Kỳ vọng lợi nhuận công ty phân bón phục hồi trong nửa cuối năm

Dũng Phạm Thứ hai, 07/08/2023 - 15:07

Những diễn biến đảo chiều mới đây trên thị trường phân ure thế giới có thể mang tới bức tranh kết quả kinh doanh “sáng sủa” hơn đối với các doanh nghiệp trong ngành trong thời gian tới.

Sau khi đạt đỉnh về kết quả kinh doanh trong giai đoạn nửa đầu năm 2022, xu hướng quay đầu giảm mạnh hơn 70% của giá ure cùng sản lượng xuất khẩu sụt giảm hơn 60% đã ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của ngành phân bón.

Cụ thể, trong quý II/2023, công ty đầu ngành phân bón là Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau) ghi nhận tổng doanh thu gần 3.460 tỷ đồng, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Cùng với mức chi phí tăng cao, lợi nhuận gộp của Đạm Cà Mau cũng giảm mạnh 72% từ hơn 1.340 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn hơn 370 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp cũng giảm mạnh từ 33% xuống chỉ còn 11%. 

Một doanh nghiệp đầu ngành phân bón khác là Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh suy giảm. Theo đó, doanh thu quý II/2023 vẫn ghi nhận sự sụt giảm hơn 26% so với cùng kỳ.

Biên lợi nhuận gộp của Đạm Phú Mỹ từ quanh mức 40% trong giai đoạn cao điểm đầu 2022 cũng đã giảm mạnh về chỉ còn hơn 10% trong quý II này, cùng với đó lợi nhuận gộp giảm 80% về mức gần 390 tỷ đồng từ với mức 1.930 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, các doanh nghiệp khác trong ngành như Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (DHB), Công ty Cổ phần DAP – VINACHEM (DDV) đều ghi nhận số liệu kinh doanh yếu kém so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do giá ure giảm. Trong đó, lãi sau thuế của DDV “bốc hơi” đến 99,5% trong khi DHB thậm chí còn lỗ nặng 350 tỷ đồng so với mức lãi 477 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, những diễn biến đảo chiều mới đây nhất trên thị trường phân ure thế giới cũng như giá khí thiên nhiên, than đá (nguyên liệu đầu vào chính của các nhà máy Đạm) có thể mang tới bức tranh kết quả kinh doanh “sáng sủa” hơn nhiều đối với các doanh nghiệp trong ngành.

Theo đó, từ số liệu cập nhật mới nhất, giá phân ure trên thị trường đã quay đầu tăng lên trên 465 USD/tấn từ mức đáy quanh 290 USD/tấn trong tháng 6, tương ứng với mức phục hồi hơn 60% về giá trị, và hướng tới mốc 500 USD/tấn theo dự báo của nhiều chuyên gia.

Bên cạnh những tín hiệu tích cực từ giá sản phẩm đầu ra, sự sụt giảm mạnh khoảng 75% từ mức đỉnh của giá khí thiên nhiên về quanh mức 2,6 USD/triệu BTU góp phần giúp ổn định nguồn cung và chi phí sản xuất cho các nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau.

Cùng với đó, giá than giảm liên tục từ đầu năm đến nay và dự báo mức giá trung bình cả năm thấp hơn nhiều so với năm 2022 được kỳ vọng sẽ là biến số quan trọng giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp của các nhà máy Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình…

Dự báo trong thời gian tới, nhu cầu về phân ure sẽ tiếp tục tăng ở cả thị trường trong nước và thế giới. 

Mới đây, theo hãng nghiên cứu thị trường Argus và Fertecon, sản lượng ure của Trung Quốc đã giảm xuống trong nửa cuối tháng 6/2023 do các nhà máy phân bón tại nước này chỉ vận hành ở mức khoảng 80% công suất, cho thấy nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt ở thị trường Trung Quốc.

Thêm nữa, tính đến cuối tháng 6/2023, lượng tồn kho ure của các nhà máy tại Trung Quốc chỉ còn đạt 325.900 tấn, giảm 75% so với thời điểm đầu tháng do sản lượng giảm và nhu cầu sử dụng tăng mạnh hơn dự kiến cho vụ canh tác hè này.

Ngoài ra, nguồn cung ure từ chính thị trường Đông Nam Á được dự báo sẽ tiếp tục suy yếu trong thời gian tới, trong bối cảnh 3 nhà máy sản xuất lớn tại Malaysia, Brunei và Indonesia tiếp tục phải tạm ngưng hoạt động để bảo dưỡng kéo dài từ tháng 4 đến nay. Đồng thời, Indonesia cũng áp dụng hạn chế xuất khẩu phân bón để đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, một nhà sản xuất phân bón lớn khác là Nga đã áp đặt hạn ngạch xuất khẩu phân bón mới từ ngày 1/6/2023 đến ngày 30/11/2023. Điều này sẽ giúp nguồn cung được kiểm soát chặt chẽ hơn, qua đó củng cố đà phục hồi của giá phân bón.

Theo nhận định của các công ty nghiên cứu thị trường, giá ure trong những tuần tới đây tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn từ nhiều thị trường mua chính trong bối cảnh có sự thắt chặt nguồn cung chủ động. Giá ure có thể tiếp tục theo xu hướng sớm chinh phục mốc 500 USD/tấn ở một số thị trường chính trong giai đoạn cuối năm.

Tại thị trường trong nước, giá các loại phân bón được kỳ vọng sẽ phục hồi nhẹ trở lại từ cuối quý III đến đầu quý IV/2023 khi thị trường bước vào cao điểm tiêu thụ, đặc biệt là vụ Đông và Chiêm Xuân tại phía Bắc.

Đáng chú ý, thuế xuất khẩu phân bón NPK giảm xuống mức 0% từ ngày 15/7 sẽ kích thích các doanh nghiệp xuất khẩu. Đặc biệt, với khả năng tự chủ nguồn phân ure đầu vào và năng lực tự sản xuất, mảng NPK là điểm sáng cho hoạt động kinh doanh của Đạm Cà Mau (đang chiếm 35% thị phần phân NPK tại Campuchia) và Đạm Phú Mỹ trong thời gian tới.

Doanh nghiệp phân bón qua thời đỉnh cao

Doanh nghiệp phân bón qua thời đỉnh cao

Doanh nghiệp -  2 năm
Sau một năm 2022 rực rỡ, các doanh nghiệp phân đạm lớn đều đặt kết quả kinh doanh đi lùi trong năm 2023, với mục tiêu lợi nhuận chỉ bằng 1/3 so với giai đoạn trước.
Doanh nghiệp phân bón qua thời đỉnh cao

Doanh nghiệp phân bón qua thời đỉnh cao

Doanh nghiệp -  2 năm
Sau một năm 2022 rực rỡ, các doanh nghiệp phân đạm lớn đều đặt kết quả kinh doanh đi lùi trong năm 2023, với mục tiêu lợi nhuận chỉ bằng 1/3 so với giai đoạn trước.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  5 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Doanh nghiệp -  1 ngày

Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.

Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee

Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee

Doanh nghiệp -  1 ngày

Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?

Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?

Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?

Doanh nghiệp -  2 ngày

Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

Doanh nghiệp -  2 ngày

GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản -  4 giờ

Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  4 giờ

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  5 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  6 giờ

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Leader talk -  6 giờ

Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Bất động sản -  6 giờ

InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Ống kính -  6 giờ

Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.