Mấu chốt thành bại của chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Tuệ Minh Thứ ba, 11/01/2022 - 09:23

Không thể phủ nhận những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp nhưng quá trình thực hiện nó không phải chỉ có "màu hồng".

Chuyển đối số doanh nghiệp là bước đi sống còn trong thời đại kinh doanh mới

Ông Hoàng Việt Anh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn FPT cho biết, trong 3-5 năm gần đây, doanh nghiệp Việt đang dần thay đổi nhận thức khi nói về chuyển đổi số. Đặc biệt trong đại dịch, chuyển đổi số đã trở thành nhu cầu cấp thiết.

"Trong những cuộc trao đổi, đối thoại của chúng tôi với các doanh nghiệp, có đến 70% lãnh đạo tin chuyển đổi số là chìa khoá cho việc sống sót, phục hồi, tăng trưởng", ông Việt Anh nói.

Đồng quan điểm, ông Võ Văn Khang, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh khẳng định, chuyển đổi số thực sự là sống còn, vì cả xã hội đang chuyển đổi chứ không chỉ vài doanh nghiệp nhỏ lẻ.

Hiện nay ở Việt Nam, chuyển đổi số đã diễn ra hầu hết các loại hình doanh nghiệp và ở nhiều mức độ khác nhau. 

Trong ngành ngân hàng, các doanh nghiệp đã nghiên cứu và triển khai chiến lược chuyển đổi số bước đầu với ứng dụng IoT cho phép khách hàng truy cập sử dụng dịch vụ ngân hàng, kết nối với các hệ sinh thái số khác trên nền tảng Internet (dịch vụ ngân hàng số Timo của VPBank, Live Bank của TPBank, E-Zone của BIDV…), hoặc cung ứng các dịch vụ ngân hàng thông qua ứng dụng được cài đặt ngay trên điện thoại di động (Mobile Banking…).

Vietcombank đã ra mắt ứng dụng ngân hàng số VCB Digibank; Agribank cũng tiên phong triển khai lắp đặt ATM đa chức năng (CDM), các dịch vụ ngân hàng số hiện đại, như ngân hàng tự động Autobank, ứng dụng định danh khách hàng trực tuyến (eKYC), giao dịch rút tiền không cần thẻ,… thay thế dần các phòng giao dịch hoạt động không hiệu quả.

Sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ gọi xe công nghệ của nước ngoài như Grab hay Uber chính là đòn bẩy tạo giúp hình thành nở rộ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gọi xe trong nước như Be hay FastGo - là những doanh nghiệp có mô hình hoạt động mới dựa hoàn toàn trên nền tảng công nghệ. 

Vingroup cũng đã xây dựng hệ thống quản lý khách hàng thống nhất với VinID, giúp khách hàng tích hợp và quản lý thông tin khi giao dịch với Vingroup ở nhiều dịch vụ khác nhau như thanh toán các hóa đơn gia đình, tiền điện, mua sắm hay các dịch vụ nghỉ dưỡng,…

Trong khi đó, Tập đoàn FPT với lợi thế lớn về công nghệ đã áp dụng giải pháp "hồ dữ liệu" (Data Lake) với mục đích thu thập, phân tích toàn bộ dữ liệu tài chính của tập đoàn. Giải pháp này giúp doanh nghiệp có dữ liệu tài chính toàn cảnh theo thời gian.

Ở khâu bán hàng, nhờ sử dụng nền tảng phân tích dữ liệu khách hàng Customer Insights Platform, Tập đoàn FPT đã giữ chân được 38.000 khách hàng, mang lại doanh thu lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi tháng.

Dù chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng số đơn vị thành công trong cuộc cách mạng này rất nhỏ. 

Không ít công ty đã thất bại đau đớn trong quá trình chuyển đổi, kể cả những tập đoàn lớn trên thế giới như GE, Ford, P&G, Nike, Lego... hay như tại Việt Nam là câu chuyện của PNJ hồi năm 2019.

Theo một thống kê của FPT, hiện nay tại Việt Nam có đến 70% doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại, nhưng mấu chốt nằm ở chuyển đổi số không chỉ là phần cứng mà là tổng hợp của nhiều năng lực khác như hạ tầng công nghệ, quy trình thu thập và quản lý dữ liệu, khả năng phân tích, khả năng đưa ra các giải pháp dựa trên phân tích dữ liệu và công nghệ nhằm đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng.

Nhìn vào những câu chuyện thành công trong chuyển đổi số kể trên có thể thấy, những doanh nghiệp này đều rất hiểu khách hàng, tạo ra được trải nghiệm tích cực cho họ bằng cách tối đa hoá dịch vụ, đưa ra những lời đề nghị hấp dẫn dành cho sản phẩm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

"Khách hàng chính là người quyết định doanh nghiệp có tồn tại được hay không. Chính vì vậy, các quyết định công nghệ nên hướng đến mục tiêu làm cuộc sống của khách hàng tiện lợi và dễ dàng hơn", đại diện một doanh nghiệp nhận xét.

Để làm được điều này, doanh nghiệp phải có một lượng dữ liệu lớn liên quan đến khách hàng cũng như sự thông suốt tại tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. Do đó, nếu chỉ chuyển đổi nửa vời sẽ chắc chắn thất bại.

