Bất động sản
Làn sóng đầu tư mới vào 'thủ đô resort'
Bình Thuận đang chuyển mình tỉnh giấc sau một giấc ngủ dài để đón nhận làn sóng đầu tư mới vào bất động sản nghỉ dưỡng.
Một buổi sáng cuối xuân năm 1988, ông Carhonlow người Na Uy đến Mũi Né đặt vấn đề liên doanh với Công ty Du lịch Thuận Hải để phát triển một dự án khu nghỉ dưỡng. Lúc đó, Mũi Né vẫn là một làng chài hoang sơ.
Vì Luật Đầu tư nước ngoài mới ban hành được một năm nên sự quan tâm của một nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam được cho là hiện tượng lạ. Càng đặc biệt hơn khi ông Carhonlow tiết lộ rằng, trước năm 1975 ông từng ở trong một đơn vị lính Mỹ tại Mũi Né, nhờ đó ông mới biết được Mũi Né rất đẹp và muốn đầu tư tại đây.
Mặc dù kế hoạch đầu tư của ông Carhonlow sau đó không thành hiện thực do khó khăn về vốn nhưng đã ít nhiều cho thấy sức hút của Mũi Né đối với khách du lịch nước ngoài.
Cũng chính tại dải bờ biển mà ông Carhonlow chọn làm khu du lịch, năm năm sau đã ra đời khu nghỉ dưỡng Hải Dương Resort, sau đổi tên thành Coco Beach Resort, một liên doanh giữa ông Daniel Arnaud và Công ty Du lịch Bình Thuận. Ban đầu, khu nghỉ dưỡng có 12 bungalow (nhà một tầng) trên khu đất 6.000m2, tổng vốn đầu tư là 188.000 USD, và một năm sau đó mở rộng lên 1,2ha với 34 bungalow và biệt thự riêng biệt.
Coco Beach chính là khu du lịch đầu tiên ở Mũi Né và cũng là khu nghỉ dưỡng biển đầu tiên ở Việt Nam. Do được điều hành bởi cặp vợ chồng người Pháp và Đức nên khách của khu du lịch này chủ yếu đến từ hai quốc gia này và thường lưu trú dài ngày. Công suất khai thác phòng luôn ở mức trên 90%.
Danh tiếng của khu nghỉ dưỡng đã thu hút sự chú ý lớn đối với giới kinh doanh cũng như du khách và đặc biệt, sau sự kiện nhật thực toàn phần ngày năm 1995, Mũi Né trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước. Cũng từ đó, hàng chục khu nghỉ dưỡng được xây dựng ở đây như Victoria, Blue Ocean, Seahorse, Saigon Mui Ne.
Ở thập niên 90 của thế kỷ trước, Furama và Ana Mandara là khu nghỉ dưỡng biển duy nhất ở Đà Nẵng và Nha Trang. Với số lượng khu nghỉ dưỡng áp đảo, Bình Thuận vì thế được ví như "thủ đô resort" của Việt Nam.
Quá khứ huy hoàng là vậy, song trong 10 năm trở lại đây, đầu tư vào du lịch Bình Thuận gần như "chìm trong giấc ngủ say", trong khi các địa phương khác như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc bứt phá mạnh mẽ.
Phải đến cuối năm 2018 trở lại đây, Bình Thuận mới chuyển mình thức giấc và đón nhận làn sóng đầu tư mới.
Đại gia địa ốc nhập cuộc
Nếu như vài năm trước bất động sản Bình Thuận là cuộc chơi độc diễn của 'ông trùm' địa phương - Tập đoàn Rạng Đông với tổ hợp khách sạn, biệt thự, căn hộ Sealinks City, thì từ cuối năm ngoái, cơ sở hạ tầng giao thông đến Bình Thuận có tín hiệu cải thiện đã thổi luồng gió mới vào thị trường bất động sản du lịch, thu hút nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn nhỏ.
Dẫn đầu làn sóng đầu tư mới phải kể đến Tập đoàn Novaland. Cuối năm ngoái, Novaland đã giới thiệu dự án bất động sản nghỉ dưỡng đầu tay là NovaHills Mũi Né với hơn 600 biệt thự cao cấp. Mới đây, tập đoàn tiếp tục ra mắt dự án đại đô thị du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí và thể dục thể thao NovaWorld Phan Thiết với quy mô lên đến gần 1.000ha.
Điểm nhấn của NovaWorld Phan Thiết sân golf 36 lỗ tiêu chuẩn quốc tế, công viên bãi biển 16ha, quảng trường sân khấu ngoài trời, khu đô thị theo chủ đề làng thế giới, con đường di sản hội tụ tinh hoa ẩm thực và cụm khách sạn 3 - 5 sao.
Tiếp theo Bắc Ninh và Phú Yên, Apec Group cũng chọn Bình Thuận là điểm đến tiếp theo đầu tư dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né với gần 3.000 căn hộ nghỉ dưỡng được vận hành theo tiêu chuẩn 5 sao quốc tế của Wyndham Hotel Group, một trong những tập đoàn khách sạn hàng đầu tại Mỹ.
