Khởi nghiệp
MoMo lên kế hoạch IPO
MoMo xây dựng hình tượng là một chú đại bàng kiêu hãnh, mạnh mẽ, có sức sáng tạo - đại diện cho các doanh nghiệp Việt Nam quật cường.
Siêu ứng dụng MoMo vừa công bố hoàn thành vòng gọi vốn Series D từ các nhà đầu tư hàng đầu thế giới. Mặc dù không tiết lộ số vốn nhưng các chuyên gia nhận định MoMo hiện là fintech nhận đầu tư có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường Việt Nam hiện tại.
Ông Nguyễn Mạnh Tường, đồng sáng lập và Phó chủ tịch MoMo cho hay, nguồn vốn đầu tư lần này tập trung vào ba mục tiêu chính.
Đầu tiên là tiếp tục xây dựng nền tảng công nghệ và cuối cùng bản chất công nghệ thông tin hay fintech là cuộc chiến "đốt tiền". Tiền ở đây theo ông Tường là chuyện xây dựng một sản phẩm đủ tốt để khách hàng dùng thấy vui, thấy hạnh phúc. Đó là điểm tiên quyết.
"Phần lớn của nguồn tiền tiếp tục để xây dựng sản phẩm, xây dựng kết nối, đầu tư vào công nghệ. Chúng tôi xây dựng một research lab đầu tư vào nghiên cứu sâu về công nghệ deep learning, về AI. Đó là nhiệm vụ trọng tâm trong nguồn vốn đầu tư lần này", đồng sáng lập MoMo chia sẻ.
Nhiệm vụ thứ hai là xây dựng giải pháp cho đối tác. Trước đây, MoMo tập trung nhiều vào khách hàng với các dịch vụ cơ bản như thanh toán, nhưng công ty đang lên kế hoạch đưa ra một nhóm các dịch vụ mới nhằm giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số như: là giúp tìm kiếm khách hàng, tiếp cận với hàng chục triệu khách hàng của MoMo, các giải pháp về chăm sóc khách hàng...
Thực tế, ngành bán lẻ Việt Nam đang gặp khó khăn trong chuyện không biết khách hàng là ai, khi khách hàng thanh toán tiền mặt. Khi đó, doanh nghiệp không có dữ liệu để phân tích, tìm hiểu, nhận định để thay đổi sản phẩm, thay đổi cách tiếp cận... Thông qua MoMo, các đối tác có thể cải thiện sản phẩm và cũng như giải pháp CSKH.
Trọng tâm còn lại theo ông Tường là sẽ tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp trong hệ sinh thái số. Đại diện MoMo cho biết, công ty đã có kế hoạch IPO trong thời gian tới và đang chuẩn bị cho quá trình đó.

Nhận định về thị trường, ông Tường đánh giá, đối thủ lớn nhất của MoMo hiện là "tiền mặt". Đơn cử như việc để khách hàng đi ra một quán cà phê rút điện thoại ra thanh toán vẫn là thách thức. Thách thức khác là những vấn đề liên quan đến bảo mật, an toàn thông tin của người dùng khi sử dụng các nền tảng số.
"Chúng ta cần quản lý được rủi ro để sử dụng được tiện ích mà nền tảng công nghệ số mang lại, đó là việc không thể một sớm một chiều. Việc đó thì một mình chúng tôi cũng không làm được, do đó, chúng ta hãy cùng nhau giải quyết bài toán đó để đánh lại đối thủ lớn nhất là tiền mặt", ông Nguyễn Mạnh Tường nói.
Để làm được điều này, MoMo sẽ phối hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với khách hàng trên MoMo. Trước đây, việc tiếp cận ấy tương đối khó khăn, nhưng bây giờ MoMo đã có sản phẩm như: tính năng “Ưu đãi” cung cấp các thẻ quà tặng để các doanh nghiệp đưa sản phẩm lên bán trên MoMo.
