Doanh nghiệp
Một năm sau thương vụ tỷ USD giữa THACO và Hoàng Anh Gia Lai
Cách đây một năm, ngày 8/8/2018, Tập đoàn ô tô Trường Hải (THACO) và Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, theo đó THACO đầu tư vào Công ty Nông nghiệp quốc tế HAGL và dự án HAGL tại Myanmar.
Đối với Công ty Nông nghiệp Quốc tế HAGL, THACO và nhóm cổ đông liên quan đã đầu tư sở hữu 35% cổ phần. Song song đó, công ty bất động sản của THACO là Đại Quang Minh đã sở hữu 51% và sẽ tiếp tục nâng lên 65% cổ phần dự án HAGL tại Myamar. THACO cũng hỗ trợ HAGL về tài chính để tái cơ cấu nợ và thu xếp vốn đầu tư thực hiện chiến lược phát triển bền vững với tổng số tiền dự kiến lên đến hơn 22.000 tỷ đồng gần 1 tỷ USD.
Hoàng Anh Gia Lai hồi sinh
Cú bắt tay giữa THACO và HAGL là thương vụ hợp tác lớn nhất từ trước đến nay trên sàn chứng khoán Việt Nam đối với 2 doanh nghiệp trong nước. Sau 1 năm nhìn lại, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAGL chia sẻ, việc hợp tác tốt đẹp trong năm qua giữa hai doanh nghiệp đã mang đến những kết quả hết sức khả quan. Công ty Nông nghiệp Quốc tế HAGL (HNG) đã thực sự thoát khỏi tình huống rất khó khăn “nghìn cân treo sợi tóc” đồng thời bước vào giai đoạn phát triển mới ổn định, từng bước vững chắc và thịnh vượng hơn.
Cụ thể, THACO đã đầu tư và nắm giữ 35% vốn của HNG với số tiền 3.949 tỷ đồng; đồng thời cho vay 2.464 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty THADI do THACO thành lập đã mua cổ phần 3 công ty con của HNG sở hữu 23.100 ha đất với số tiền là 7.626 tỷ đồng, đồng thời đã nhận nợ vay 2.500 tỷ và sẽ nhận nợ 3.500 tỷ.
Tại dự án bất động sản của HAGL ở Myanmar, Công ty Đại Quang Minh của THACO sau khi sở hữu 65% cổ phần, sẽ mua tiếp 35%, đồng thời sẽ ứng vốn trả nợ đến hạn và chi phí đầu tư cho giai đoạn 2 là 8.155 tỷ đồng.
Như vậy đến nay THACO đã đầu tư tổng số tiền 22.194 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD) như kế hoạch hợp tác đã công bố. Số vốn này giúp HAGL đã cơ bản ổn định dòng tiền và tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp.

Nhờ nguồn tài chính từ THACO, HNG đã chuyển đổi và phát triển vườn cây ăn trái. THACO đã và đang hỗ trợ về quy hoạch về thủy lợi, giao thông, kho… và giải pháp cơ giới hóa cho sản xuất trồng, chăm sóc và thu hoạch tại cho từng loại cây ăn trái trước mắt là chuối.
Trong hoạt động logistics và phân phối, THACO đã phát triển chuỗi giá trị logistics tại Chu Lai với dịch vụ vận tải nông nghiệp chuyên dụng phục vụ cho việc xuất khẩu trái cây, gồm: vận chuyển vật tư nông nghiệp cung cấp cho các vùng trồng; vận chuyển đường bộ trái cây và nông sản từ Lào, Campuchia, Tây Nguyên về cảng Chu Lai và cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh); cung ứng hệ thống kho lạnh bảo quản trái cây và bãi container lạnh; vận chuyển đường biển phục vụ xuất khẩu.
Dự kiến, trong năm 2019, Chu Lai Logistics sẽ vận chuyển hơn 3.200 container, gồm gần 1.800 container trái cây và hơn 1.400 container là hàng hóa tổng hợp đối lưu cho các tuyến vận chuyển. Đặc biệt, THACO cũng đã đầu tư xây dựng kho lạnh trái cây có diện tích gần 5.000m2 và bãi container lạnh hơn 10.000m2; đội xe đầu kéo sơmi rơmoóc lạnh, container lạnh 45 feet giúp nông sản, trái cây và các mặt hàng đông lạnh khác được bảo quản nguyên vẹn, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt chất lượng cao nhất khi đến tay khách hàng.
Đặc biệt, với vai trò là cổ đông lớn có 35% cổ phần, THACO đã hỗ trợ HNG tái cấu trúc toàn diện, bổ sung nhân sự lãnh đạo có tâm và tầm của Tập đoàn THACO vào HĐQT và Ban Tổng giám đốc HNG để cùng tham gia quản trị điều hành.
