Tài chính
Lợi nhuận ngân hàng vẫn cao kỷ lục bất chấp dịch Covid
Sau khi tăng 2 quý liên tiếp, tỷ lệ biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng có giảm nhẹ trong quý 1/2021 nhưng vẫn ở mức 3,73%, mức cao thứ hai trong nhiều năm trở lại đây
Trong báo cáo mới đây, nhóm phân tích dữ liệu của FiinGroup ghi nhận lợi nhuận của ngành ngân hàng đã tăng trưởng rất tốt bất chấp Covid-19.
Tổng thu nhập hoạt động quý 1/2021 tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước mặc dù có giảm nhẹ 1,2% so với quý 4/2020 nhờ tăng trưởng cả thu nhập lãi thuần và thu nhập dịch vụ (thanh toán và bán chéo bảo hiểm).
Trong khi đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 14,4% so với quý 4/2020. Chi phí hoạt động cũng giảm 16,5% so với quý 4/2020. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế của khối ngân hàng đã tăng mạnh 23,1% so với cuối năm ngoái và tăng 77% so với cùng kỳ.
Không chỉ lợi nhuận gia tăng, biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng vẫn ở mức rất cao. Sau khi tăng 2 quý liên tiếp, NIM của các ngân hàng có giảm nhẹ trong quý 1/2021 so với mức đỉnh quý trước đó, nhưng vẫn ở mức 3,73%, cao thứ hai trong nhiều năm trở lại đây.

NIM chỉ giảm nhẹ trong khi chi phí lãi giảm mạnh hơn nhiều. Thu nhập lãi giảm 0,5%, trong khi chi phí lãi đã giảm tới 3,1%. Các ngân hàng dẫn đầu về NIM trong quý 1/2021 (tính theo quý) bao gồm VPBank (2,32%), Kienlong Bank (1,64%), Techcombank (1,5%), MB (1,28%), TPBank (1,28%). Nếu quy ra năm thì tương đương với mức NIM ở các mức VPBank (9,27%), Kienlong Bank (6,57%), Techcombank (5,98%), MB (5,13%), TPBank (4,71%). Đây là mức rất cao nếu so với bình quân toàn ngành.
Xu hướng tín dụng cá nhân tăng cao hơn tín dụng doanh nghiệp dù trong bối cảnh Covid-19 góp phần vào việc tăng thu nhập lãi thuần và NIM của các ngân hàng, do đây là các khoản vay có lãi suất cao hơn và biên lãi ròng lớn
Tuy nhiên, báo cáo tài chính của một số ngân hàng trong quý vừa qua cũng đã ghi nhận tín dụng cá nhân bắt đầu chững lại và chỉ ngang bằng với tín dụng doanh nghiệp.
Cùng với đó, tỷ lệ nợ xấu (NPL) và nợ cần chú ý (SML) bắt đầu tăng so với quý trước và hiện ở mức tương ứng 1,41% và 1,12% vào cuối quý 1.
Theo đó, tỷ trọng nợ nhóm 3 và nhóm 4 cuối quý 1 lần lượt ở mức 23,5% và 18,6% so với tổng nợ xấu, trong khi nợ nhóm 5 tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất cao ở mức 57,9%. Tỷ lệ Nhóm 2 (nợ cần chú ý) của các ngân hàng cũng tăng từ 1,02% lên 1,12% sau 3 quý giảm liên tiếp.
Kéo theo đó là tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu của các ngân hàng cũng tăng. Tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu đã tiếp tục tăng và ở mức trên 100% trong quý thứ hai tiếp tiếp, trong khi các quý trước đó thường ở mức trên 80%. Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên nợ xấu và nợ cần chú ý cũng đã tăng 4 quý liên tiếp lên mức trên 60%, trong khi các quý trước đó thường ở mức trên 40%.

Một số ý kiến cho rằng ngành ngân hàng tiềm ẩn rủi ro khi lợi nhuận và chất lượng nợ chưa được phản ánh đúng thực chất do ảnh hưởng của Thông tư 01 và sau này là Thông tư 03 (sửa đổi Thông tư 01). Mặc dù vậy, báo cáo của FiinGroup nêu quan điểm cho rằng, vấn đề này không thực sự đáng lo ngại.
