Phát triển bền vững

‘Mở đường’ cho những mô hình tuần hoàn

Phạm Sơn Thứ bảy, 27/08/2022 - 08:07

Nhiều mô hình hướng đến kinh tế tuần hoàn đang được triển khai tích cực tại các địa phương. Cần có nhiều chính sách khuyến khích hơn nữa từ phía Nhà nước để những mô hình được nhân rộng và tạo ra giá trị tối ưu.

Bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, phát biểu tại tọa đàm Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn hướng tới tăng trưởng xanh do Báo Tiền phong tổ chức.

Kinh tế tuần hoàn chính thức được luật hóa kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường mới được phê duyệt vào cuối năm 2020. Tiếp theo đó, nhiều văn bản chính sách tiếp tục đề cập và làm rõ khái niệm kinh tế tuần hoàn cũng như thiết lập công cụ xây dựng kinh tế tuần hoàn.

Tuy nhiên, với vai trò là thủ đô và là một đầu tàu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đồng thời cũng phải ứng phó với bài toán rác thải phát sinh ngày càng cao, Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động liên quan đến việc thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn từ trước khi khái niệm này được luật hóa.

Bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, cho biết, thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Hà Nội đã đưa ra nhiều chỉ thị đột phá về môi trường, bao gồm cả môi trường nước, không khí và quản lý chất thải rắn.

Một dự án nổi bật của Hà Nội là thí điểm phân loại rác thải tại nguồn tại 9 xã thuộc huyện Đông Anh. Dù ngay từ đầu, các cán bộ cấp huyện tỏ ra hoài nghi về mức độ khả thi nhưng sau một năm triển khai, dự án đem lại kết quả khả quan, giúp giảm được 12 tấn rác mỗi ngày trên địa bàn.

Chương trình Trường học xanh được triển khai kết hợp với Chương trình Sữa học đường cũng góp phần lan tỏa nhiều giá trị tích cực. Chương trình này giáo dục, hướng dẫn các em học sinh thu gom, phân loại và xử lý sơ vỏ hộp sữa trước khi chuyển giao cho đơn vị tái chế, từ đó vừa tăng tỷ lệ vỏ hộp sữa được tái chế đúng cách, vừa truyền cho thế hệ tương lai ý thức bảo vệ môi trường từ rất sớm.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, không thể không nhắc đến những chương trình thất bại, có thể kể đến như việc thực hiện mô hình 3R tại Hà Nội. Sự thất bại này, theo bà Chi, là một bài học để Hà Nội tiếp tục triển khai các giải pháp mới và tham mưu với Chính phủ.

‘Mở đường’ cho những mô hình tuần hoàn
Ông Nguyễn Như Hạnh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Ninh

Quảng Ninh là một trong những địa phương có sự phát triển kinh tế đột phá và cũng là địa phương triển khai tương đối sớm mô hình kinh tế tuần hoàn.

Ông Nguyễn Như Hạnh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Ninh, cho biết, ngành công nghiệp khai khoáng đã gắn chặt với tỉnh này từ nhiều năm và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của tỉnh nhưng cũng là nguồn phát sinh hàng triệu tấn đất đá thải mỗi năm.

Khoảng 5 năm trở lại đây, sự thay đổi về hạ tầng của Quảng Ninh đã bắt buộc tỉnh phải tìm ra phương án bền vững hơn để xử lý đất thải và nước thải từ các mỏ. Từ đó, đất thải được sử dụng để san đất, còn nước thải được tiếp tục sử dụng cho các công đoạn sản xuất và chế biến than.

Bên cạnh đó, tại các địa phương trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, từ những thành phố có kinh tế phát triển tới những huyện chưa phát triển đều đang triển khai những hoạt động phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt và đem lại nhiều kết quả tích cực.

Không chỉ Quảng Ninh hay Hà Nội mà hàng loạt tỉnh, thành phố của Việt Nam đang tích cực triển khai những mô hình kinh tế tuần hoàn, có thể kể đến như Hội An xây dựng chiến lược phục hồi du lịch gắn với kinh tế tuần hoàn; TP.HCM đưa ra đề án phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ và kinh tế tuần hoàn giai đoạn 2020 – 2025; Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm kinh tế tuần hoàn gắn với kinh tế biển tại Côn Đảo…

Các địa phương tích cực triển khai kinh tế tuần hoàn

Nói về những nỗ lực của địa phương, ông Hạnh cho biết, mô hình kinh tế tuần hoàn đang có nhiều thuận lợi khi triển khai bởi đã có chủ trương của Nhà nước. Tuy nhiên, không ít những khó khăn đang đặt ra cho các mô hình này, chủ yếu đến từ chính sách và hành lang pháp lý chưa đầy đủ.

