Tiêu điểm
Lực đẩy cho ngành kho vận và khu công nghiệp
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ đã thúc đẩy hàng hóa vận chuyển qua hàng không và đường biển, giúp các công ty logistic và phát triển khu công nghiệp chuyển dịch tích cực.
Ngành logistics hưởng lợi
VinaCapital mới đây cho biết, hoạt động xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ trong quý đầu năm nay đã khiến khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không và đường biển của Việt Nam ước tính tăng lần lượt 40% và 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả, giá cổ phiếu của các công ty logistics hàng đầu trong nước như Gemadept, Cảng Sài Gòn và CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn tập trung vào thương mại quốc tế đã tăng 50% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa mức tăng 20% của chỉ số VN-Index.
Cổ phiếu của các công ty logistics tăng vọt trong năm nay một phần đến từ doanh thu dịch vụ xếp dỡ hàng hóa đường hàng không và đường biển tăng hơn 30% so với năm ngoái.
Theo VinaCapital, các nhà đầu tư có niềm tin nhờ triển vọng tăng phí cảng do chính phủ quy định và tăng công suất, nâng cao hy vọng Việt Nam có thể trở thành một trung tâm trung chuyển quốc tế như Singapore.
Đơn cử, công suất tại khu phức hợp cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải, bao gồm các bến do Gemadept, CTCP Cảng Sài gòn và các công ty logistics khác sở hữu và vận hành, dự kiến sẽ tăng hơn 10% vào năm tới, trong đó Gemadept sẽ tăng gấp đôi số bến mà họ vận hành tại đây.
Công suất tại khu phức hợp cảng nước sâu Lạch Huyện gần Hải Phòng do một số doanh nghiệp nhà nước sở hữu và vận hành dự kiến sẽ tăng gấp 1,5 lần vào năm tới, bao gồm việc dự kiến tăng công suất 80% vào cuối năm 2024.
Việt Nam cũng đang xem xét xây dựng một cảng trung chuyển chuyên dụng tại Cần Giờ, gần Cái Mép – Thị Vải.
Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô của VinaCapital, nhận định, điều này có thể giúp Việt Nam cạnh tranh với Singapore và Hồng Kông (Trung Quốc) về kinh doanh trung chuyển vì phí xử lý cảng của Việt Nam vẫn thấp hơn khoảng một nửa so với Singapore ngay cả sau khi tăng khoảng 10% phí xử lý cảng – đã có hiệu lực vào đầu năm nay.
Xuất khẩu hỗ trợ khu công nghiệp
Giá cổ phiếu của các công ty vận hành khu công nghiệp cũng được hưởng lợi từ sự trở lại của xuất khẩu, khi đã tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân là bởi xuất khẩu cao hơn đang khuyến khích dòng vốn FDI nhiều hơn và hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đa quốc gia đều xây dựng nhà máy trong các khu công nghiệp.
Cùng với đó, việc phục hồi xuất khẩu của Việt Nam được thúc đẩy bởi việc gia tăng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao – thường được vận chuyển bằng đường hàng không.
VinaCapital cho biết, xuất khẩu máy tính xách tay và các sản phẩm điện tử gia dụng khác đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước trong 5 tháng đầu năm đang hỗ trợ dòng vốn FDI từ các nhà sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
Trong khi đó, các doanh nghiệp đa quốc gia sản xuất các sản phẩm công nghệ cao đang đẩy giá thuê khu công nghiệp lên cao, khi họ có thể trả mức giá thuê cao hơn.
Thêm vào đó, nguồn cung đất khu công nghiệp còn hạn chế khi tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp ở phía Bắc và phía Nam đạt 80 – 90%.
Sự kết hợp giữa việc ít bị ảnh hưởng bởi giá của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao và tỷ lệ lấp đầy cao đã đẩy giá thuê khu công nghiệp ở phía Bắc và phía Nam tăng lần lượt 35% và 15% vào năm ngoái.
VinaCapital dự kiến mức giá này sẽ tiếp tục tăng thêm 7 – 10% trong năm nay.
Tiềm năng lớn của thị trường logistics Việt Nam
Điểm nghẽn cản trở ngành logistics
Dù được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng ngành logistics cũng đang phải đối mặt với nhiều điểm nghẽn.
Nhất Tín Logistics lợi nhuận lệch nhịp với doanh thu
Liên tiếp 3 quý đầu năm 2022, doanh thu Nhất Tín Logistics luôn tăng trưởng ở mức 30% so với cùng kỳ, nhưng cuối năm vẫn báo lỗ sau thuế hơn 25 tỷ đồng.
Điểm yếu của doanh nghiệp logistics Việt Nam
Trong điều kiện thị trường cung cấp dịch vụ của Việt Nam cạnh tranh gay gắt, điểm yếu của các doanh nghiệp logistics nội là chi phí dịch vụ còn cao, trong khi chất lượng cung cấp chưa cao.
Dòng vốn lớn vẫn đổ vào logistics và bất động sản công nghiệp
Bất chấp nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và lạm phát tại nhiều nền kinh tế, các nhà đầu tư bất động sản vẫn rót vốn mạnh vào các dự án bất động sản công nghiệp và logistics.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.