Lộ trình tăng học phí góp phần lớn đẩy CPI tháng 9 tăng 0,59%
Vinh Anh
Thứ sáu, 29/09/2017 - 10:35
Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 9/2017 đã tăng 0,59% so với tháng trước.
Nguyên nhân tăng cao của chỉ số CPI tổng tháng 9 so với tháng 8 là sự tăng lên hàng loạt của 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ.
Nguyên nhân tăng cao của chỉ số CPI tổng tháng 9 so với tháng 8 là sự tăng lên hàng loạt của 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ.
Cụ thể, CPI của nhóm giáo dục tăng cao nhất với 5,00% (dịch vụ giáo dục tăng 5,74%) do trong tháng có 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện lộ trình tăng học phí.
Nhóm giao thông tăng 1,51% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 5/9/2017 và thời điểm 20/9/2017 làm chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 3,54% (tác động làm CPI tăng khoảng 0,14%); nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,69%.
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,25% (dịch vụ y tế tăng 0,31%) do trong tháng có 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,08%, trong đó lương thực tăng 0,14%; thực phẩm tăng 0,06% do giá thực phẩm tươi sống tăng cao; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,05%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,02%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,11%.
Riêng nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,08%; và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2017 tăng 3,79% so với bình quân cùng kỳ năm 2016; CPI tháng 9/2017 tăng 1,83% so với tháng 12/2016 và tăng 3,40% so với cùng kỳ năm 2016.
CPI 9 tháng năm 2017 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau: (i) Các địa phương điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế của Bộ Y tế và Bộ Tài chính; (ii) Một số địa phương thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định của Chính Phủ ngày 02/10/2015; (iii) Giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới như giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép tăng trở lại trong 9 tháng năm 2017 làm chỉ số giá xuất, nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI trong 9 tháng năm 2017, có một số yếu tố góp phần kiềm chế CPI: (i) Chỉ số giá nhóm thực phẩm giảm 2,32% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá thịt lợn liên tục giảm mạnh do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu thu mua thịt lợn xuất khẩu sang Trung Quốc giảm; (ii) Các cấp, các ngành tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đồng thời thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường, không để xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến trong dịp Tết nguyên đán.
Lạm phát cơ bản tháng 9/2017 tăng 0,08% so với tháng trước và tăng 1,32% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2017 tăng 1,45% so với bình quân cùng kỳ năm 2016.
Chiều ngày 28/9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã chủ trì phiên họp của Hội đồng, đánh giá các chỉ số kinh tế vĩ mô trong Quý III và 9 tháng đầu năm 2017.
Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 8/2017 đã tăng 0,92% so với tháng trước, là mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.