Bất động sản
Long An đón sóng đầu tư bất động sản mới từ Vingroup, Him Lam, FLC
Một làn sóng đầu tư mới của các công ty bất động sản lớn đang đổ về Long An sau khi cơ sở hạ tầng giao thông trong khu vực phát triển mạnh mẽ.

Gần đây Ủy ban nhân dân tỉnh Long An liên tục tiếp đón các doanh nghiệp bất động sản lớn đến trình bày dự án đầu tư tại đây.
Lịch họp vào tháng 11/2017 ghi nhận, Tập đoàn Vingroup đề xuất xin chủ trương cho phép nghiên cứu, khảo sát, lập quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng Dự án khu phức hợp đô thị, kết hợp vui chơi giải trí tại khu đất có diện tích khoảng 900ha thuộc xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa. Các hạng mục sẽ gồm khu nhà ở Vinhomes, trường học Vinschool, bệnh viện Vinmec.
Mới nhất, Công ty Cổ phần Him Lam đã báo cáo đề xuất thành lập khu kinh tế mở trên địa bàn 2 huyện Cần Giuộc và Cần Đước. Khu kinh tế mở rộng 32.300 ha sẽ gồm khu nông nghiệp công nghệ cao, khu đô thị sinh thái, khu công nghiệp và cảng biển quốc tế, ở giữa lõi là khu đô thị.
Ngoài ra Him Lam còn đề xuất điều chỉnh công năng 7 khu công nghiệp thành phần trong KCN Đức Hòa III. Sacombank trước đó đã bán đấu giá nhiều lô đất tại khu công nghiệp này với giá trị 9.200 tỷ đồng. Chủ tịch của ngân hàng này, ông Dương Công Minh cũng là nhà sáng lập Him Lam.
Cùng với Vingroup và Him Lam, Sacomreal (tên mới là TTC Land), Tập đoàn FLC, liên danh Phúc Lộc – Cienco 8, các nhà đầu tư bất động sản từ Indonesia… cũng đổ bộ vào Long An đề xuất đầu tư dự án bất động sản.
Những chuyển động mới đây trên thị trên thị trường bất động sản Long An tạo ra một làn sóng đầu tư mới vào tỉnh miền Tây nằm sát TP.HCM. Các công ty bất động sản trên đều chưa từng đầu tư vào Long An, ngoại trừ Vingroup với dự án Dự án Vincom Shophouse Tân An.
TTC Land là công ty bất động sản của tập đoàn Thành Thành Công, chủ yếu xây dựng các dự án căn hộ tại TP.HCM. Tương tự các dự án của Him Lam cũng nằm tại TP.HCM, Hà Nội và một dự án tại Bắc Ninh. Trong khi đó, Tập đoàn FLC gắn liền với các khu nghỉ dưỡng tại các như Thanh Hóa, Quy Nhơn, Quảng Bình, Hạ Long và một số dự án chung cư tại Hà Nội.
Trước đó nhiều doanh nghiệp công bố đầu tư và triển khai hàng loạt dự án lớn ở Long An. Tuy vậy nhiều dự án đang ở trạng thái chậm tiến độ, thưa thớt cư dân, thậm chí bị bỏ dở.
Nổi tiếng nhất trong số đó là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Vào năm 2015, truyền thông đưa tin Tập đoàn được tỉnh Long An chấp thuận chủ trương đầu tư 36 dự án trên quy mô hơn 2.000 ha tại huyện Cần Giuộc. Cũng tại huyện này, Tập đoàn Quốc tế Năm Sao đã xây dựng dự án Khu đô thị Five Star rộng 20ha.
Tại huyện Bến Lức, Tập đoàn Khang Thông đang đầu tư dự án Happy Land với tổng vốn công bố khoảng 2 tỷ USD, Công ty Nam Long công bố siêu dự án Water Point có quy mô 350 ha, Công ty Thanh Yến làm dự án Thanh Yến Residence, Công ty Nhà Thủ Đức với dự án Khu dân cư Long Hội.
Các dự án lớn mọc lên cùng với kỳ vọng vào sự phát triển của Long An đã khiến đất nền ở đây lên cơn sốt trong năm 2017. Tuy nhiên đến nay phần lớn các dự án nói trên vẫn dở dang, cư dân thưa thớt, bị bỏ trống hoặc dừng triển khai.
Một trong những nguyên nhân là tiềm lực tài chính của chủ đầu tư không đủ để nuôi dự án trong khi nhu cầu mua chưa theo kịp tốc độ mọc lên như nấm của các dự án tại đây.

Long An thu hút các chủ đầu tư bất động sản bởi vị trí địa lý của tỉnh cùng các điều kiện để trở thành một “Bình Dương mới”. Theo đề án quy hoạch vùng đến năm 2020, đây là khu vực kết nối các vùng kinh tế động lực của quốc gia (TP.HCM và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long). Ba huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa của tỉnh Long An sẽ là đô thị vệ tinh của TP.HCM.
Đặc biệt, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị được đầu tư phát triển đã giúp thị trường bất động sản Long An tăng trưởng mạnh mẽ. Cao tốc TP.HCM – Trung Lương đi vào hoạt động từ năm 2010 trở thành tuyến đường huyết mạch nối TP.HCM với các tỉnh miền Tây.
Dự kiến trong năm nay, đường cao tốc lớn nhất miền Nam là cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua địa bàn TP.HCM, Long An và Đồng Nai sẽ hoàn thành. Dự án này sẽ kết nối trực tiếp với mạng lưới cao tốc – quốc lộ, hệ thống cảng biển trong khu vực và Sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai. Thời gian đi từ Long An đến TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu… được rút ngắn nhờ tuyến cao tốc này chính là điểm tạo nên sức hấp dẫn cho bất động sản nơi đây.
Cuối năm ngoái, T&T Group đã ra mắt dự án T&T Long Hậu rộng 20,9 ha với gần 1.000 lô đất nền ở huyện Cần Giuộc. Chủ đầu tư này cho biết toàn bộ số lô đất của dự án đã được chốt giao dịch thành công. Nằm sát cao tốc Bến Lức - Long Thành và chủ cách Chợ Bến Thành 35 phút. Đây là lợi thế lớn của dự án này cũng như nhiều dự án của công ty Trần Anh, Cát Tường. Những chủ đầu tư sở hữu nhiều dự án đất nền ở Long An, có vị trí gần TP.HCM và có tỷ lệ bán hàng thành công cao trong thời gian qua.
Him Lam đề xuất thành lập khu kinh tế mở tại Long An
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Men say đô thị ở Bắc Ninh: Hưng phấn hay bong bóng?
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kinh tế học hài hước
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.
MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.