Điện gió ngoài khơi, điện hạt nhân sẽ được đưa vào Luật Điện lực
Điện gió ngoài khơi và điện hạt nhân dự kiến sẽ được quy định trong Luật Điện lực (sửa đổi), theo báo cáo của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội.
Thủ tướng yêu cầu Petrovietnam làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, đặt trong nhiệm vụ trở thành tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) là nhanh chóng làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi (ĐGNK), từ sản xuất tuabin đến chế tạo chân đế.
Chỉ đạo này được đưa ra sau một loạt sự kiện mới đây tại Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC tại Bà Rịa Vũng Tàu, nơi Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) – công ty con của Petrovietnam – công bố những bước tiến đáng chú ý trong lĩnh vực dầu khí và điện gió ngoài khơi.
Tại sự kiện, PTSC đã bàn giao 33 chân đế trụ ĐGNK cho Tập đoàn Orsted của Đan Mạch và khởi công giàn công nghệ trung tâm cho dự án khí - điện Lô B Ô Môn. Đây được coi là bước đột phá đối với ngành năng lượng Việt Nam, khi các thành phần quan trọng của dự án được thiết kế và chế tạo hoàn toàn trong nước.
Giàn công nghệ trung tâm được ví như “trái tim” của chuỗi dự án khí – điện có trị giá gần 12 tỷ USD, dự kiến sẽ cung cấp điện cho khu vực Tây Nam Bộ, đồng thời củng cố cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải carbon và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tại dự án
này, PTSC đảm nhận các gói tổng thầu phát triển phần thượng nguồn
và trung nguồn,
trong đó, giàn công nghệ trung tâm có quy mô lớn nhất từ trước
đến nay được thiết kế, mua sắm, thi công, vận chuyển, lắp đặt, đấu nối, chạy thử
tại Việt Nam.
Ông Lê Mạnh Cường, Phó tổng giám đốc Petrovietnam, cho biết những dự án này không chỉ phản ánh năng lực công nghệ của PTSC mà còn khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ năng lượng quốc tế.
Từ đây, ông Cường kiến nghị với Thủ tướng và Chính phủ xem xét tạo điều kiện thuận lợi để PTSC phát triển dự án ĐGNK xuất khẩu sang Singapore, cũng như Petrovietnam triển khai dự án thí điểm ĐGNK phục vụ trong nước.
Trong chỉ đạo của mình, Thủ tướng yêu cầu Petrovietnam tăng tốc việc chuyển giao công nghệ ĐGNK, bao gồm cả các công đoạn phức tạp nhất như sản xuất tuabin và cánh quạt gió.
Bên cạnh hoạt động khai thác dầu khí truyền thống, PTSC đã dần tiến sâu vào cuộc chơi cung cấp dịch vụ điện gió, ĐGNK với nhiều hợp tác với các nhà thầu trong và ngoài nước.
Ngoài hợp đồng với Orsted, công ty còn được trao thầu chế tạo bốn trạm biến áp ngoài khơi cho dự án Baltica tại biển Baltic – một trong những dự án điện gió lớn nhất thế giới, do liên doanh Orsted và Tập đoàn Điện lực Quốc gia Ba Lan phát triển.
PTSC cũng trúng thầu cung cấp chân đế trụ cho dự án ĐGNK lớn hơn dự án trên của khách hàng quốc tế tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương. Với dự án này, PTSC sẽ chế tạo 100% tại Vũng Tàu và cung cấp các chân đế ĐGNK cho khách hàng.
Các cấu kiện chính của dự án sẽ được chế tạo tại thi công tại Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC tại TP Vũng Tàu.
Đại diện tập đoàn Orsted đánh giá PTSC là đối tác tin cậy,
cung cấp những chân đế an toàn và đạt chất lượng cao nhất, theo các tiêu chuẩn
khắt khe về chất lượng, sức khỏe và môi trường, hướng tới nhà cung cấp đẳng cấp
thế giới.
Điện gió ngoài khơi và điện hạt nhân dự kiến sẽ được quy định trong Luật Điện lực (sửa đổi), theo báo cáo của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội.
Thủ tướng đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án.
Một trong những gói thầu quan trọng của dự án nhiệt điện Ô Môn III, thuộc phần hạ nguồn chuỗi khí điện lô B – Ô Môn vừa được ký kết.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.