Bản chất và cơ hội của kinh tế tuần hoàn
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), kinh tế tuần hoàn cần được hiểu rộng hơn phạm vi tái chế, xử lý rác thải.
Được sự quán triệt của các cơ quan Trung ương, mô hình kinh tế tuần hoàn đã và đang tiếp tục được lan tỏa tới từng địa phương, được lồng ghép vào các sáng kiến, kế hoạch, chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế.
Mới đây, TP.HCM đã thông qua đề án Phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ và kinh tế tuần hoàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn được giao cho Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM chủ trì.
Mục tiêu của kế hoạch này là thúc đẩy quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, với kỳ vọng góp phần tích cực đưa kinh tế TP.HCM chuyển dịch theo hướng bền vững và hiện đại.
Trước đó, vào cuối năm 2021, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng công bố kế hoạch thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại huyện Côn Đảo, là địa phương có thế mạnh về kinh tế biển. Với kế hoạch này, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá cho huyện Côn Đảo cũng như cho toàn tỉnh, phù hợp với xu thế phát triển bền vững đang đặt ra trong bối cảnh mới.
Một địa phương có thế mạnh về du lịch và kinh tế biển khác là Hội An cũng đặt kinh tế tuần hoàn là chiến lược mũi nhọn phục hồi ngành du lịch hậu đại dịch. Chính quyền TP. Hội An đã ký kết Khung kế hoạch doanh nghiệp giảm rác thải hướng tới Hội An – điểm đến xanh giai đoạn 2021 – 2023, phối hợp cùng các tổ chức phát triển.
Khung kế hoạch hành động được kỳ vọng sẽ tạo đà cho Hội An trở thành điểm đến xanh, khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp chung tay hành động thúc đẩy du lịch bền vững.
Trong khi đó, tỉnh Thừa Thiên Huế lựa chọn thúc đẩy kinh tế tuần hoàn thông qua mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đầu tháng 4, trong khuôn khổ Diễn đàn phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo bền vững năm 2022, Mạng lưới kinh tế tuần hoàn Thừa Thiên Huế đã chính thức ra mắt, với kỳ vọng thúc đẩy và lan tỏa sáng kiến về kinh tế tuần hoàn.
Có thể thấy, kể từ khi được đưa vào văn kiện Đại hội Đảng XIII, Luật Bảo vệ môi trường 2020, kinh tế tuần hoàn ngày càng được lan tỏa, trở thành một xu thế chung, được lồng ghép vào các chiến lược phục hồi vào phát triển kinh tế của từng địa phương.
Theo TS. Đào Văn Mạnh, Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), việc lồng ghép các tiêu chí thực hiện kinh tế tuần hoàn vào chiến lược phát triển của địa phương, tổ chức áp dụng thí điểm đối với các lĩnh vực là hợp phần quan trọng trong việc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Những hoạt động này giúp kinh tế tuần hoàn không chỉ nằm trên giấy tờ, lý thuyết mà từng bước được đưa vào thực tiễn. Qua đó tìm ra những sáng kiến, những cách thức triển khai hiệu quả nhất để ứng dụng trên quy mô lớn hơn.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), kinh tế tuần hoàn cần được hiểu rộng hơn phạm vi tái chế, xử lý rác thải.
Muộn nhất là đến hết năm 2023 Việt Nam sẽ có kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn, làm cơ sở để triển khai toàn diện các giải pháp thúc đẩy mô hình này.
Tính đến năm 2021, Heineken Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu không rác thải chôn lấp tại các nhà máy, sớm hơn 4 năm so với mục tiêu của tập đoàn mẹ trên toàn cầu.
Theo ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh, nền kinh tế tuần hoàn đúng nghĩa cần có định hướng ngay từ đầu, tức là sản phẩm, bao bì phải được thiết kế phù hợp với mục tiêu thu gom, tái chế, xử lý có hiệu quả thay vì chỉ hô hào ở công đoạn thu gom, xử lý.
ThS. Đặng Thị Tuyết Ngân, Đại học Bách khoa Hà Nội nhận giải khuyến khích Giải thưởng sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi cho công trình nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Thaco auto vừa giới thiệu mẫu xe giường nằm cao cấp thế hệ mới - Thaco Mobihome 120, với thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, khả năng vận hành ổn định, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và du lịch đường dài.
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Bộ Xây dựng hôm nay đã cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 01/2025/GPKDVCHK cho Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc (tên thương hiệu Sun PhuQuoc Airways).
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.
Giữa không gian hoang sơ và kỳ vĩ của đảo ngọc Cát Bà, khu thấp tầng Xanh Boutique không chỉ sở hữu vị trí trung tâm đắc địa mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ với cảm hứng làng nghề truyền thống và thiết kế linh hoạt, tối ưu công năng.
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?