Rộng cửa cho doanh nghiệp nhà nước làm điện gió ngoài khơi
Điện gió ngoài khơi hứa hẹn mở ra cơ hội không thể thuận lợi hơn cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tham gia từ khâu đề xuất, đầu tư vận hành tới chuyển nhượng.
Điện khí LNG, điện gió ngoài khơi quy mô từ tỷ USD đang chờ bổ sung vào Quy hoạch VIII với đề xuất thực hiện ngay trong giai đoạn 2026-2030.
Gấp rút cung cấp số liệu cho Bộ Công thương nhằm phục vụ điều chỉnh quy hoạch điện VIII, một số địa phương đề xuất bổ sung hàng loạt dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi với thời gian triển khai từ nay đến 2030.
Trong đó, nhiều trường hợp được các doanh nghiệp chuẩn bị nghiên cứu, theo đuổi từ vài năm nay sau khi nhận được đồng ý chủ trương của UBND tỉnh.
Cụ thể, sau khi được duyệt 7 dự án điện gió với tổng công suất 700MW, tổng mức đầu tư hơn 28.400 tỷ đồng theo quy hoạch và kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, tỉnh Hà Tĩnh đề xuất bổ sung và triển khai trong giai đoạn 2026-2030 danh mục 12 dự án điện gió (trên đất liền và gần bờ) với tổng công suất khoảng 1.600MW, trị giá khoảng 60.500 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong số 12 dự án điện gió đề xuất bổ sung, xuất hiện hai trường hợp phát triển trên bờ và gần bờ (cách bờ không quá 6 hải lý) có quy mô vốn lớn là Eco Wind Kỳ Anh (498MW, 20 nghìn tỷ đồng) và điện gió Kỳ Anh (400MW, 16.200 tỷ đồng).
Đứng sau kế hoạch phát triển điện gió Eco Wind Kỳ Anh là Công ty CP Eco Land. Khoảng 3 năm trước, tỉnh Hà Tĩnh cho phép Eco Land nghiên cứu, khảo sát dự án nhà máy điện gió biển Kỳ Anh với công suất 498MW trên khoảng 6.161ha mặt biển.
Doanh nghiệp dự kiến, với tổng mức đầu tư dự kiến 22.161 tỷ đồng dự án sẽ có sản lượng điện hàng năm khoảng 1.426.272MWh, doanh thu đạt hơn 2.770 tỷ đồng.
Eco Land là một trong 4 công ty thành viên của Phú Tài Đức Group, tập đoàn đa lĩnh vực hàng đầu tại Hà Tĩnh với các ngành nghề kinh doanh chủ lực như: du lịch & nghỉ dưỡng, thương mại & xuất nhập khẩu, xây dựng & bất động sản…
Thành lập vào tháng 3/2020, Eco Land hoạt động chủ yếu về đầu tư phát triển các dự án nhà ở, đô thị, thương mại, khu du lịch, thể thao, nghỉ dưỡng. Với dự án điện gió 22.000 tỷ đồng đề xuất với tỉnh Hà Tĩnh, Eco Land đang thể hiện tham vọng tiến sâu vào sân chơi năng lượng tái tạo và đứng trước cơ hội cụ thể hóa kế hoạch đầu tư nếu đề xuất của tỉnh được chấp thuận, phê duyệt.
Ngoài ra, Hà Tĩnh cũng là “bến đỗ” của một số tên tuổi mạnh, hoạt động chủ lực trong ngành công nghiệp xây dựng – xây lắp tham gia vào sân chơi điện gió ngoài khơi.
Điển hình, lần lượt Công ty CP Tập đoàn IPC và Công ty CP Năng lượng Bitexco ghi danh từ năm 2022 và hiện đã khảo sát sơ bộ hai dự án điện gió ngoài khơi Kỳ Anh 800MW và điện gió ngoài khơi Hà Tĩnh 4.000MW được tỉnh đề xuất phát triển bổ sung giai đoạn 2031-2035.