Và MoMo vốn am hiểu khách hàng sẽ biết đối tượng nào phù hợp với sản phẩm gì, và sử dụng thuật toán giúp cá nhân hóa sản phẩm phù hợp với từng khách hàng phù hợp, trong khu vực bán kính ví dụ như 2-3 km mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đấy cung cấp dịch vụ. Ví dụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về F&B, về đồ ăn, thức uống.
Bên cạnh đó, MoMo cung cấp giải pháp về chăm sóc khách hàng. Nếu khách hàng sử dụng tiền mặt, doanh nghiệp sẽ không biết họ là ai. Nhưng khi có một giải pháp như thanh toán bằng MoMo, có thể biết cụ thể tên, tuổi, thói quen, để từ đó nhắc nhở, chăm sóc khách hàng một cách dễ dàng và tiện lợi.
Đặc biệt, MoMo còn hướng tới cung cấp các dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phân tích số. Bởi để hiểu hơn về khách hàng, doanh nghiệp cần dựa trên các thông tin, số liệu, để từ đó đưa ra những góc nhìn thấu hiểu khách hàng hơn, cũng như điều chỉnh lại cách tiếp cận khách hàng.
Bên cạnh đó, Phó chủ tịch MoMo còn chia sẻ về trách nhiệm của công ty với xã hội, cộng đồng và hệ sinh thái xung quanh. Thể hiện qua việc doanh nghiệp này đã dành ra một khoản tiền nhận đầu tư cho MoMo Innovation Ventures để cung cấp tài chính, kinh nghiệm, kiến thức và thậm chí là tiếp cận khách hàng cho các startup.
Ngoài ra, MoMo cũng đang có kế hoạch xây dựng cộng đồng và chia sẻ kiến thức, về những kỹ năng mà MoMo có, ví dụ như kỹ năng tăng trưởng số (growth hacking). MoMo đã có kinh nghiệm growth hacking như trong khoảng 5 năm vừa qua, tăng trưởng hơn 23 lần khách hàng, hay trong năm 2020 tăng trưởng gấp đôi từ 10 triệu lên 23 triệu khách.
"Growth hacking bản chất là một sự kết hợp giữa phân tích dữ liệu, đổi mới về sản phẩm cũng như các kiến thức về Marketing. Đó là sự kết hợp giữa nhiều lĩnh vực với nhau để tạo nên một khả năng tăng trưởng khách hàng nhanh trong thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng khách hàng. Đó là những ví dụ mà chúng tôi mong muốn chia sẻ với cộng đồng, với các doanh nghiệp để chúng ta cùng nhau phát triển", ông Tường nhấn mạnh.
Momo gọi vốn thành công vòng Series D xây siêu ứng dụng
Grab Financial nhận 300 triệu USD đầu tư
Vòng gọi vốn Series A đánh dấu cột mốc tăng trưởng tiếp theo của Grab Financial, khi tổng doanh thu trong năm 2020 tăng hơn 40% so với năm 2019, đồng thời đạt được những bước phát triển quan trọng.
Công nghệ 4.0 của ngành tóc
Ban lãnh đạo chuỗi tóc 30Shine luôn coi công nghệ là yếu tố cạnh tranh cốt lõi, coi đây là cánh tay nối dài để doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng tốt hơn mỗi ngày.
Be Group tham vọng làm ngân hàng số "Make in Việt Nam"
Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực vận tải - công nghệ, Be Group đã bắt tay cùng VPBank giới thiệu Ngân hàng số Cake - lần đầu tiên tại Việt Nam, một ngân hàng số được kết nối để hiển thị trên nền tảng ứng dụng gọi xe.
Momo gọi vốn thành công vòng Series D xây siêu ứng dụng
Đại diện Momo cho biết, nguồn vốn mới huy động sẽ được sử dụng để xây dựng nền tảng Siêu ứng dụng (Super App) mới, nâng cấp hệ sinh thái của MoMo nhằm phục vụ hàng chục triệu người dùng và đối tác kinh doanh tại Việt Nam.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.