Ông Hạnh lấy ví dụ, khi sử dụng đất đá thải để san lấp, các doanh nghiệp vẫn phải chịu mọi chi phí và chịu thêm thuế bảo vệ môi trường. “Như vậy thì doanh nghiệp làm gì còn hào hứng”, đại diện ngành môi trường tỉnh Quảng Ninh đặt vấn đề.

Một vấn đề khác là chính sách ưu tiên cho những sản phẩm tái chế. Theo ông Hạnh, đây là điều hết sức quan trọng để tạo ra hiệu ứng “mưa dầm thấm lâu”, từ đó giúp người dân quen dần với việc sử dụng nguyên liệu tái chế, thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế.

Đồng quan điểm về việc cần có thêm nhiều chính sách khuyến khích kinh tế tuần hoàn, bà Chi cũng đề cập đến một lực lượng mang tính nòng cốt trong việc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đó là những bác hưu trí, hội nông dân và hội phụ nữ ở từng địa phương.

Có sự chung tay của lực lượng nòng cốt này, kết hợp với chính sách khuyến khích từ phía Nhà nước, sự tham gia của chính quyền, doanh nghiệp và các tổ chức phát triển, bà Chi kỳ vọng các mô hình hướng đến kinh tế tuần hoàn tại Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác sẽ đạt được hiệu quả cao hơn nữa, được nhân rộng tới khắp mọi miền tổ quốc.

Cơ hội khởi nghiệp với kinh tế tuần hoàn

Cơ hội khởi nghiệp với kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Theo bà Diana Torres, Trưởng phòng Chính sách công Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam, kinh tế tuần hoàn là chìa khóa cho sứ mệnh phục hồi kinh tế xanh hậu Covid-19, đem lại nhiều cơ hội cho các quốc gia, các doanh nghiệp và dự án khởi nghiệp.

6 bài học thiết lập kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam nhìn từ Nhật Bản

6 bài học thiết lập kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam nhìn từ Nhật Bản

Phát triển bền vững -  2 năm

Nhanh chóng áp dụng các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020; loại bỏ dần các nhà máy đốt rác; tận dụng triệt để rác hữu cơ để ủ phân vi sinh là một số điều Việt Nam cần thực hiện để quản lý hiệu quả rác thải rắn và thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn, nhìn từ kinh nghiệm của Nhật Bản.

Doanh nghiệp Thái với cuộc chơi kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Doanh nghiệp Thái với cuộc chơi kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 năm

Nhiều doanh nghiệp lớn đến từ Thái Lan đang ứng dụng kinh nghiệm quốc tế để triển khai những giài pháp thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Thúc đẩy các sáng kiến kinh doanh tuần hoàn

Thúc đẩy các sáng kiến kinh doanh tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Cuộc thi tìm kiếm, hỗ trợ mô hình kinh doanh về giảm nhựa PlastiNOvation được khởi động nhằm mục đích thúc đẩy các sáng kiến kinh doanh tuần hoàn.

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Phát triển bền vững -  2 giờ

Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.

Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Phát triển bền vững -  1 ngày

Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.

Phân bổ hạn ngạch khí thải cho 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh

Phân bổ hạn ngạch khí thải cho 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh

Phát triển bền vững -  1 ngày

Hạn ngạch khí thải sẽ được phân bổ cho 150 cơ sở thuộc lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép và sản xuất xi măng trong giai đoạn đầu.

Nâng cao nhận thức giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai

Nâng cao nhận thức giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai

Phát triển bền vững -  2 ngày

Triển lãm sáng tạo “Đồng nát ve chai và tương lai rác nhựa” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  1 tuần

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh

Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Leader talk -  1 giờ

Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Phát triển bền vững -  2 giờ

Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Leader talk -  2 giờ

Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Tiêu điểm -  3 giờ

Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.

Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp

Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp

Sổ tay quản trị -  3 giờ

Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.