Nhóm phân tích nhận định, dư nợ cho vay cá nhân của các ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn, dẫn đến rủi ro tín dụng được phân tán, mặc dù dịch bệnh có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập của một bộ phận khách hàng nhất định. Hơn nữa, các ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 đều có tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu dư nợ theo ngành.
Sau khi tăng mạnh trong quý 4/2020, tỷ lệ dự phòng rủi ro trên nợ xấu và nợ cần chú ý tiếp tục tăng. Như vậy, các ngân hàng đã mạnh tay hơn trong việc trích lập để chuẩn bị bộ đệm lớn hơn dự phòng rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác, một phần quỹ trích lập có thể được hoàn nhập, góp phần vào lợi nhuận tương lai.
Mặt khác, hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng tiếp tục được cải thiện cùng với quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR) liên tục giảm qua các năm và tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục trong quý 1/2021.
Ngân hàng số phục vụ đa nhu cầu tài chính
M&A: 'Cuộc chơi đỉnh cao trí tuệ' giúp doanh nghiệp Việt bứt phá
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên cho rằng M&A là một phần trong “cuộc chơi đỉnh cao trí tuệ” của kinh tế thị trường mà Việt Nam rất nên học hỏi.
Ngân hàng Nhà nước được quyền quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0%
Sáng ngày 27/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng.
TCBS chuẩn bị IPO hơn 230 triệu cổ phiếu, dự kiến huy động nghìn tỷ
Dù chưa công bố mức giá chào bán chính thức, công ty cho biết dự kiến sẽ huy động hàng nghìn tỷ đồng qua đợt IPO lần này.
Từ cầm đồ tới cho vay ngang hàng: Cách F88, Tima, Fundiin nới 'chiếc áo' cho vay tiêu dùng đã chật
Vay tiêu dùng giờ đây không còn là sân chơi của riêng ngân hàng, công ty tài chính, mà còn có sự góp mặt của các tổ chức mới là tài chính thay thế.
Techcombank bắt tay FPT mang đến giải pháp tài chính toàn diện
Techcombank và FPT hợp tác triển khai chương trình tài trợ chuỗi cung ứng dành cho hàng nghìn đại lý, được vận hành trên nền tảng hệ sinh thái tài chính số TradeFlat.
Việt Nam chấp nhận rủi ro đổi lấy những đột phá công nghệ
Luật khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được ví như một tuyên ngôn về tầm nhìn phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Chấp thuận đầu tư siêu dự án 2 tỷ USD có casino tại Vân Đồn
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư khu dịch vụ du lịch có casino tại Vân Đồn với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD.
Tập đoàn Bcons khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây
Dự án Bcons Bình An – Đông Tây ngoài 1.800 căn hộ còn có toà tháp đôi 39 tầng và đây cũng chính là trụ sở của Tập đoàn Bcons trong tương lai.
Tầm nhìn mới cho thương hiệu địa phương
Sự hội tụ bản sắc giữa công nghệ cao và nông nghiệp sinh thái, giữa giá trị truyền thống và hiện đại, sẽ là những thách thức thú vị khi làm thương hiệu địa phương.
Có gì trong báo cáo phát triển bền vững của Mavin?
Báo cáo phát triển bền vững 2024 thể hiện nỗ lực toàn diện của Mavin trong chiến lược hiện đại hóa, bền vững hóa chuỗi giá trị nông nghiệp.
Các dự án đường sắt sẽ tăng sức hút
Dự án đường sắt trở nên hấp dẫn nhà đầu tư khi Luật Đường sắt (sửa đổi) hứa hẹn mở ra một số chính sách đặc thù về thủ tục, chi phí giúp tháo gỡ nhiều điểm nghẽn.
Giá vàng hôm nay 28/6: Dự báo giá vàng tuần tới 30/6-4/7
Giá vàng hôm nay 28/6 giảm tiếp 200 - 500 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Dự báo giá vàng tuần tới phần lớn có tâm lý bi quan khi tín hiệu điều chỉnh rõ rệt hơn.