Lợi nhuận ngân hàng vẫn cao kỷ lục bất chấp dịch Covid

Trần Anh Thứ ba, 15/06/2021 - 14:34

Sau khi tăng 2 quý liên tiếp, tỷ lệ biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng có giảm nhẹ trong quý 1/2021 nhưng vẫn ở mức 3,73%, mức cao thứ hai trong nhiều năm trở lại đây

Trong báo cáo mới đây, nhóm phân tích dữ liệu của FiinGroup ghi nhận lợi nhuận của ngành ngân hàng đã tăng trưởng rất tốt bất chấp Covid-19.

Tổng thu nhập hoạt động quý 1/2021 tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước mặc dù có giảm nhẹ 1,2% so với quý 4/2020 nhờ tăng trưởng cả thu nhập lãi thuần và thu nhập dịch vụ (thanh toán và bán chéo bảo hiểm).

Trong khi đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 14,4% so với quý 4/2020. Chi phí hoạt động cũng giảm 16,5% so với quý 4/2020. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế của khối ngân hàng đã tăng mạnh 23,1% so với cuối năm ngoái và tăng 77% so với cùng kỳ.

Không chỉ lợi nhuận gia tăng, biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng vẫn ở mức rất cao. Sau khi tăng 2 quý liên tiếp, NIM của các ngân hàng có giảm nhẹ trong quý 1/2021 so với mức đỉnh quý trước đó, nhưng vẫn ở mức 3,73%, cao thứ hai trong nhiều năm trở lại đây.

Bất chấp Covid, lợi nhuận ngân hàng vẫn cao lịch sử

NIM chỉ giảm nhẹ trong khi chi phí lãi giảm mạnh hơn nhiều. Thu nhập lãi giảm 0,5%, trong khi chi phí lãi đã giảm tới 3,1%. Các ngân hàng dẫn đầu về NIM trong quý 1/2021 (tính theo quý) bao gồm VPBank (2,32%), Kienlong Bank (1,64%), Techcombank (1,5%), MB (1,28%), TPBank (1,28%). Nếu quy ra năm thì tương đương với mức NIM ở các mức VPBank (9,27%), Kienlong Bank (6,57%), Techcombank (5,98%), MB (5,13%), TPBank (4,71%). Đây là mức rất cao nếu so với bình quân toàn ngành.

Xu hướng tín dụng cá nhân tăng cao hơn tín dụng doanh nghiệp dù trong bối cảnh Covid-19 góp phần vào việc tăng thu nhập lãi thuần và NIM của các ngân hàng, do đây là các khoản vay có lãi suất cao hơn và biên lãi ròng lớn

Tuy nhiên, báo cáo tài chính của một số ngân hàng trong quý vừa qua cũng đã ghi nhận tín dụng cá nhân bắt đầu chững lại và chỉ ngang bằng với tín dụng doanh nghiệp.

Cùng với đó, tỷ lệ nợ xấu (NPL) và nợ cần chú ý (SML) bắt đầu tăng so với quý trước và hiện ở mức tương ứng 1,41% và 1,12% vào cuối quý 1.

Theo đó, tỷ trọng nợ nhóm 3 và nhóm 4 cuối quý 1 lần lượt ở mức 23,5% và 18,6% so với tổng nợ xấu, trong khi nợ nhóm 5 tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất cao ở mức 57,9%. Tỷ lệ Nhóm 2 (nợ cần chú ý) của các ngân hàng cũng tăng từ 1,02% lên 1,12% sau 3 quý giảm liên tiếp.

Kéo theo đó là tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu của các ngân hàng cũng tăng. Tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu đã tiếp tục tăng và ở mức trên 100% trong quý thứ hai tiếp tiếp, trong khi các quý trước đó thường ở mức trên 80%. Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên nợ xấu và nợ cần chú ý cũng đã tăng 4 quý liên tiếp lên mức trên 60%, trong khi các quý trước đó thường ở mức trên 40%.

Bất chấp Covid, lợi nhuận ngân hàng vẫn cao lịch sử 1

Một số ý kiến cho rằng ngành ngân hàng tiềm ẩn rủi ro khi lợi nhuận và chất lượng nợ chưa được phản ánh đúng thực chất do ảnh hưởng của Thông tư 01 và sau này là Thông tư 03 (sửa đổi Thông tư 01). Mặc dù vậy, báo cáo của FiinGroup nêu quan điểm cho rằng, vấn đề này không thực sự đáng lo ngại.

Nhóm phân tích nhận định, dư nợ cho vay cá nhân của các ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn, dẫn đến rủi ro tín dụng được phân tán, mặc dù dịch bệnh có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập của một bộ phận khách hàng nhất định. Hơn nữa, các ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 đều có tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu dư nợ theo ngành.

Sau khi tăng mạnh trong quý 4/2020, tỷ lệ dự phòng rủi ro trên nợ xấu và nợ cần chú ý tiếp tục tăng. Như vậy, các ngân hàng đã mạnh tay hơn trong việc trích lập để chuẩn bị bộ đệm lớn hơn dự phòng rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác, một phần quỹ trích lập có thể được hoàn nhập, góp phần vào lợi nhuận tương lai.

Mặt khác, hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng tiếp tục được cải thiện cùng với quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR) liên tục giảm qua các năm và tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục trong quý 1/2021.

