Phát triển bền vững

Lãng phí hàng tỷ USD mỗi năm khi không tái chế rác thải nhựa

Hoài An Thứ năm, 30/09/2021 - 15:08

Quản lý nhựa đã qua sử dụng như một nguồn tài nguyên sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể, giúp nhân rộng nỗ lực tái chế cùng các nỗ lực khác nhằm thúc đẩy tuần hoàn nhựa, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững.

Theo nghiên cứu mới từ IFC – Ngân hàng Thế giới, trong số 3,9 triệu tấn các loại nhựa sử dụng phổ biến được thải ra hàng năm tại Việt Nam, chỉ có 33% được thu hồi và tái chế.

Tổ chức này ước tính rằng nền kinh tế đã lãng phí 75% giá trị vật liệu của nhựa, tương đương từ 2,2 – 2,9 tỷ USD mỗi năm.

Trên phạm vi toàn cầu, tới 50% rác thải nhựa đại dương xuất phát từ bao bì sử dụng một lần hoặc sử dụng ngắn hạn. Đại dịch Covid-19 đã khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn do lượng tiêu thụ khẩu trang, dung dịch sát khuẩn đóng chai nhựa, và bao bì đóng gói cho các đơn hàng trực tuyến gia tăng đột biến.

Ô nhiễm nhựa do rò rỉ từ môi trường ra môi trường biển ở mức đặc biệt nghiêm trọng đối với Việt Nam bởi đặc thù đường bờ biển dài. Để ứng phó với tình trạng này, Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 đặt mục tiêu giảm 75% lượng rác thải nhựa đại dương trong 10 năm tới. 

Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đánh giá tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng đã làm tăng đáng kể mức tiêu thụ các sản phẩm nhựa và bao bì, khiến các thị trường mới nổi trong khu vực, trong đó có Việt Nam, trở thành điểm nóng về ô nhiễm nhựa.

Trong khi đó, đầu tư vào hạ tầng quản lý rác thải vẫn chưa bắt kịp tốc độ xả thải.

Bà cho rằng khu vực nhà nước và tư nhân cần hợp tác để giải quyết vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội phức tạp này, đồng thời thúc đẩy các chính sách và tăng cường đầu tư để giúp tận dụng triệt để giá trị của vật liệu nhựa. 

Lãng phí hàng tỷ USD mỗi năm khi không tái chế rác thải nhựa
Khu vực tư nhân Việt Nam thời gian qua đã cho thấy sự tích cực tham gia vào quá trình tái chế nhựa.

Trên thực thế, thời gian qua, các bên liên quan ngày càng tích cực giải quyết vấn đề chất thải nhựa.

Đơn cử, sau Kế hoạch hành động quốc gia, Việt Nam cũng đã phê duyệt Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa vào cuối năm ngoái, cũng như thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.

Khu vực tư nhân cũng tích cực tham gia các sáng kiến, như sáng kiến Hợp tác công tư (PPC) Việt Nam, Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam). Một số thành viên của PRO Việt Nam như Coca Cola, La Vie, Pepsico đã sử dụng chai nhựa trong suốt thay thế cho chai nhựa màu, để chai nhựa có thể dễ dàng tái chế sau khi sử dụng.

Ngoài ra, năm 2020, Việt Nam đã chứng kiến chương trình tài trợ xanh đầu tiên trên quy mô lớn do VPBank, một ngân hàng trong nước thực hiện với khoản tín dụng trị giá 212,5 triệu USD do IFC cấp.

Chương trình này bao gồm tám nhóm tài sản xanh, trong đó có nhóm “sản phẩm, sản xuất, và công nghệ thân thiện với môi trường và/hoặc phù hợp với nền kinh tế tuần hoàn”.

Lợi ích kép từ tái chế nhựa

Nghiên cứu của Nhóm Ngân hàng Thế giới sử dụng phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị nhựa để xác định cách thức các loại nhựa phổ biến được sản xuất, sử dụng, và quản lý ở Việt Nam. Từ đó, khuyến khích tăng cường phân loại, thu gom, và tái chế rác thải để tận dụng hết giá trị của vật liệu nhựa.

Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc quốc gia IFC phụ trách Việt Nam, Campuchia, và Lào, nhận định một nền kinh tế tuần hoàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam để đạt được các mục tiêu tăng trưởng carbon thấp.

Tái chế nhựa không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, mà còn giúp giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm các nguồn nguyên vật liệu có giá trị.

Ông nhấn mạnh nâng cao lợi ích kinh tế của việc tái chế nhựa sẽ giúp huy động đầu tư nhiều hơn của khu vực tư nhân để giải quyết hiểm họa ô nhiễm nhựa, đồng thời hỗ trợ các ngành quan trọng như du lịch, vận tải biển và thủy sản vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Nhóm Ngân hàng Thế giới đề xuất các giải pháp ngắn và dài hạn để nâng cao nhu cầu trong nước đối với nhựa tái chế ,và mở rộng quy mô ngành công nghiệp tái chế nội địa bằng cách cải thiện môi trường thuận lợi cho đầu tư của khu vực tư nhân.

Cụ thể, nghiên cứu kiến nghị tăng cường năng lực quản lý rác thải, thiết lập “mục tiêu về hàm lượng tái chế” đối với các sản phẩm phổ biến đến tay người sử dụng. Cùng với đó, yêu cầu bắt buộc phải thực hiện các tiêu chuẩn “thiết kế để tái chế” đối với các sản phẩm nhựa, đặc biệt đối với bao bì.

Kiểm soát chất lượng tái chế nhựa

Kiểm soát chất lượng tái chế nhựa

Phát triển bền vững -  3 năm
Hoạt động tái chế có thể gây hại cho môi trường, làm tổn thương quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn nếu không kiểm soát được chất lượng.
Kiểm soát chất lượng tái chế nhựa

Kiểm soát chất lượng tái chế nhựa

Phát triển bền vững -  3 năm
Hoạt động tái chế có thể gây hại cho môi trường, làm tổn thương quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn nếu không kiểm soát được chất lượng.
Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  11 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  12 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  14 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  15 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  17 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  17 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".