Trong đó, IPC Group được coi là ứng cử viên sáng giá trong danh mục các nhà đầu tư bày tỏ quan tâm đến lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Ra đời năm 2000 với khởi đầu từ kinh doanh sắt thép và xây dựng, IPC Group hiện trở thành tập đoàn đa ngành nghề và giữ vị trí hàng đầu về tổng thầu EPC tại Việt Nam ở mảng cơ điện.
Ngoài việc đang là tổng thầu EPC cho trên 1GW dự án năng lượng tái tạo gồm 650MW điện mặt trời trang trại, 50MW điện mặt trời áp mái, 650MW trang trại điện gió, IPC Group mới đây cho thấy sức mạnh vượt trội về năng lực tài chính với doanh thu hơn 10 nghìn tỷ đồng vào năm 2022 để đặt chân vào Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và Top 11 doanh nghiệp cơ điện lớn nhất.
Nếu như điện gió ngoài khơi chờ “nở rộ” tại Hà Tĩnh thì điện khí LNG rộn ràng xếp lốt tại Quảng Nam với ba dự án trị giá tới 200 nghìn tỷ đồng. Ba dự án này, với tổng công suất 8.700MW chưa có trong Quy hoạch điện VIII, hiện đã được khảo sát sơ bộ và UBND tỉnh dự kiến sẽ vận hành giai đoạn 2026-2030 (nếu được chấp thuận bổ sung).
Sở hữu công suất 3.200MW, dự án điện khí LNG Tam Quang tại huyện Núi Thành do Công ty CP Tập đoàn Việt Phương (Tập đoàn Việt Phương – VPG) đề xuất thực hiện với tổng mức đầu tư 75 nghìn tỷ đồng.
Bốn năm trở lại đây, VPG – tập đoàn đa ngành với vốn điều lệ 6.800 tỷ đồng, liên tiếp ngỏ ý đầu tư vào các dự án công nghiệp, khoáng sản trọng điểm tại tỉnh Quảng Nam như bến cảng chuyên dùng và khu hậu cần cảng Tam Hiệp, nhà máy chế biến Silica, thăm dò khoáng sản vàng.
Đầu năm nay, tập đoàn của doanh nhân Phương Hữu Việt đề nghị khảo sát, lập dự án hai khu công nghiệp Bắc Thăng Bình 1 và 2 tại huyện Thăng Bình với tổng giá trị 6.500 tỷ đồng.
Sức mạnh và tham vọng tiến sâu vào mảng công nghiệp – khai khoáng của Việt Phương còn được thể hiện ở việc tập đoàn này theo đuổi, đề xuất siêu dự án tổ hợp nhà máy Alumin 21 nghìn tỷ đồng, khu công nghiệp Nhân Cơ 2 trị giá 4.200 tỷ đồng tại Đắk Nông thời gian qua.
Bên cạnh dự án 75 nghìn tỷ đồng do VPG đề xuất, hai trường hợp còn lại được tỉnh đề nghị phát triển bổ sung thời kỳ 2026-2030 là LNG Quảng Nam công suất 4.000MW, trị giá 90 nghìn tỷ đồng (nằm trong danh mục tiềm năng kỹ thuật của hồ sơ Quy hoạch điện VIII) và điện khí Núi Thành 1500MW trị giá 35 nghìn tỷ đồng.
Điện gió ngoài khơi hứa hẹn mở ra cơ hội không thể thuận lợi hơn cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tham gia từ khâu đề xuất, đầu tư vận hành tới chuyển nhượng.
PV Gas đẩy nhanh thủ tục đầu tư Trung tâm điện khí LNG Nam Định, thể hiện quyết tâm cụ thể hóa chiến lược kinh doanh sản phẩm khí tại Bắc Bộ.
'Chốt' được hợp đồng mua bán điện, Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và 4 mở đường cho các dự án điện khí LNG trong Quy hoạch Điện VIII.
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Khi đất nước đứng trước những cơ hội lịch sử để bứt phá, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang vươn mình thay đổi, đồng hành cùng dân tộc.
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.