Khởi nghiệp
Momo gọi vốn thành công vòng Series D xây siêu ứng dụng
Đại diện Momo cho biết, nguồn vốn mới huy động sẽ được sử dụng để xây dựng nền tảng Siêu ứng dụng (Super App) mới, nâng cấp hệ sinh thái của MoMo nhằm phục vụ hàng chục triệu người dùng và đối tác kinh doanh tại Việt Nam.
Siêu ứng dụng MoMo vừa công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ tư (Series D) từ các nhà đầu tư hàng đầu thế giới, trong đó có các nhà đầu tư mới Goodwater Capital, Kora Management và Macquarie Capital, cùng các nhà đầu tư đang là cổ đông hiện hữu Warburg Pincus, Affirma Capital, và Tybourne Capital Management.
Vòng gọi vốn này do Goodwater, một quỹ đầu tư tài chính đến từ Thung lũng Silicon (Mỹ) và Warburg Pincus cùng dẫn dắt. Tuy nhiên số vốn đầu tư không được các bên tiết lộ.
Đại diện Momo cho biết, nguồn vốn mới huy động sẽ được sử dụng để xây dựng nền tảng Siêu ứng dụng (Super App) mới, nâng cấp hệ sinh thái của MoMo nhằm phục vụ hàng chục triệu người dùng và đối tác kinh doanh tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó Chủ tịch Điều hành & Đồng Tổng Giám đốc của MoMo chia sẻ: "Khoản đầu tư đó không chỉ thể hiện sự công nhận của các nhà đầu tư đối với những thành tựu chúng tôi đã đạt được mà còn thể hiện niềm tin của những nhà đầu tư vào tầm nhìn của MoMo - đó là cung cấp cho người dân Việt Nam khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán di động dễ dàng nhất với chi phí thấp".
Ông Tường khẳng định, vốn đầu tư và các nguồn lực của các nhà đầu tư sẽ giúp Momo đẩy nhanh tốc độ phát triển và giúp công ty củng cố vị thế số một trên thị trường, cũng như nắm bắt những cơ hội rộng mở trong tương lai.
Đồng thời, công ty cũng ra mắt Quỹ đầu tư Đổi mới Sáng tạo MoMo (MoMo Innovation Ventures) nhằm hỗ trợ các công ty khởi nghiệp sáng tạo phát triển và tìm được thị trường thông qua việc kết nối với hệ sinh thái có lượng người dùng rộng lớn MoMo.
Là công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam, các sản phẩm và dịch vụ của MoMo tập trung giải quyết các vấn đề cốt lõi phục vụ mục tiêu phát triển nền kinh tế số của đất nước.
Nền tảng mở của MoMo cho phép hàng chục triệu người dùng và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), dễ dàng tiếp cận và tham gia vào quá trình chuyển đổi số.
Hiện nay, MoMo có 120.000 điểm chấp nhận thanh toán và 30.000 đối tác kinh doanh. MoMo đang kết nối trực tiếp với 28 ngân hàng trong nước và quốc tế lớn nhất tại Việt Nam và cung cấp dịch vụ cho hơn 90% người dân có tài khoản ngân hàng trên cả nước.
Mặc dù thị trường đã có những thay đổi đầy thách thức trong năm 2020, MoMo đã đạt được những kết quả kinh doanh ngoạn mục với lượng khách hàng tăng hơn gấp đôi, đạt 23 triệu khách hàng và tổng sản lượng giao dịch tăng 3,5 lần, đạt con số 14 tỷ USD.
MoMo được biết đến là công ty tiên phong trong lĩnh vực thanh toán di động với sứ mệnh sử dụng công nghệ để mang đến cơ hội bình đẳng cho tất cả người dân Việt Nam trong việc tiếp cận các dịch vụ và sản phẩm tài chính.
MoMo đã xây dựng một hệ sinh thái đáp ứng hầu hết các nhu cầu thiết yếu của hơn 23 triệu khách hàng với hơn 30.000 đối tác kinh doanh trong các lĩnh vực như: Chuyển tiền, Tài chính tiêu dùng - Bảo hiểm, thanh toán, giải trí, thương mại điện tử, mua sắm, vận tải và dịch vụ ăn uống, Quyên góp từ thiện, Thanh toán dịch vụ công…
Ví điện tử MoMo đang nhận được sự hỗ trợ bởi các nhà đầu tư tài chính hàng đầu thế giới như: Goldman Sachs, Standard Chartered Private Equity (SCPE) và Warburg Pincus.
2 startup Việt Nam đáng chú ý nhất Đông Nam Á năm 2020
Startup hóa đơn điện tử Việt Nam ra đời giữa đại dịch
Sử dụng Vatnow, toàn bộ quy trình đều được tự động hóa, quản lý tập trung. Chỉ mất ba giây từ lúc yêu cầu đến nhận hóa đơn điện tử đều được quản lý tập trung thông qua ứng dụng và email.
Startup GoBear gọi vốn 97 triệu USD vẫn phải đóng cửa
Động thái trên của GoBear diễn ra trong bối cảnh nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ tài chính của họ giảm sút trong một khoảng thời gian dài, trong đó dịch vụ bảo hiểm du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Startup blockchain Việt Nam nhận vốn tiến sang Nhật Bản
Icetea có kế hoạch triển khai sang thị trường Nhật là ứng dụng TeaWork, gồm hai phần chính là hệ thống điểm thưởng không cần thủ tục phức tạp; quy trình quản lý hành chính nhân sự tinh gọn phù hợp với các startups đang trong giai đoạn phát triển cũng như các công ty có quy mô vừa và nhỏ, đảm bảo tính bảo mật cao cho nhân viên.
Bỏ Grab, Gojek sẽ sáp nhập cùng kỳ lân Tokopedia?
Công ty sau sáp nhập sẽ trở thành một hãng Internet khổng lồ với giá trị hơn 18 tỷ USD. Hoạt động kinh doanh của công ty này sẽ trải khắp từ gọi xe, thanh toán, mua sắm trực tuyến cho tới giao hàng...
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.