất yếu của phát triển kinh tế, thời gian vừa qua, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững. Cuối năm 2020, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) chính thức được phê duyệt, đưa ra cách tiếp cận mới dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn cùng công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), mở ra nhiều cơ hội mới, hướng đi mới cho ngành tái chế.

Sau đó 1 năm, tại hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt Việt Nam cam kết với thế giới về việc đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Cam kết ấy như một lời khẳng định mạnh mẽ, lời hiệu triệu toàn thể cộng đồng cùng hướng tới mục tiêu chung cắt giảm phát thải, xanh hóa nền kinh tế.

Trong bối cảnh phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn được xác định là kim chỉ nam của nền kinh tế, tháng 3/2021, khi đại dịch Covid-19 vẫn còn đang hoành hành, dưới sự chấp thuận của Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và môi trường, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam chính thức ra đời.

Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam là nơi tình yêu quê hương đất nước được thể hiện bằng ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường

Ông Trần Việt Anh

Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam

Ông Việt Anh cho biết, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam là tổ chức tập hợp những chuyên gia, doanh nghiệp và cả những văn nghệ sĩ, người dân có mối quan tâm chung đến môi trường cũng như tái chế chất thải, là nơi “tình yêu quê hương đất nước được thể hiện bằng ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường”.

Sau hơn 2 năm hoạt động, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam, đúng với tên gọi và sứ mệnh, đã tích cực phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và môi trường cùng các bộ, ngành, tổ chức trong nước cũng như quốc tế để kết nối, trung gian nhằm liên kết các chuỗi cung ứng tái chế. Hiệp hội tập trung chuyên sâu vào giải pháp nghiên cứu, pháp triển, chuyển giao công nghệ theo hướng giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, đồng thời tích cực hợp tác quốc tế, nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy hoạt động đầu tư phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế chất thải rắn.

Nói về Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam, ông Đinh Hồng Kỳ, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), nhận định, tuy còn non trẻ nhưng đây là một hiệp hội rất có tiềm năng bởi đang quy tụ được các doanh nghiệp đồng lòng hướng đến một mục tiêu chung, một xu thế chung không chỉ của Việt Nam mà còn của toàn thể giới, đó là phát triển bền vững, thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Việc Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam thành lập và phát triển là tất yếu, với triển vọng vô cùng to lớn

Ông Đinh Hồng Kỳ

Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM

“Việc Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam thành lập và phát triển là tất yếu, với triển vọng vô cùng to lớn”, ông Kỳ khẳng định.

Về phía Bộ Tài nguyên và môi trường, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, cho biết, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam là một trong những thành viên của Hội đồng EPR quốc gia, với nhiệm vụ chính là tư vấn, hỗ trợ vận hành cơ chế EPR một cách hiệu quả, đem lại ý nghĩa thiết thực hướng đến kinh tế tuần hoàn.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đã đồng hành với Bộ Tài nguyên môi trường xây dựng chính sách về EPR cũng như các chính sách về môi trường, góp phần đưa các chính sách đi vào cuộc sống.

Ông Việt Anh cho biết, trong thời gian tới, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam sẽ trở thành một trong những tổ chức tiên phong bảo vệ môi trường, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên thông qua thúc đẩy tái chế, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

“Từ đó, chung tay góp phần giữ gìn những dòng sông, những con kênh xanh sạc, giữ gìn bầu không khí trong lành cho thành phố, góp phần bảo vệ, bồi đắp tương lai cho các thế hệ mai sau”, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam nhấn mạnh.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  14 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.