Leader talk
Lạc quan thận trọng với tăng trưởng kinh tế 2024
Chuyên gia tài chính, ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, những khó khăn, thách thức đối với kinh tế Việt Nam từ năm cũ chưa thể chấm dứt ngay trong năm nay.

Khó khăn vẫn tiếp diễn
Với kết quả đã đạt được của kinh tế Việt Nam 2023, ông đánh giá như thế nào về triển vọng tăng trưởng trong năm nay?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Kinh tế Việt Nam đã và đang trải qua một giai đoạn rất trì trệ. Theo mục tiêu đã đề ra của Chính phủ, năm 2023, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt từ 6 - 6,5%. Tuy nhiên, trên thực tế, mục tiêu này đã không đạt được.
Nền kinh tế đang trong thời điểm đầy khó khăn, thách thức. Không chỉ kinh tế vĩ mô suy giảm mà cả thị trường chứng khoán, bất động sản, các ngành sản xuất, kinh doanh cũng đều rất ảm đạm.
Lãi suất tiền gửi đã giảm nhưng hoạt động cho vay vẫn tiếp tục trầm lắng.
Bước sang năm 2024, những khó khăn của nền kinh tế sẽ tiếp tục kéo dài. Bên cạnh những vấn đề nội tại của nền kinh tế, tình trạng bất ổn kinh tế toàn cầu sẽ vẫn có khả năng tiếp diễn và ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam.
Chính vì vậy, chúng ta nên “lạc quan trong thận trọng”. Có lẽ phải đến nửa cuối năm, những tín hiệu hồi phục mới thực sự rõ nét hơn.
Vậy theo ông, mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% trong năm nay liệu có thể đạt được?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Mặc dù khó khăn rất lớn và không thể phủ nhận, song mục tiêu tăng trưởng của năm nay vẫn là khả thi với nhiều triển vọng sáng hơn của kinh tế trong nước và thế giới.
Tại trong nước, các vấn đề nền tảng của kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát, xuất nhập khẩu, đầu tư trong nước và nước ngoài nhiều khả năng sẽ tốt hơn so với năm trước.
Bên cạnh đó, các thị trường lớn của nền kinh tế như chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, du lịch cũng được kỳ vọng sẽ dần hồi phục và nhích dần lên. Nhờ đó, các ngành nghề khác sẽ được tạo động lực cùng phát triển.
Đối với ngành sản xuất, xuất nhập khẩu, trong năm 2023, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm mạnh. Mặc dù nền kinh tế có ghi nhận xuất siêu nhưng là xuất siêu giả tạo do tỷ lệ giảm của xuất khẩu ít hơn nhập khẩu.
Sang năm 2024, xuất nhập khẩu sẽ tăng trưởng tốt hơn nhờ sự phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều khả năng, chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ đổi chiều, từ thắt chặt sang nới lỏng. Lãi suất sẽ giảm xuống mức thấp hơn, từ đó thúc đẩy tiêu dùng nhiều hơn thông qua việc nhập khẩu hàng hoá từ các nước, trong đó có Việt Nam.
Mặt khác, tình hình xung đột chính trị, quân sự của nhiều quốc gia trên thế giới cũng có khả năng sẽ được giải quyết trong năm nay. Đây chính là yếu tố thuận lợi tạo triển vọng tốt hơn cho kinh tế thế giới và thị trường xuất nhập khẩu hồi phục.
Cần chớp thời cơ để vươn lên
Vấn đề là nội tại của nền kinh tế trong nước đang đối diện nhiều khó khăn, sức khỏe các doanh nghiệp sản xuất rất yếu sau đại dịch và suy giảm kinh tế, liệu chúng ta có thể kịp thời nắm bắt cơ hội vươn lên khi thế giới hồi phục?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Khi nói đến triển vọng kinh tế tốt hơn, tôi đang đặt các giả thiết đó gắn với năng lực sản xuất trong nước phải theo kịp nhu cầu của thế giới. Trái lại, nếu năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng tiếp nối từ những khó khăn của năm 2023, chắc chắn, chúng ta sẽ không thể nắm bắt được những thời cơ mới để hồi phục.
