Lơ là quản trị tốt, nhiều doanh nghiệp lớn lao đao

Khánh An Thứ tư, 26/06/2019 - 13:36

Nhiều doanh nghiệp lớn đang đối mặt với những bất ổn tiềm ẩn trong nội bộ, khi lợi ích của các cổ đông không được hài hòa. Thực tế này đang phát đi cảnh báo đỏ về chất lượng quản trị trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Vinaconex đang đối mặt với những bất ổn tiềm tàng do mâu thuẫn giữa các cổ đông.

Quản trị doanh nghiệp tốt bị lơ là

Những tác động tiêu cực tới hoạt động của Trung Nguyên sau vụ ly hôn đình đám giữa vợ chồng Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ chưa thực sự lắng xuống, giới chuyên gia về quản trị doanh nghiệp tiếp tục chứng kiến những bất ổn tiềm tàng nổi lên do mâu thuẫn giữa các cổ đông của Vinaconex sau khi doanh nghiệp này thoái xong phần vốn nhà nước.

“Tôi cảm thấy tiếc, vì những mâu thuẫn nội bộ, cách ứng xử thiếu chuẩn mực của các cổ đông lớn đang làm yếu đi không ít doanh nghiệp vốn có tuổi đời và thương hiệu tốt. Nếu quản trị doanh nghiệp tốt được coi trọng, mâu thuẫn sẽ không xảy ra, hoặc có cách xử lý mà không ảnh hưởng lớn tới lợi ích chung của công ty, của các cổ đông”, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phân tích.

Thực tế, các cổ đông khi tham gia đầu tư vào một công ty có thể có mục tiêu, quan điểm khác nhau, từ đó dẫn đến sự kỳ vọng khác nhau về chiến lược phát triển của công ty hay khác biệt trong một quyết định đầu tư dự án cụ thể. Sự khác biệt này càng rõ giữa các cổ đông lớn, những cổ đông có đại diện trong HĐQT như trường hợp Vinaconex. Thậm chí, với trường hợp của Trung Nguyên, sự khác biệt nảy sinh giữa hai vợ chồng, cũng là hai cổ đông lớn, cùng tham gia điều hành.

Trên nguyên tắc của quản trị tốt, các bên liên quan, nhất là cổ đông khi thảo luận, quyết định các vấn đề liên quan đến công ty, sẽ phải hành xử vì lợi ích chung của công ty thay vì bảo vệ lợi ích của bên cổ đông cụ thể nào. Khi đó, các mâu thuẫn do sự khác biệt về mục tiêu, lợi ích sẽ được các bên cùng xử lý trên cơ sở lấy lợi ích chung làm nguyên tắc làm việc.

Nhìn lại một số trường hợp mâu thuẫn trong quản trị doanh nghiệp nổi lên thời gian qua, có thể thấy nguyên tắc này không được tuân thủ. Nhiều cổ đông lớn đã đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của công ty, của các cổ đông khác trong các quyết định liên quan đến chiến lược phát triển, trong các quyết định điều hành. Thậm chí, có nhóm cổ đông lớn tìm cách có càng nhiều “người của mình” tham gia vào HĐQT càng tốt, để có tiếng nói phục vụ lợi ích của mình.

Hệ quả, mâu thuẫn nội bộ bị đẩy cao, lợi ích của công ty và của đại đa số cổ đông bị tổn hại.

Đạo đức lãnh đạo chưa được coi trọng

Lý do ông Hiếu quan tâm tới quản trị doanh nghiệp vì đang nhận nhiệm vụ chắp bút cho Dự thảo sửa đổi Luật Doanh nghiệp. Trong lần sửa đổi này, Ban soạn thảo đặt mục tiêu nâng cấp quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam.

“Sau 20 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, quản trị tốt vẫn đang là thứ xa xỉ với số đông doanh nghiệp Việt thì thật đáng lo”, ông Hiếu thẳng thắn. Năm 2019, Việt Nam tiếp tục đứng ở thứ hạng thấp về Thẻ điểm quản trị ASEAN, với mức điểm 42/120, đứng dưới cả Indonesia, Philippines. Vấn đề đáng lo hơn là quản trị thực tế trong doanh nghiệp đang kém hơn các quy định, nghĩa là việc tuân thủ thực sự có vấn đề.

“Tôi ở trong ban đánh giá Thẻ điểm quản trị ASEAN. Nếu đánh giá trên cơ sở quy định pháp lý, mức điểm của Việt Nam ngang với Indonesia, Thái Lan. Nhưng thực tế thực thi lại bị thấp hơn. Có những nội dung mà điều luật không thể với tới được, mà quan trọng là sự lựa chọn của chính cổ đông trong doanh nghiệp”, ông Hiếu nói.