Công ty Lộc Tú và VNGroup cũng đã tung ra thị trường dự án Goldsand Hill Villas có quy mô 9ha mặt biển Mũi Né - Phan Thiết. Khi hoàn thành, dự án này sẽ cung ứng ra thị trường gần 300 căn biệt thự hướng biển cùng hàng loạt các tiện ích nội khu như bể bơi, siêu thị, phố đi bộ .
Trong một năm qua, Bịnh Thuận đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư mới, trong đó có TTC, FLC, Long Giang Land, Việt Úc Group, DRH Holdings, Hưng Lộc Phát và TMS. Trong đó, Hưng Lộc Phát đã mua lại một dự án 31,5ha ở Mũi Né của Việt Úc để phát triển dự án Mũi Né Summerland, trong khi Việt Úc vẫn đang đầu tư dự án Aloha Beach Resort ở huyện Hàm Thuận Nam.
Đây chính là thời điểm hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, cơ hội vô cùng thuận lợi để đầu tư vào bất động sản du lịch Bình Thuận.
- Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Tổng giám đốc Apec Group
Nhiều chuyên gia cho rằng làn sóng đầu tư mới vào bất động sản du lịch Bình Thuận được kích hoạt bởi những dự án hạ tầng giao thông lớn.
Theo đó, để biến Bình Thuận thành điểm đến hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương đến năm 2025 như quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né đã được Thủ tướng phê duyệt, Chính phủ sẽ đầu tư 25.000 tỷ đồng cho sân bay và tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.
Trước mắt, Thủ tướng đã đồng ý điều chỉnh tăng gấp đôi quy mô vốn đầu tư cho sân bay Phan Thiết lên hơn 10.000 tỷ đồng và biến sân bay này thành một trong ba sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng.
Nếu có sân bay, khách du lịch phía Bắc đến với Phan Thiết chỉ mất một tiếng rưỡi thay vì phải bay hai giờ từ Hà Nội vào TP.HCM, rồi mất thêm năm tiếng đi ô tô xuống Phan Thiết.
Dự án tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết cũng đang được xúc tiến với tổng mức đầu tư 14.359 tỷ đồng.
Nói như ông Nguyễn Quang Huy, Phó Tổng giám đốc Apec Group, "đây chính là thời điểm hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, cơ hội vô cùng thuận lợi để đầu tư vào bất động sản du lịch Bình Thuận."
Theo ông Huy, nếu thiếu một trong ba yếu tố này thì du lịch Bình Thuận không thể phát triển bứt phá. Đó chính là nguyên nhân lý giải tại sao cách đây hơn 20 năm du lịch nơi đây đã được rất nhiều du khách quốc tế và trong nước biết đến nhưng không thể phát triển mạnh mẽ như các địa phương khác như Nha Trang, Đà Nẵng hay Phú Quốc thời gian gần đây.
Lãnh đạo Apec Group cho rằng ,mặc dù Mũi Né trở thành tâm điểm du lịch kể từ khi có hiện tượng nhật thực năm 1995 nhưng ở thời điểm đó, Bình Thuận chưa có quy hoạch phát triển du lịch đồng bộ, các dự án chủ yếu nhỏ lẻ, tự phát, không có các tổ hợp nghỉ dưỡng kết hợp dịch vụ giải trí đủ lớn với các tiện ích hiện đại, đẳng cấp để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Những khu nghỉ dưỡng nhỏ khi đó đơn thuần chỉ phục vụ một số lượng khiếm tốn du khách đến nghỉ dưỡng. Sự phát triển như vậy tất yếu sẽ chỉ duy trì được trong một thời gian ngắn, sau đó sẽ tự lắng xuống khi các điểm du lịch khác bứt phá lên.
Bên cạnh đó, giai đoạn trước, nhiều dự án tại đây chậm triển khai, dừng hoạt động do khó khăn trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng, dự án du lịch chồng lấn với quy hoạch titan và một số doanh nghiệp yếu năng lực tài chính.
Ông Huy chỉ ra điểm nghẽn lớn nhất đối với du lịch Bình Thuận suốt một thời gian dài là đi lại khó khăn vì không có sân bay, trong khi di chuyển bằng đường bộ chậm và xa. Trong khi đó, Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc lần lượt mở rộng sân bay. Vì thế, khi sân bay và đường cao tốc được xây dựng, du lịch Bình Thuận được kỳ vọng sẽ bứt phá.
Sự phát triển của hạ tầng giao thông cũng là lý do khiến Novaland mạnh tay đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng tại địa phương này. Theo ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cấp cao Tập đoàn Novaland, Phan Thiết và Bà Rịa Vũng Tàu là hai địa phương được tập đoàn này đầu tư nhiều nhất về bất động sản du lịch.
Ông Phiên cho rằng, Phan Thiết sẽ là thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trọng điểm trong thời gian tới khi địa phương này tiếp cận được cả năm loại hình giao thông gồm sân bay, đường cao tốc, đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.