Điều này không phải không có cơ sở khi các doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế đang rơi vào bối cảnh hết sức khó khăn, số doanh nghiệp đóng cửa tăng mạnh.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý III/2023 cũng cho thấy, chỉ 1/3 số doanh nghiệp đánh giá xu hướng kinh doanh sẽ tốt hơn trong thời gian tới.
Trong khi đó, vấn đề đặt ra là nếu thị trường thế giới hồi phục nhưng doanh nghiệp trong nước không nắm bắt được cơ hội để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, sẽ là điều rất đáng tiếc.
Chính vì vậy, điều quan trọng nhất lúc này là Việt Nam phải củng cố vững chắc nội lực của nền kinh tế trong nước, vực dậy sức khoẻ của các doanh nghiệp để sẵn sàng cho một chu kỳ phát triển mới.
Theo ông vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là gì?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vấn đề đầu tiên là phải nâng cao năng lực và sức sản xuất của các doanh nghiệp.
Trong năm 2023, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp về thuế, phí, giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp vẫn rất hạn chế.
Phần lớn các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, do không có tài sản đảm bảo, tình hình tài chính suy yếu, doanh thu giảm. Nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện vay nhưng không muốn vay để mở rộng sản xuất kinh doanh do thị trường gặp khó, đầu ra của sản phẩm bị thu hẹp.
Từ phía các ngân hàng, khi rủi ro của nền kinh tế tăng cao, hoạt động cho vay của họ cũng chậm lại do lo sợ nợ xấu. Tất cả những yếu tố đó đã làm cho khả năng cho vay suy giảm, tăng trưởng tín dụng thấp, từ đó, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của các doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
Sau hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, sức sản xuất cả các doanh nghiệp vẫn chưa thể trở lại như thời điểm trước năm 2019.
Liệu có giải pháp nào để hỗ trợ các doanh nghiệp, thưa ông?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Có lẽ Chính phủ cần có cơ chế về quỹ bảo lãnh tín dụng. Hiện Việt Nam đã có Nghị định 34 năm 2018 về quỹ bảo lãnh tín dụng tại các địa phương để bảo lãnh các ngân hàng cho vay. Khi các doanh nghiệp vay ngân hàng không thể trả nợ thì quỹ sẽ đứng ra trả ngân hàng.
Tuy nhiên, ngân sách của quỹ bảo lãnh tín dụng của các địa phương rất èo uột. Cộng thêm đó là nhiều tiêu cực trong quá trình sử dụng khiến quỹ hoạt động không hiệu quả.
Thay vào đó, tôi đề xuất Chính phủ phải có quỹ bảo lãnh tín dụng trung ương lớn, lên tới hàng nghìn tỷ đồng, thậm chí là chục nghìn tỷ đồng. Quỹ này có hệ thống chân rết tại các tỉnh thành để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đang rất cần được tháo gỡ những điểm nghẽn về pháp lý, sự xung đột, chồng chéo giữa các luật, nghị định, thủ tục đầu tư kinh doanh phức tạp, kéo dài và về nguồn vốn để phát triển.
Làm được điều đó sẽ giúp khơi thông nguồn lực của cả xã hội, giúp các các doanh nghiệp phục hồi và đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung.
Xin cảm ơn ông!
Động lực tăng trưởng kinh tế 2024
Khai thông huyết mạch nền kinh tế số
Trong bối cảnh nền kinh tế diễn biến chậm lại, sức mua giảm, hành vi tiêu dùng ngày một dịch chuyển sang môi trường số, đâu sẽ là những giải pháp mà các Fintech có thể mang lại, nhằm thúc đẩy dòng chảy của tiền trên thị trường?
Động lực tăng trưởng kinh tế 2024
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên thỉnh giảng Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, những khó khăn, thách thức vẫn hiện hữu trong bức tranh chung của nền kinh tế, nhưng không còn là gam màu chủ đạo.
