Sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Thêm ưu đãi cho công nghệ cao, R&D
Nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, tạo dư địa để họ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Chiều ngày 28/9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã chủ trì phiên họp của Hội đồng, đánh giá các chỉ số kinh tế vĩ mô trong Quý III và 9 tháng đầu năm 2017.
Cuộc họp của Hội đồng nhằm đưa ra các đánh giá, khuyến cáo tới Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô tại phiên họp thường kỳ tháng 9, dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 10/2017.
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng đánh giá chính sách tiền tệ và tài khoá được điều hành ổn định, phối hợp nhịp nhàng, góp phần đưa các chỉ số vĩ mô chuyển biến theo hướng tích cực.
Theo đó, chỉ tiêu lạm phát tiếp tục được kiểm soát dưới 4%. Lạm phát tháng 9 tăng 0,59% chủ yếu là do điều chỉnh liên tiếp giá xăng dầu. So với tháng 12/2016 thì lạm phát tăng 1,83%, so với cùng kỳ thì tăng 3,4% và lạm phát bình quân là 3,97% và có xu hướng giảm tiếp vào những tháng cuối năm 2017. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng là 1,45% và dự báo trong năm nay sẽ ở khoảng 1,5- 1,8%, dưới mức chỉ tiêu quốc hội giao.
Trong khi đó, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) lại tăng trưởng qua từng Quý. Số liệu được công bố tại cuộc họp cho biết Quý III/2017, GDP sẽ tăng 7,46% (trong đó Quý I là 5,15%, Quý II là 6,28%). Tăng trưởng GDP 9 tháng qua ở mức 6,41%. Tăng trưởng Quý III tăng mạnh là nhờ chỉ số tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp (13,2% so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó có đóng góp mạnh mẽ từ công nghiệp chế biến, chế tạo (12,77%) và tăng trưởng của xuất khẩu (19,5% so với cùng kỳ).
Huy động vốn cho nền kinh tế qua kênh trái phiếu Chính phủ trong 9 tháng qua đang ở mức 147.000 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch, đạt kết quả tốt do mặt bằng lãi suất ổn định. Đặc biệt kỳ hạn vay đã tăng thêm 3,2 năm so với cùng kỳ, góp phần giãn đỉnh nợ công từ các năm 2018- 2019 sang các năm 2021- 2022.
Vốn hoá thị trường chứng khoán tăng 38,7% tương ứng giá trị 60% GDP. Chỉ số VN-Index vượt 800 điểm sau gần 10 năm. Thị trường chứng khoán phái sinh hoạt động hiệu quả sau hơn một tháng đầu tiên khai trương.
Thị trường ngoại tệ ổn định, không có biến động lớn về tỷ giá, các nhu cầu hợp pháp về ngoại tệ được đáp ứng kịp thời.
Trong khi đó, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) cao kỷ lục khi tới ngày 20/9 có 14,6 tỷ USD đăng ký mới, tính cả số vốn điều chỉnh đầu tư tăng thêm 6,8 tỷ USD thì tổng mức đăng ký là tăng 21,7% so cùng kỳ. Vốn đầu tư thực hiện trong 9 tháng là 12,3 tỷ USD tăng 15%.
Về tăng trưởng tín dụng, các thành viên Hội đồng cho rằng mặc dù Chính phủ đã cho phép Ngân hàng Nhà nước nâng mức này từ 18% lên 21% nhưng phải theo dõi sát sao thị trường, không để xảy ra biến động và tiếp tục quan tâm tới chất lượng tín dụng, bảo đảm tiến độ, hiệu quả các dự án. Các thành viên của Hội đồng cũng đánh giá tín dụng đang có chuyển biến tốt sau khi Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ được ban hành, đồng thời các bộ ngành nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.
Các thành viên Hội đồng cũng kiến nghị tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cải cách hành chính, cắt giảm các thủ tục đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp; nhanh chóng sửa đổi, ban hành chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng giảm lãi suất, giảm chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp,..
Nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, tạo dư địa để họ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Hợp tác của FPT được ký kết trong thời gian Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng 8/2024.
Quốc hội vừa thông qua nghị quyết với hàng loạt chính sách ưu đãi thuế, tín dụng và pháp lý nhằm tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển trong giai đoạn mới.
50 tàu bay Boeing 737 đầu tiên trong đơn hàng 200 máy bay giữa Vietjet và Boeing vừa được ký chuyển giao cho Vietjet Thái Lan.
Hành trình chuyển đổi IFRS giữa kỷ nguyên số hóa mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp Việt.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới.
Sự trở lại của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang lấy lại đà tăng. Dòng tiền tiếp tục tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành.
Cuốn sách kinh điển "Quản trị trong thời khủng hoảng" của Peter Drucker cung cấp tư duy chiến lược giúp CEO điều hướng doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và tái định hình tăng trưởng.
Nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, tạo dư địa để họ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Quý I/2025 chứng kiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi cao nhất trong lịch sử hoạt động của Gemadept.
Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.