Khởi nghiệp
Grab Financial nhận 300 triệu USD đầu tư
Vòng gọi vốn Series A đánh dấu cột mốc tăng trưởng tiếp theo của Grab Financial, khi tổng doanh thu trong năm 2020 tăng hơn 40% so với năm 2019, đồng thời đạt được những bước phát triển quan trọng.
Grab Financial Group trực thuộc Grab vừa công bố nhận được hơn 300 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A do Hanwha Asset Management - công ty quản lý tài sản hàng đầu Hàn Quốc, dẫn dắt. Các nhà đầu tư khác trong vòng gọi vốn này gồm có K3 Ventures, GGV Capital, Arbor Ventures và Flourish Ventures.
Vòng gọi vốn Series A đánh dấu cột mốc tăng trưởng tiếp theo của Grab Financial, khi tổng doanh thu trong năm 2020 tăng hơn 40% so với năm 2019, đồng thời đạt được những bước phát triển quan trọng.
Cụ thể, lượng người dùng hàng tháng của AutoInvest, dịch vụ quản lý tài sản bán lẻ của Grab Financial, đã tăng gần gấp đôi vào tháng 12/2020. Dịch vụ phân phối sản phẩm bảo hiểm cũng ghi nhận mức tăng trưởng đột phá với lượng người dùng hàng tháng tăng gấp 4 lần, đạt hơn 4,5 triệu người dùng chỉ trong vòng 3 tháng.
Tính đến nay, Grab Financial đã phân phối thành công hơn 70 triệu hợp đồng bảo hiểm kể từ lần đầu tiên ra mắt vào tháng 4/2020. Mới đây, liên doanh Grab-Singtel cũng đã được Cơ quan Tiền tệ Singapore lựa chọn để cấp phép thành lập ngân hàng kỹ thuật số toàn diện, nhằm phục vụ phân khúc khách hàng chưa được tiếp cận với ngân hàng.
Khoản đầu tư mới nhất cũng cho thấy cơ hội đang mở ra trên thị trường dịch vụ fintech giàu tiềm năng của Đông Nam Á, thị trường được dự đoán có thể đạt mức doanh thu lên đến 60 tỷ USD vào năm 2025.
Grab Financial đặt kế hoạch sử dụng nguồn vốn vừa huy động được để tiếp tục hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tiếp cận với lợi ích của những dịch vụ tài chính, thông qua việc đẩy mạnh đầu tư vào phát triển nhân sự, mở rộng các dịch vụ khắp Đông Nam Á để mang các giải pháp tài chính có chi phí hợp lý, thuận tiện và minh bạch hơn đến với mọi người dân.
Ông Reuben Lai, Giám đốc điều hành cấp cao của Grab Financial cho biết, Đông Nam Á đang ở giai đoạn mấu chốt, khi đại dịch Covid-19 đang thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ tài chính kỹ thuật số để người dân có thể dựa vào đó phát triển và bảo đảm thu nhập.
Do đó, công ty đã thu hút được năng lực chuyên môn từ các nhà đầu tư hàng đầu, những người am hiểu dịch vụ tài chính và fintech, để từ đó có thể tiếp tục xây dựng và mở rộng khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính có chi phí hợp lý, minh bạch cho hàng triệu người dùng và doanh nghiệp nhỏ, góp phần phát triển tài chính toàn diện trong khu vực.
Tại Đông Nam Á, có hơn 70% người trưởng thành vẫnchưa được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng và hàng triệu doanh nghiệp SME cầnhuy động nguồn vốn. Grab Financial đặt mục tiêu đáp ứng nhu cầu tài chính cho các nhóm dânsố này, đồng thời thu hẹp khoảng cách về tài chính toàn diện trong khu vực.
Grab thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số
Công nghệ 4.0 của ngành tóc
Ban lãnh đạo chuỗi tóc 30Shine luôn coi công nghệ là yếu tố cạnh tranh cốt lõi, coi đây là cánh tay nối dài để doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng tốt hơn mỗi ngày.
Be Group tham vọng làm ngân hàng số "Make in Việt Nam"
Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực vận tải - công nghệ, Be Group đã bắt tay cùng VPBank giới thiệu Ngân hàng số Cake - lần đầu tiên tại Việt Nam, một ngân hàng số được kết nối để hiển thị trên nền tảng ứng dụng gọi xe.
Momo gọi vốn thành công vòng Series D xây siêu ứng dụng
Đại diện Momo cho biết, nguồn vốn mới huy động sẽ được sử dụng để xây dựng nền tảng Siêu ứng dụng (Super App) mới, nâng cấp hệ sinh thái của MoMo nhằm phục vụ hàng chục triệu người dùng và đối tác kinh doanh tại Việt Nam.
2 startup Việt Nam đáng chú ý nhất Đông Nam Á năm 2020
Nổi bật trong danh sách 13 startup được KrASIA bình chọn có 2 cái tên đến từ Việt Nam gồm: Tiki và AppotaPay.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Bá Thọ giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kể từ ngày 25/3/2025. Trước khi được bổ nhiệm, ông Thọ đang là thành viên hội đồng quản trị của công ty.
Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam
Sau hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam.
Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới
Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?