Khởi nghiệp
Công nghệ 4.0 của ngành tóc
Ban lãnh đạo chuỗi tóc 30Shine luôn coi công nghệ là yếu tố cạnh tranh cốt lõi, coi đây là cánh tay nối dài để doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng tốt hơn mỗi ngày.
Với nhiều doanh nghiệp, "công nghệ" như một mỹ từ, khi nghe rất hay thực tế áp dụng lại rất khó. Hiện nay, dù đã có nhiều công nghệ mới ra đời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tối ưu chi phí, nhưng áp dụng như thế nào, kiểm soát ra sao, thì không phải doanh nghiệp hay ngành nghề nào cũng hái được quả ngọt.
Ngành tóc là một ví dụ điển hình. Nếu 5-10 năm trước, ngành tóc gắn liền với vỉa hè, gốc cây và người thợ cắt tóc thuần túy, thì giờ đây đã được nâng cấp thành chuỗi salon tóc sạch, đẹp, dịch vụ được làm theo quy chuẩn, cùng nhiều công nghệ 4.0 giúp kiểm soát, vận hành hiệu quả hơn.
Ông Bùi Quang Hùng, đồng sáng lập và Giám đốc Marketing 30Shine nhớ lại giai đoạn 2016 kể, có người hình dung 30Shine là một ứng dụng đặt lịch cắt tóc, có người lại nghĩ 30Shine là một website, hay đơn thuần 30Shine khác các salon tóc khác là nhờ có tablet thanh toán, đánh giá chất lượng dịch vụ.
"Mỗi người lại có hình dung khác nhau về công nghệ. Nhưng tất cả những hình dung đó chỉ là biểu hiện của công nghệ, chứ không phải yếu tố cốt lõi. Với 30Shine, công nghệ được hiểu là cánh tay nối dài để chuỗi có thể phục vụ khách hàng tốt hơn. Tất cả những gì chúng tôi có thể định nghĩa, quy chuẩn được, thì đều áp dụng công nghệ để nhân rộng, tự động hóa các bước, tiết kiệm tối đa sức người", đồng sáng lập 30Shine chia sẻ.
Với cách quản trị truyền thống, ông Hùng cho biết, người chủ doanh nghiệp có thể chạy đi chạy lại giữa một vài cửa hàng. Nhưng khi số lượng salon tóc lên tới gần 100 điểm, trải khắp 20 tỉnh thành như 30Shine, thì điều này là bất khả thi. Do đó, ban lãnh đạo 30Shine từ đầu đã coi công nghệ là yếu tố cạnh tranh cốt lõi.

"Thông qua một chiếc smartphone hay máy tính, chúng tôi có thể kiểm soát từng cửa hàng đang hoạt động, đánh giá tức thời về mức độ hiệu quả, dự báo doanh số, lượng khách, hiệu suất trong ngày... Và thậm chí, ngồi ở Việt Nam cũng dễ dàng kiểm soát ở Thái Lan nhờ công nghệ", ông Bùi Quang Hùng nói.
Một ứng dụng khác của công nghệ, theo đại diện 30Shine đó là khả năng tối ưu, nâng cấp dễ dàng. Cuối năm 2017, 30Shine có hơn 20 salon tóc nhưng đã gặp bài toán khó về lưu lượng khách truy cập, cũng như đặt lịch, do công ty vẫn sử dụng các máy chủ vật lý.
Nhu cầu cắt tóc của nam giới vào thời điểm cuối năm tăng cao khiến hệ thống luôn trong tình trạng quá tải, đòi hỏi 30Shine nâng cấp về mặt công nghệ. Nhưng nếu tiếp tục sử dụng hệ thống máy chủ vật lý sẽ gây tốn kém về mặt chi phí, chưa kể để triển khai mất nhiều thời gian, không đáp ứng được tính linh hoạt.
"Ban lãnh đạo 30Shine lúc đó đã đưa ra một quyết định táo bạo là áp dụng ngay công nghệ điện toán đám mây của Amazon Web Services - một công nghệ tiên tiến và khá mới mẻ tại Việt Nam thời đó. Cho đến tận bây giờ, chúng tôi vẫn nói với nhau, đó thực sự là một quyết định đúng đắn", nhà đồng sáng lập 30Shine chia sẻ.
Năm ngoái, trước Tết Nguyên Đán 2020, 30Shine đón hơn nửa triệu lượt khách sử dụng dịch vụ, nhưng hệ thống vận hành vẫn trơn tru. Ngược lại, trong đại dịch Covid-19 năm nay, từng có thời điểm toàn bộ hệ thống 30Shine phải đóng cửa theo chỉ đạo giãn cách xã hội của Chính phủ, nhưng không cần tối ưu chi phí về mặt công nghệ, do hệ thống được dễ dàng điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu khách hàng.
