Sau một thời gian thi công mở rộng, đến nay Cảng Chu Lai (thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam) có khả năng tiếp nhận cùng lúc 3 tàu có tải trọng 20.000 tấn, góp phần nâng cao năng lực chuỗi dịch vụ logistics tại đây.
Cảng Chu Lai được mở rộng và có thể tiếp nhận cùng lúc 3 tàu có tải trọng 20.000 tấn. Ảnh: VGP/Thế Phong
Ông Trần Hữu Hoàng, Giám đốc Cảng Chu Lai cho biết, dự án mở rộng cảng Chu Lai có tổng kinh phí 120 tỷ đồng, nâng mức đầu tư xây dựng cảng Chu Lai từ năm 2010 đến nay lên gần 800 tỷ đồng. Dự án bao gồm các hạng mục như mở rộng cầu cảng, mở rộng và nâng cấp hệ thống kho bãi, hoàn thiện kết cấu hạ tầng…
Đến nay, cầu cảng Chu Lai có chiều dài gần 500 m, độ sâu trước bến -9,5 m, có khả năng tiếp nhận cùng lúc 3 tàu có tải trọng 20.000 tấn, bao gồm các loại tàu hàng tổng hợp và tàu hàng lỏng. Hệ thống kho bãi, xưởng được mở rộng từ 71.040 m2 (năm 2016) lên 91.200 m2, bao gồm kho ngoại quan (57.600 m2), kho hàng (13.440 m2), xưởng tháo kiện kiểm hàng (20.160 m2), trong đó xưởng tháo kiện kiểm hàng là hạng mục hoàn toàn mới, được đưa vào khai thác từ đầu năm 2017.
Cảng Chu Lai được chia làm 3 phân khu chức năng riêng biệt cho các loại hàng khác nhau, gồm hàng container, hàng rời tổng hợp và hàng lỏng, đáp ứng nhu cầu của các hãng tàu và các doanh nghiệp trong khu vực khi đến cảng xếp dỡ, giao nhận hàng hóa.
Cùng với hệ thống kho bãi, Cảng Chu Lai còn đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị xếp dỡ hiện đại như 3 cẩu hàng, 1 cẩu bánh lốp, 4 xe nâng chụp, 35 xe nâng với thiết bị bốc xếp hiện đại, đồng bộ, cùng với tàu lai dắt và trên 20 xe đầu kéo có công suất lớn nhằm bảo đảm tối ưu hiệu quả hoạt động của cảng.
Bên cạnh phục vụ nhu cầu vận chuyển xe thành phẩm, vật tư, linh kiện phụ tùng phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp hỗ trợ tại Khu kinh tế mở Chu Lai, Cảng còn cung cấp các dịch vụ đa dạng, tiện ích như lai dắt, cứu hộ, xếp dỡ hàng hóa, kiểm đếm, lưu kho, vận chuyển đường biển nội địa, giao nhận vận tải và đại lý tàu biển, dịch vụ cầu bến, cùng các dịch vụ tàu biển liên quan.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, cảng đã tiếp nhận 150 lượt tàu cập cảng, thực hiện gần 200 lượt dịch vụ lai dắt tàu biển, xếp dỡ 23.000 lượt TEU container và 140.000 tấn hàng rời, tương đương 600.000 tấn hàng qua cảng. Ngành hàng qua cảng chủ yếu là sản phẩm công nghiệp ô tô, lương thực, hàng nông sản, hạt nhựa, sơn, hóa chất, bình điện, hàng tiêu dùng...
Theo ông Trần Hữu Hoàng, bên cạnh các tuyến vận tải nội địa, hiện có các tuyến vận tải biển 2 chiều Chu Lai-Fangcheng (Trung Quốc), Chu Lai-Incheon (Hàn Quốc), trong thời gian tới cảng sẽ tiếp tục mở các tuyến hàng hải quốc tế từ các cảng Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản về trực tiếp cảng Chu Lai.
Trong giai đoạn 2018-2020, cảng Chu Lai tiếp tục nạo vét tuyến luồng đến độ sâu -10,7 m để có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 tấn vào năm 2019, và tiếp tục nạo vét đến độ sâu -12m để đón tàu có trọng tải 40.000 tấn sau năm 2020.
Cảng Chu Lai được Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải đầu tư xây dựng năm 2010 và đưa vào hoạt động từ tháng 5/2012, là cảng biển, luồng vào cảng tính từ phao số 0 có chiều dài 11 km, có ưu điểm kín gió, kết nối với Quốc lộ 1A và đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, thuận tiện cho tàu hàng ra vào cập bến. Công suất khai thác của cảng đạt 1,5 triệu tấn hàng tổng hợp và 150.000 TEUs container mỗi năm.
ĐBSCL là một trong số ít vùng trên thế giới có lợi thế đặc biệt về sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế biển, một trung tâm sản xuất hàng hóa lớn trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu.
Việt Nam không thể khai thác biển tốt nếu không khẳng định được sự hiện diện của mình trên đại dương với tư cách là một thực lực, một cường quốc biển. Mọi lời tuyên bố về chủ quyền chỉ mang lại lợi ích thực tế cho quốc gia khi nó gắn liền với thực lực và thông qua sự hiện diện sức mạnh quốc gia tại vùng có chủ quyền.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.