Nhìn chung, công nghệ là thành phần tất yếu của chuyển đổi số nhưng công nghệ chỉ là công cụ, để thành công cần có người vận hành. Nhiệm vụ này cần lãnh đạo có khả năng thúc đẩy đổi mới (transformational leaders). Những lãnh đạo này cần thể hiện khả năng quyết đoán, truyền cảm hứng, gương mẫu, giao quyền và động viên nhân viên.

Tại một buổi talkshow về lãnh đạo trong thời kỳ chuyển đổi số, anh Đặng Việt Hùng, Giám đốc công nghệ Công ty Smartlog đã có những chia sẻ về một trong những khó khăn khi tư vấn giải pháp chuyển đổi số ở các doanh nghiệp là nhiều quản lý cấp cao, đặc biệt là những người lớn tuổi, không muốn số hóa doanh nghiệp vì ngại các thao tác thực hiện trên máy tính.

Đồng quan điểm, ông Lương Minh Huân cho biết, hiện nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chưa triển khai được quá trình chuyển đổi số bởi nhiều nuyên nhân. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất chính là thay đổi tư duy, nhận thức của người đứng đầu doanh nghiệp về tầm quan trọng của chuyển đổi số.

Thế nhưng, cần phải nhắc lại rằng nếu không thể chuyển đổi số trong nhận thức con người thì chuyển đổi số chỉ như con cá vàng đeo vây con cá mập, nhìn qua tưởng là cá mập nhưng thực tế chỉ thêm vướng víu, gấp đôi công việc phải làm mà không bao giờ bơi được như cá mập", Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Trọng Đường nhận xét.

Ông Đường ví von, quá trình đổi số của doanh nghiệp như "thầy trò Đường tăng đi lấy kinh". Đường tăng chính là người định hướng, kiên định với con đường đã chọn dù trên đường đi gặp rất nhiều lực cản, cũng giống như ý chí của một lãnh đạo doanh nghiệp trong chuyển đổi số.

Một ví dụ khác có thể cho thấy được rõ hơn vai trò của người lãnh đạo đối với sự thành bại trong quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp là câu chuyện của hai hãng phim máy ảnh Kodak và Fujifilm.

Trong khoảng hai thập niên của thế kỷ trước, Kodak và Fujifilm được xem là 2 "ông lớn" của thị trường ảnh (máy ảnh, phim máy ảnh...) bởi vị trí gần như độc quyền tại quốc gia của mình: Kodak ở Mỹ, Fujifilm ở Nhật. Nhưng trong khi Fujifilm vẫn đang vững vàng bước tiếp trên con đường của mình thì cái tên Kodak gần như đã đi vào dĩ vãng.

Theo các chuyên gia, sự sụp đổ của Kodak là kết quả của việc thiếu tầm nhìn chiến lược khi chỉ tập trung phát triển các công nghệ kỹ thuật số mà không thực hiện các thay đổi trong kinh doanh, áp dụng công nghệ một cách hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Trong khi đó, Fujifilm đã vượt khó thành công bằng cách phát triển khả năng thích ứng với các tiến bộ công nghệ tiềm năng trong lĩnh vực chụp ảnh và đưa ra quyết định kịp thời về việc áp dụng công nghệ mới.

Không chỉ đầu tư vào công nghệ số, Fujifilm còn tạo ra những thay đổi căn bản trong mô hình kinh doanh tại thời điểm đó bằng cách thu hẹp lực lượng lao động và tài sản kém hiệu quả, bắt đầu tập trung vào các lĩnh vực đầu tư mới như màn hình LCD, máy chụp ảnh cao cấp...

Bài học của Kodak và Fujifilm đã cho thấy một ví dụ điển hình về kết quả của những quyết sách đến từ những người lãnh đạo.

Thực tế, chống lại sự thay đổi là một trong những lý do quan trọng khiến doanh nghiệp thất bại và góp phần lớn vào hệ quả này là việc các nhà lãnh đạo chùn bước trong quá trình đưa ra các quyết định để sẵn sàng thay đổi trong bộ máy tổ chức.

Hay như nhận định của Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp VCCI Lương Minh Huân, chuyển đổi số là một cách nói khác của chiến lược kinh doanh, bởi vậy lãnh đạo là những người phù hợp nhất để nói về chuyển đổi số. 

"Đây phải là những nhà lãnh đạo số, phải biết sử dụng các công nghệ mới nhất của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để hỗ trợ cho hoạt động trí óc của mình”, ông Huân nhấn mạnh.

Đóng góp hàm ý chính sách về chuyển đổi số ở Việt Nam

Đóng góp hàm ý chính sách về chuyển đổi số ở Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm
Đó là mục tiêu trọng tâm của hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề "Chuyển đổi số và quản trị nhân lực" sẽ diễn ra vào ngày 22/12 tới tại Hà Nội, với sự phối hợp tổ chức của đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và đại học Thương mại.
Đóng góp hàm ý chính sách về chuyển đổi số ở Việt Nam

Đóng góp hàm ý chính sách về chuyển đổi số ở Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm
Đó là mục tiêu trọng tâm của hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề "Chuyển đổi số và quản trị nhân lực" sẽ diễn ra vào ngày 22/12 tới tại Hà Nội, với sự phối hợp tổ chức của đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và đại học Thương mại.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bất động sản -  3 giờ

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Tủ sách quản trị -  15 giờ

Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  22 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  22 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  23 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  23 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  23 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.