Mặt khác, Phan Thiết còn nằm trong tam giác vàng phát triển du lịch là TP. HCM – Phan Thiết – Đà Lạt. Từ năm 2007, mối liên kết giữa các điểm du lịch này đã hình thành, lượng khách du lịch tuần hoàn di chuyển giữa ba khu vực này rất lớn và được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Còn nhiều dư địa phát triển
Đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch tại Bình Thuận, đại diện Apec Group cho rằng, thị trường còn dư địa tăng trưởng rất lớn.
Theo ông Huy, khác với các điểm du lịch khác như Nha Trang, Đà Nẵng vốn đã phát triển mạnh trong thời gian vừa qua, Bình Thuận mang trong mình một vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt. Không chỉ có biển xanh cát trắng, nắng vàng - điều mà bất cứ điểm đến du lịch biển nào cũng có, mà Bình Thuận còn sở hữu những nét đẹp tự nhiên, văn hoá giàu tính trải nghiệm.
Ông Huy cho rằng, du lịch trải nghiệm là xu hướng du lịch trong thời gian tới. Đến Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, khách du lịch không chỉ được tắm biển mà còn được trải nghiệm, hoà mình vào văn hoá bản Chăm bản địa và hàng loạt những điểm đến hấp dẫn như đảo Phú Quý, hải đăng Kê Gà, cánh đồng thanh long, đồi cát bay. Các trải nghiệm mới mẻ này giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách ít nhất trong một tuần, điều mà ít địa phương có được.
Bên cạnh đó, thay vì đi du lịch tại những địa điểm đã quá nổi tiếng, quen thuộc, nhiều khách du lịch hiện nay đang ưu tiên lựa chọn những địa danh mới nổi còn hoang sơ với những khu nghỉ dưỡng hạng sang. Phan Thiết trong tương lai sẽ là một trong những điểm đến như vậy.
Cũng theo ông Huy, toàn bộ "thủ phủ resort" Mũi Né hiện chỉ có chưa đến 5.000 phòng lưu trú từ 3 - 5 sao, rất ít các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Trong khi đó, Nha Trang hiện có khoảng 19.000 phòng và Đà Nẵng 14.000 phòng. Doanh thu từ du lịch của Nha Trang năm 2018 là 22.000 tỷ đồng, Đà Nẵng là 24.000 tỷ đồng, trong khi Bình Thuận mới đạt 12.000 tỷ đồng.
Do đó, ông Huy nhìn nhận dư địa phát triển của Bình Thuận còn rất lớn và có khả năng hấp thụ thêm 10.000 phòng lưu trú trong thời gian tới.
"Phan Thiết sẽ trở thành tâm điểm du lịch trong từ 3 - 5 năm nữa khi hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như các dự án nghỉ dưỡng đi vào hoạt động," ông Huy nhấn mạnh.
Tiềm năng lớn nhưng theo vị lãnh đạo này, những khó khăn và thách thức khi đầu tư tại một điểm đến mới như Bình Thuận cũng không nhỏ. Mặc dù quỹ đất lớn là một lợi thế nhưng Bình Thuận vẫn là một điểm du lịch hoang sơ. Vì thế, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng nên được đầu tư theo hướng bảo vệ môi trường, phát triển du lịch xanh và bền vững.
Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư khác cũng lo ngại rằng, cơn sốt đất đang xảy ra trên diện rộng tại Bình Thuận khiến giá đất Phan Thiết tăng vọt trong thời gian ngắn sau khi xuất hiện của nhiều dự án lớn cùng thông tin về hạ tầng giao thông, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản du lịch.
Bên cạnh đó, tiến độ triển khai những dự án hạ tầng giao thông lớn như sân bay Phan Thiết và đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết cũng là vấn đề các nhà đầu tư cần lưu tâm. Những dự án này đã manh nha từ lâu và nếu tiếp tục chậm triển khai sẽ đặt ra không ít rủi ro cho các nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng tại Bình Thuận.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Mũi Né tái ‘nổi sóng’
Hưng Lộc Phát đầu tư tổ hợp giải trí ‘khủng’ ở Bình Thuận
Ông Nguyễn Văn Bình, Phó tổng giám đốc thường trực Công ty Cổ phần đầu tư Bất động sản Hưng Lộc Phát trao đổi về kế hoạch đầu tư Mũi Né Summerland Resort với số vốn dự kiến hơn 2.000 tỷ đồng.
Bình Thuận cần những dự án đủ 'chất' và 'lượng'
Trước nhận định “các sản phẩm du lịch còn khá đơn điệu”, tỉnh Bình Thuận đã và đang nỗ lực để đề ra các giải pháp, đặt mục tiêu cụ thể hơn để phát triển du lịch theo hướng bền vững, dài hạn.
Bình Thuận kết luận về việc triển khai dự án khu du lịch Lạc Việt
Đại diện chủ đầu tư khẳng định tuân thủ pháp luật trong việc triển khai dự án rộng 73ha tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Bình Thuận khởi công nhà máy điện mặt trời 1.000 tỷ đồng
Dự án Nhà máy điện mặt trời Sông Lũy 1 được Bộ Công thương phê duyệt có công suất 39 MW, tổng mức đầu tư 998 tỷ đồng.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.