"Để có một hệ thống ưu việt, 30Shine cần những công nghệ hàng đầu thế giới như Amazon Web Services. Cái được ở đây là sự ổn định, cùng nhiều tiện ích đi kèm trong hệ sinh thái Amazon. Nhờ đó, 30Shine tối ưu được tới 80% chi phí về mặt công nghệ trên một khách so với hệ thống trước đây", ông Hùng khẳng định.
Bên cạnh đó, nền tảng công nghệ tốt còn giúp 30Shine phục vụ cho lượng khách hàng thường xuyên lên tới 230.000 người mỗi tháng. Ứng dụng 30Shine trên các chợ ứng dụng phổ biến của Apple, Google luôn nằm top đầu chuyên mục chăm sóc sức khỏe.
Công nghệ và đổi mới cũng chính là mục tiêu được chuỗi tóc nam số một Việt Nam đặt ra hàng tuần. Nếu như trong năm 2019, mỗi tuần 30Shine đưa ra 30 đổi mới, thì tới năm nay con số này lên tới 150 đổi mới mỗi tuần trên toàn chuỗi gần 100 salon tóc.
Tất nhiên, trong quá khứ, không phải đổi mới nào ở 30Shine cũng áp dụng thành công vào thực tế. Theo như ông Bùi Quang Hùng chia sẻ, 30Shine trong suốt nhiều năm qua liên tục thử và sai. Công ty không ngại việc thử nghiệm hay áp dụng cái mới. Quan trọng là tìm ra được giải pháp tối ưu cho toàn bộ chuỗi.
Chẳng hạn, đội ngũ 30Shine từng thử nghiệm đưa công nghệ tân tiến Augmented Reality (thực tế ảo tăng cường) vào quy trình, nhằm giúp khách hàng chọn ra kiểu tóc ưng ý trước khi cắt. Nhưng tới khi triển khai, công nghệ này thực tế không phát huy hiệu quả.
"Trong ngành tóc, công nghệ không phải là tất cả. Có những khâu vẫn cần tới sự khéo léo, linh hoạt của con người. Chúng tôi nhận ra, ngoài công nghệ, 30Shine được lòng khách hàng còn nhờ bàn tay của người thợ cắt tóc. Đó là lý do chúng tôi đầu tư rất nhiều về mặt nhân sự, liên tục đào tạo, nâng cao tay nghề người thợ", ông Hùng nói.
Thực tế cho thấy, sự ra đời của các mô hình như 30Shine đã đem tới sự thay đổi đáng kể cho ngành tóc Việt Nam. Không chỉ mặt bằng chung chất lượng các dịch vụ chăm sóc tóc được cải thiện, mà 30Shine còn dẫn đầu xu hướng tạo ra các trào lưu mới với tư cách là đơn vị đứng đầu ngành, nhờ sở hữu lượng dữ liệu khổng lồ trong suốt nhiều năm qua.
Từ các văn phòng, quán cà phê, cho tới các địa điểm giải trí công cộng, nam giới Việt Nam đang đẹp lên mỗi ngày. Quan điểm làm đẹp của phái mạnh Việt Nam cũng đang thay đổi nhanh chóng, không chỉ đơn thuần là cắt tóc, mà còn là rất nhiều các dịch vụ tiện ích như: uốn, nhuộm, đắp mặt nạ, tẩy da chết... - chính là dư địa để các chuỗi tóc chuyên nghiệp, bài bản như 30Shine phát triển trong thời gian tới.
Báo Hàn gọi 30Shine là chuỗi tóc lớn nhất Đông Nam Á
Be Group tham vọng làm ngân hàng số "Make in Việt Nam"
Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực vận tải - công nghệ, Be Group đã bắt tay cùng VPBank giới thiệu Ngân hàng số Cake - lần đầu tiên tại Việt Nam, một ngân hàng số được kết nối để hiển thị trên nền tảng ứng dụng gọi xe.
Momo gọi vốn thành công vòng Series D xây siêu ứng dụng
Đại diện Momo cho biết, nguồn vốn mới huy động sẽ được sử dụng để xây dựng nền tảng Siêu ứng dụng (Super App) mới, nâng cấp hệ sinh thái của MoMo nhằm phục vụ hàng chục triệu người dùng và đối tác kinh doanh tại Việt Nam.
2 startup Việt Nam đáng chú ý nhất Đông Nam Á năm 2020
Nổi bật trong danh sách 13 startup được KrASIA bình chọn có 2 cái tên đến từ Việt Nam gồm: Tiki và AppotaPay.
Startup hóa đơn điện tử Việt Nam ra đời giữa đại dịch
Sử dụng Vatnow, toàn bộ quy trình đều được tự động hóa, quản lý tập trung. Chỉ mất ba giây từ lúc yêu cầu đến nhận hóa đơn điện tử đều được quản lý tập trung thông qua ứng dụng và email.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.