Tiêu điểm
Lại chuyện ‘con gà, quả trứng’ trong công nghiệp hỗ trợ
Nếu như doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt cần đơn hàng để gia tăng năng lực thì các doanh nghiệp FDI lại muốn tìm đến những đơn vị đã có khả năng đáp ứng sản xuất.
Dù đóng góp thành công đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhiều năm qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được nhận định có mối liên kết kinh tế không mấy bền chặt với các doanh nghiệp trong nước.
Không nhiều doanh nghiệp nội địa chen chân được vào chuỗi cung ứng cũng như mức độ thu mua linh kiện, phụ tùng nội địa còn thấp.
Chia sẻ với TheLEADER bên lề Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ chế tạo và phụ tùng công nghiệp (VME 2019) và Triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 8, ông Vũ Trọng Tài, Tổng giám đốc công ty Reed Tradex Việt Nam cho hay, khi đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp FDI mong muốn mua được các linh kiện, phụ tùng trong nước để giảm lượng tồn kho cũng như giảm giá thành.
Tuy vậy, doanh nghiệp nội địa lại chưa có kế hoạch dài hạn, chưa mạnh dạn đầu tư khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này xuất phát từ khó khăn về vốn và về thị trường đầu ra khi doanh nghiệp chưa nhìn thấy tiềm năng.
Trong khi các doanh nghiệp nội mong muốn nhận đơn hàng để có cơ hội nâng cao năng lực thì các doanh nghiệp nước ngoài lại muốn sự chứng tỏ năng lực trước khi đặt hàng.
“Điều này giống như câu chuyện con gà và quả trứng”, ông Tài đánh giá.

Doanh nghiệp Việt được nhận định đang đứng trước cơ hội lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra.
Tuy nhiên, thách thức đến từ việc phải cạnh tranh với các nước trong khu vực giữa bối cảnh các nước này đã có nền công nghiệp tốt hơn, năng suất lao động tốt hơn và nhiều điều kiện khác cũng tốt hơn.
Lấy ví dụ Thái Lan, ông Tài cho biết quốc gia này có chính sách rất đồng bộ trong hỗ trợ doanh nghiệp, làm tốt vấn đề xúc tiến thương mại. Về cơ sở hạ tầng, chỉ riêng Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế Bangkok (BITEC) đã có diện tích lớn hơn vài lần trung tâm Việt Xô.
“Để đạt được giá thành cạnh tranh, cần tăng hàm lượng chất xám trong công nghệ sản xuất cũng như quản lý. Không thể chờ mãi vào nhân công giá rẻ vì thời đó qua rồi”, ông Tài nhấn mạnh.
Ông Tài cho rằng, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ không nhất thiết phải làm lớn mà còn nhiều ngách nhỏ nhưng rất hiệu quả. Việc đi nhỏ mà đi đúng hướng, tận dụng được thế mạnh về công nghệ, con người, thị trường thì sẽ phát triển thị trường tốt hơn.
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (World Bank), nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị cao lại có hàm lượng nhập khẩu cao và giá trị gia tăng trong nước thấp.
Chất lượng của các nhà cung cấp địa phương của Việt Nam trong Chỉ số cạnh tranh toàn cầu xếp thứ 109/138 nền kinh tế, đứng sau rất xa Philippines (74), Thái Lan (77) và Malaysia (22).
Phát biểu tại Hội nghị các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Việt Nam chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò dẫn dắt, nhiều ngành công nghiệp ưu tiên phát triển không đạt mục tiêu đề ra. Do đó, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, tỷ lệ nội địa hóa các ngành công nghiệp còn ở mức thấp.
Theo Thủ tướng, nguyên nhân được xác định là thiếu chính sách đủ mạnh để tăng cường năng lực doanh nghiệp công nghiệp tư nhân, chưa tạo lập được môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi, minh bạch, ổn định, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.
Nhân lực chất lượng cao cũng là một hạn chế, xuất phát từ thực trạng nội dung đào tạo tại các trường kỹ thuật lạc hậu, không gắn với thực tiễn sản xuất, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Làm sao để công nghiệp phụ trợ không còn là ‘phụ’?
Thép Nhật Quang bật mí bí quyết trở thành nhà cung ứng của Honda, Canon và GE
Theo phó tổng giám đốc công ty TNHH Thép Nhật Quang, chất lượng sản phẩm không phải là rào cản của doanh nghiệp Việt trên con đường trở thành nhà cung ứng của các doanh nghiệp đa quốc gia.
Làm sao để đưa nông sản Việt vào chuỗi cung ứng lớn?
Mặc dù Việt Nam là quốc gia có nhiều sản phẩm nông sản tiêu biểu, nhưng trong nhiều năm qua, thị trường tiêu thụ luôn là một rào cản lớn với nông sản Việt Nam. Do vậy tìm và mở rộng tiêu thụ nông sản đang là bài toán không chỉ người nông dân, doanh nghiệp mà cả Chính phủ cũng rất quan tâm tìm lời giải.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.
Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'
Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.
Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.