Liệu vàng có dậy sóng như 2 lần tăng lãi suất của Fed trước đó
An Nhiên
Thứ năm, 27/09/2018 - 11:34
Ở 2 lần tăng lãi suất trước của Fed trong năm nay, giá vàng đều vọt lên trong ngắn hạn trước khi bị nhấn chìm.
Cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa kết thúc chiều qua theo giờ Mỹ, cùng với quyết định nâng lãi suất lần 3 trong năm nay. Fed vẫn giữ nguyên kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ khi đưa ra dự báo kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 3 năm tới. Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng vẫn lơ lửng gần ngưỡng tâm lý quan trọng 1.200 USD/ounce và đang có xu hướng đi lên.
Quyết định tăng lãi suất từ Fed nằm trong dự đoán của thị trường tài chính thế giới. Tuy nhiên, điều bất ngờ nằm ở chỗ Fed có khả năng cao sẽ tiếp tục nâng lãi suất lần 4 vào tháng 12 tới và thêm ít nhất 3 lần năm 2019 và một lần năm 2020.
Tuy nhiên, một bộ phận giới đầu tư vẫn đánh cược Fed có thể sẽ phải cân nhắc lại kế hoạch tiếp tục thắt chặt khi chính quyền Donald Trump đang tiếp tục đẩy cuộc chiến thương mại với Trung Quốc leo thang thêm các mức cao mới.
Chính quyền ông Donald Trump vừa áp thuế suất mới 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã hủy bỏ các cuộc đàm phán thương mại cấp trung với Mỹ, cũng như một chuyến thăm đề xuất của Phó Thủ tướng Liu He, dự kiến trong tuần này.
Trước đó, một số nhà phân tích đã dự báo rằng giá vàng có thể bị đẩy trở lại mức đáy gần đây 1.280 USD/ounce khi giọng điệu của Chủ tịch Fed vẫn tiếp tục ‘hung hăng’.
Tuy nhiên, ở 2 lần tăng lãi suất trước của Fed trong năm nay, giá vàng đều vọt lên trong ngắn hạn trước khi bị nhấn chìm.
Vào tháng 3, giá vàng đang ở trên mức 1.320 USD/ounce, sau cuộc họp của Fed, đã tăng tới hơn 30 USD trong 3 phiên liên tiếp sau đó. Đến phiên giao dịch thứ 4, giá vàng mới bắt đầu hạ nhiệt. Tại thời điểm đó, cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới ở giai đoạn 'khởi động' với việc Tổng thống Donald Trump ký bản ghi nhớ có thể áp dụng mức thuế cao lên 50 tỷ USD dành cho hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, cùng với đó nhận lời cảnh báo đáp trả bằng thuế lên 3 tỷ USD từ Bắc Kinh. Thêm nữa, giới đầu tư mới chỉ định giá việc tăng lãi suất cơ bản tại Mỹ tới 4 lần trong năm 2018 là 26%.
Đến lần nâng lãi suất thứ 2 tại Mỹ vào tháng 6, giá vàng khi đó đang mấp mé dưới ngưỡng tâm lý quan trọng 1.300 USD/ounce. Sau cuộc họp, giá vàng vọt lên gần mức 1.310 USD sau đó. Tuy nhiên, lại không trụ lâu, lao dốc liên tục trong 2 tuần tiếp theo và tiệm cận ngưỡng 1.250 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD đang trên đà tăng mạnh gần 94 điểm sau khi nhận sự hỗ trợ từ việc Mỹ và Triều tiên mới ký thỏa thuận về phi hạt nhân hóa. Thời điểm này, chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc đã leo thang lên một bước mới và đồng bạc xanh bắt đầu được hưởng lợi.
Mở đầu phiên giao dịch châu Á sáng nay, giá vàng giao ngay hiện ở mức 1.198,1 USD/oz, giảm 3 USD so với cùng thời điểm hôm qua.
Quy đổi sang đồng Việt Nam, giá vàng thế giới tương đương 34,1 triệu đồng/lượng (chưa tính phí vận chuyển và phí bảo hiểm), thấp hơn giá vàng SJC 2,2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước tính đến 10h sáng nay: SJC tăng 30.000 đồng/lượng so với sáng qua, niêm yết tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh ở mức 36,39 – 36,54 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tại khu vực Hà Nội, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 36,39 – 26,56 triệu đồng/lượng.
Nếu giọng điệu ‘hung hăng’ của Fed vẫn tiếp tục trong cuộc họp tuần tới, giá vàng sẽ bị đẩy trở lại mức đáy gần đây 1.800 USD/ounce. Tuy niên, với giọng điệu ôn hòa hơn của Fed, giá có thể vọt lên 1.220 USD/ounce.
Trong quá trình chuyển giao thế hệ, PNJ vẫn giữ được bộ gen của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra sự tươi mới với những cá tính mới và phương pháp làm việc mới.
Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.
Startup nông nghiệp tái tạo Husk dù mới về tay Mekong Capital chưa lâu, nhưng đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực và trở thành điểm sáng của năm 2024.