Ngân hàng số phục vụ đa nhu cầu tài chính

Ngân hàng số phục vụ đa nhu cầu tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm
Sự ra đời của công nghệ tài chính đã và đang dẫn dắt xu hướng ngân hàng số rộng khắp thế giới và Việt Nam. Trước thử thách từ dịch Covid-19, các dịch vụ ngân hàng đều được tích hợp trên cùng ứng dụng, giúp khách hàng giao dịch an toàn và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Ngân hàng số phục vụ đa nhu cầu tài chính

Ngân hàng số phục vụ đa nhu cầu tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm
Sự ra đời của công nghệ tài chính đã và đang dẫn dắt xu hướng ngân hàng số rộng khắp thế giới và Việt Nam. Trước thử thách từ dịch Covid-19, các dịch vụ ngân hàng đều được tích hợp trên cùng ứng dụng, giúp khách hàng giao dịch an toàn và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tái định hình quyền lực vốn ngân hàng trong ma trận ESG

Tái định hình quyền lực vốn ngân hàng trong ma trận ESG

Tài chính -  35 phút

Ngân hàng dù không phát thải trực tiếp nhưng lại nắm quyền lực trong chuỗi phát thải thông qua các khoản tín dụng và đầu tư.

ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

Tài chính -  22 giờ

Liệu con tàu ACB có thể về đích, khi liên tục xuất hiện những cơn gió ngược như Mỹ áp thuế đối ứng, hay bóng ma chiến tranh thương mại ngày một hiện hữu?

Tái cấu trúc danh mục đầu tư trước biến cố thuế quan Mỹ

Tái cấu trúc danh mục đầu tư trước biến cố thuế quan Mỹ

Tài chính -  23 giờ

Dù mức thuế quan cao mà Mỹ dự kiến áp dụng sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam vào những biến động khó lường, các chuyên gia vẫn chỉ ra những điểm sáng đầu tư về trung, dài hạn.

Tín dụng tăng mạnh ngay từ đầu năm

Tín dụng tăng mạnh ngay từ đầu năm

Tài chính -  3 ngày

Trong ba tháng đầu năm 2025, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt mức 2,5% so với cuối năm 2024, cao gấp gần 10 lần so với mức tăng cùng kỳ năm trước.

UOB cấp tín dụng xanh cho Navico thúc đẩy thủy sản bền vững

UOB cấp tín dụng xanh cho Navico thúc đẩy thủy sản bền vững

Tài chính -  4 ngày

UOB Việt Nam đã tài trợ 19 dự án tài chính xanh trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, sản xuất, nông nghiệp và thủy sản bền vững.

Quản trị logistics thời hội nhập: Chuyển đổi hay bị thay thế?

Quản trị logistics thời hội nhập: Chuyển đổi hay bị thay thế?

Sổ tay quản trị -  20 phút

Logistics không còn chỉ là hỗ trợ vận chuyển, mà đang trở thành mắt xích chiến lược định hình hệ thống phân phối, mạng lưới bán hàng và thiết kế chuỗi cung ứng.

Chủ mới ‘thế chân’ Keppel tại The Palm City

Chủ mới ‘thế chân’ Keppel tại The Palm City

Doanh nghiệp -  29 phút

Trước khi rót vốn vào The Palm City, Gateway Thủ Thiêm đã rút bớt một phần quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán bất động sản được ký kết giữa công ty và CTCP Quốc Lộc Phát tại dự án The Metropole Thủ Thiêm.

Tái định hình quyền lực vốn ngân hàng trong ma trận ESG

Tái định hình quyền lực vốn ngân hàng trong ma trận ESG

Tài chính -  35 phút

Ngân hàng dù không phát thải trực tiếp nhưng lại nắm quyền lực trong chuỗi phát thải thông qua các khoản tín dụng và đầu tư.

Nghi Sơn Central Park - sức hút mới trên thị trường bất động sản

Nghi Sơn Central Park - sức hút mới trên thị trường bất động sản

Bất động sản -  1 giờ

Tô điểm cho sự phát triển mạnh mẽ của thị xã Nghi Sơn, khu đô thị Nghi Sơn Central Park đang nổi lên như một biểu tượng sống đáng mơ ước.

Cùng Number One tiếp sức cho các gương mặt trẻ 'Bền Đam Mê'

Cùng Number One tiếp sức cho các gương mặt trẻ 'Bền Đam Mê'

Tiêu điểm -  18 giờ

TS. Trần Ngọc Quang và Nguyễn Thị Ngọc Hà là hai trong số những gương mặt trẻ tài năng được nhãn hàng Number One tiếp sức tại giải thưởng “Bền Đam Mê”.

Luật đã rõ, sao định giá đất vẫn mịt mù?

Luật đã rõ, sao định giá đất vẫn mịt mù?

Bất động sản -  19 giờ

Đã hơn chín tháng trôi qua kể từ khi Nghị định 71/2024 quy định về giá đất được Chính phủ ban hành, công tác định giá đất vẫn đình trệ do thiếu các thông tin, dữ liệu về đất đai.

Xuất khẩu dệt may lo khó cạnh tranh nếu thuế đối ứng có hiệu lực

Xuất khẩu dệt may lo khó cạnh tranh nếu thuế đối ứng có hiệu lực

Tiêu điểm -  21 giờ

Theo đại diện doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, tác động tiêu cực của thuế đối ứng quá lớn với nền kinh tế nói chung và ngành này nói riêng.