Ánh sáng cuối đường hầm cho tăng trưởng kinh tế
Ngôi sao hy vọng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 nằm ở đầu tư công, tăng trưởng xuất khẩu và khả năng phục hồi của thị trường bất động sản, du lịch.
3 yếu tố giúp kinh tế tăng trưởng tích cực trong 2024
Xuất khẩu tăng trưởng, mặt bằng lãi suất thấp hơn cùng với sự trở lại của nhu cầu tiêu dùng được dự báo là ba yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 khả quan hơn.
CEO SSI Digital: Cá lớn khó 'nuốt' cá bé ở thị trường tài sản số
So với chứng khoán, tài sản số dường như có nhiều "luật chơi" khác biệt, từ điều kiện vốn thành lập sàn giao dịch, tư duy quản lý cho tới vận hành.
Báo chí cách mạng Việt Nam: 'Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin'
Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao du lịch Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
Thuật quản trị của tổng giám đốc Viteccons Phan Huy Vĩnh
Dấn thân bằng bản lĩnh, phát triển trên nền tảng đạo đức nghề nghiệp đã giúp Viteccons khẳng định uy tín trong ngành xây dựng và không ngừng mở rộng các phân khúc mới.
Triết lý lãnh đạo đang định nghĩa lại nghệ thuật hiếu khách ở Nha Trang
Không chỉ điều hành một khu nghỉ dưỡng 5 sao, ông Kristian Petersen đang định hình lại nghệ thuật hiếu khách bằng triết lý lãnh đạo đầy nhân văn và bền vững.
Hiện đại hóa nền kinh tế cũng cần đến triết lý dân sinh
Khi cả nước đang bàn luận về việc áp dụng thuế hóa đơn điện tử thay thế thuế khoán, phía sau những con số và quy định là một câu hỏi triết học sâu sắc: làm thế nào để hiện đại hóa phục vụ cho dân sinh, chứ không phải dân sinh phục vụ cho hiện đại hóa?
Vải trứng Hưng Yên vào thực đơn Vietnam Airlines
Hãng hàng không quốc gia chính thức mang đến cho hành khách một trải nghiệm ẩm thực độc đáo với đặc sản vải trứng Hưng Yên trên nhiều chuyến bay nội địa và quốc tế.
AI không cướp ghế, nhưng thay đổi cách lãnh đạo cầm quyền
Trong kỷ nguyên số, nơi dữ liệu trở thành tài sản, AI không thay thế người lãnh đạo nhưng chắc chắn đang thay đổi cách vận hành và tư duy quản trị.
Thaco xây dựng khu công nghiệp cơ khí 75.000 tỷ đồng tại Bình Dương
Thaco chính thức được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp cơ khí 786ha tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng.
Quỹ K Coffee & Cherry trao tặng 200 triệu đồng cho các em nhỏ tại Bệnh viện Nhi đồng 1
Khoản hỗ trợ là một phần doanh thu trong chuỗi triển lãm tranh được tổ chức tại các cửa hàng của K Coffee.
CEO SSI Digital: Cá lớn khó 'nuốt' cá bé ở thị trường tài sản số
So với chứng khoán, tài sản số dường như có nhiều "luật chơi" khác biệt, từ điều kiện vốn thành lập sàn giao dịch, tư duy quản lý cho tới vận hành.
Báo chí cách mạng Việt Nam: 'Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin'
Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao du lịch Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
Hiện tượng mua sắm Vincom Red Sale khuấy đảo thị trường bán lẻ mùa hè 2025
Từ ngày 14/6 đến 14/7/2025, Vincom Red Sale 2025 - lễ hội mua sắm chính hãng lớn nhất mùa hè chính thức diễn ra trên 88 trung tâm thương mại Vincom trên toàn quốc với loạt ưu đãi giảm giá sâu lên đến hơn 70%, cơ hội trúng xe điện VinFast VF 3, hàng loạt voucher mua sắm giá trị cao và cơ hội tham gia các hoạt động trải nghiệm hấp dẫn.