Thực tế, Luật Doanh nghiệp đã quy định khá nhiều nội dung để thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện quản trị tốt, chuẩn mực, theo thông lệ quốc tế. Ví dụ như, sự có mặt của thành viên HĐQT độc lập, tính liên tục, kế thừa của HĐQT... Nếu tuân thủ đúng khung khổ này, sự thay đổi của cổ đông, kể cả cổ đông lớn, sẽ không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chất lượng thực sự của các điều khoản này không phụ thuộc vào chất lượng của văn bản luật. Trong khá nhiều trường hợp, thành viên HĐQT độc lập có đủ tiêu chí như quy định, nhưng lại không thực sự độc lập về tư duy, về hành động, thậm chí lại thiên về lợi ích của một nhóm cổ đông. Việc bầu HĐQT mới cũng vậy, có doanh nghiệp khi thay đổi cổ đông lớn đã thay đổi toàn bộ thành viên HĐQT, không có sự kế thừa, dẫn đến gián đoạn, thiếu liền mạch trong điều hành.

Ở nhiều nước, ngoài quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải tuân thủ bộ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp. Đây là kênh bổ trợ quan trọng của quản trị doanh nghiệp, kiểm soát hành vi và đạo đức của các thành viên Ban quản trị, Ban giám đốc...

“Nhưng, ở Việt Nam, công cụ này cũng khá xa lạ” , ông Hiếu thừa nhận. Một phần nguyên nhân của tình trạng này là Việt Nam chưa có thị trường về thành viên HĐQT độc lập. Các hiệp hội nghề nghiệp chưa quan tâm đến việc xây dựng các tiêu chí về đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, các cổ đông cũng chưa để tâm đến yêu cầu này.

Thậm chí, Luật Doanh nghiệp đã quy định một quyền quan trọng để cổ đông bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, đó là người quản lý có thể bị khởi kiện nếu không thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty; không trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông... Nhưng, suốt 20 năm có Luật Doanh nghiệp, ông Hiếu mới biết có một vụ cổ đông kiện người quản lý doanh nghiệp vì thiếu cẩn trọng trong thực hiện nhiệm vụ và được tòa tuyên phải đến bù cho doanh nghiệp.

“Các quy định này cho phép cổ đông giám sát thành viên HĐQT, Ban giám đốc và cũng cho phép họ có phương án giải quyết văn minh nếu có mâu thuẫn, tránh gây thiệt hại trực tiếp đến doanh nghiệp. Đây cũng là lời tư vấn của tôi với các trường hợp có mâu thuẫn về lợi ích trong các cổ đông trong doanh nghiệp”, ông Hiếu nói.

Thắt chặt yêu cầu về quản trị doanh nghiệp
Trong Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi, quy định mới về chuẩn mực trong quản trị doanh nghiệp, trách nhiệm của HĐQT, thành viên HĐQT, Ban giám đốc... được thiết kế hướng yêu cầu khắt khe hơn. Cụ thể, sẽ có những tiêu chí mới để chống kiêm nhiệm, chống những người có liên quan tham gia vào điều hành công ty...
Các quy định này có thể sẽ làm khó cho các doanh nghiệp, khi phải nâng cao chuẩn mực trong quản trị, nhưng về lâu dài sẽ tạo thói quen tốt trong thực thi quyền, trách nhiệm và đạo đức trong quản trị của doanh nghiệp Việt Nam.

Hợp sức vì mục tiêu nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp

Hợp sức vì mục tiêu nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp

Tiêu điểm -  5 năm

Tài chính, nhân sự, bán hàng và tiếp thị là những mảng có tầm quan trọng đặc biệt quyết định năng lực quản trị và cạnh tranh của một doanh nghiệp. Các đơn vị của Hội VACD đang nỗ lực vì mục tiêu này.

Nhu cầu minh bạch nhìn từ trường hợp Vinaconex

Nhu cầu minh bạch nhìn từ trường hợp Vinaconex

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của Vinaconex hứa hẹn sẽ rất kịch tính khi mà mâu thuẫn trong nội bộ Vinaconex chưa thể dịu đi, bởi nhu cầu minh bạch vẫn chưa được đáp ứng.

Tòa án tạm dừng thực hiện nghị quyết Đại hội cổ đông Vinaconex

Tòa án tạm dừng thực hiện nghị quyết Đại hội cổ đông Vinaconex

Doanh nghiệp -  5 năm

Cổ phiếu VCG hôm nay giảm hết biên độ xuống 25.700 đồng/ cổ phần sau quyết định tạm dừng thực hiện nghị quyết Đại hội cổ đông công ty hôm 11/1.

Những tảng đá ngầm trong hoạt động của Hội đồng quản trị doanh nghiệp

Những tảng đá ngầm trong hoạt động của Hội đồng quản trị doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Mặc dù nhiều hội đồng quản trị sở hữu đầy đủ thành viên và các ban khác nhau, hiệu quả hoạt động vẫn không thể gia tăng vì những “tảng đá ngầm”.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".