“Việc hợp tác giữa THACO và HAGL đã duy trì và phát triển Tập đoàn HAGL. Điều này không chỉ giúp giữ được công ăn việc làm ổn định cho hơn 30.000 lao động mà còn mang lại cho hơn 60.000 lao động trong tương lai gần tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar”, ông Đoàn Nguyên Đức đánh giá.
Từ nhận thức của một người đi qua nhiều thăng trầm trong đời kinh doanh, ông Đức cho rằng bên cạnh ý chí và nỗ lực, mình vẫn cần phải có được những người đồng hành tin cậy. THACO và HAGL đã đến với nhau, đã và đang hợp tác hết sức tốt đẹp và trách nhiệm, dung hòa các lợi ích, thúc đẩy tiềm lực của mỗi bên để tạo ra các giá trị vững bền.
THACO đã nỗ lực nhiều hơn cả cam kết
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn THACO chia sẻ, trong hơn một năm qua, Tập đoàn đã nỗ lực thực hiện hơn cả cam kết nhằm đạt được mục tiêu cao nhất mà hợp tác chiến lược đề ra là: Hỗ trợ HAGL về tài chính để tái cơ cấu nợ và thu xếp vốn đầu tư thực hiện chiến lược phát triển bền vững với mục đích đưa công ty nông nghiệp HAGL trở thành một tập đoàn nông nghiệp có quy mô lớn theo hướng công nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Bên cạnh những hỗ trợ cho HNG, THACO còn thành lập Công ty nông nghiệp Đông Dương (THADI) với các chức năng: phân phối, tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm.
Tham gia sản xuất trồng trọt để san sẻ việc chuyển đổi một phần diện tích cây cọ dầu, cây cao su quá lớn của HNG sang trồng mới cây ăn trái, qua đó nghiên cứu để thay đổi phương thức canh tác dựa trên cơ giới hóa và quản trị dựa trên số hóa từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch. Nghiên cứu trồng thêm các loại cây ăn trái mới để phát triển thị trường cao cấp như: Nhật Bản, Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Đông và thị trường Trung Quốc phân khúc cao cấp.

Bên cạnh đó, THACO thành lập và triển khai hoạt động công ty cơ giới, cơ khí và giải pháp nông nghiệp; đã tổ chức các chi nhánh tại Lào, Campuchia; thành lập và triển khai hoạt động công ty logistics chuyên dụng cho cây ăn trái gồm kho bảo quản tại nông trường, phương tiện vận chuyển chuyên dụng từ Lào, Campuchia về Việt Nam; Kho lạnh, kho vật tư nông nghiệp, bãi, tàu container chuyên dụng tại Chu Lai.
Công ty còn thành lập và triển khai đầu tư khu công nghiệp chuyên nông, lâm nghiệp tại khu kinh tế mở Chu Lai với các chức năng chính là sản xuất chế biến các sản phẩm từ trái cây bao gồm nhà máy chế biến trái cây chính và các nhà máy làm bánh, nước uống, sản xuất vật tư phục vụ ngành nông nghiệp và trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm.
Công ty đã khởi công xây dựng nhà máy chế biến trái cây công suất 500.000 tấn/năm. Giai đoạn 1 là 100.000 tấn/năm với vốn đầu tư là 1.373 tỷ đồng. Dự kiến tháng 6/2020 sẽ đi vào hoạt động dây chuyền sấy và IQF (trái cây đông lạnh, và tháng 11/2020 sẽ có sản phẩm Puree và bột.
Trên cơ sở thí điểm ở Chu Lai, THACO sẽ tiếp tục triển khai khu công nghiệp chuyên nông nghiệp ở Đông nam bộ trong thời gian tới.
Với Dự án bất động sản HAGL Myamar, Đại Quang Minh đã chịu trách nhiệm chính đối với dự án này và triển khai thiết kế giai đoạn 2 và nâng cấp giai đoạn 1 với tổng diện tích đất 7,3ha, tổng diện tích sàn xây dựng là 730.000m2; bao gồm trung tâm giao thương mua sắm và giải trí hàng đầu Yangon theo mô hình khu phức hợp cao cấp kiểu mẫu: Trung tâm thương mại - Văn phòng - Khách sạn - Trung tâm hội nghị - Căn hộ cho thuê và sẽ là dấu ấn đầu tư tiên phong và quy mô lớn của doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar, mang lại giá trị bền vững cho khách hàng và cộng đồng.
Vốn đầu tư xây dựng cho giai đoạn 2 ước tính khoảng 10.000 tỷ đồng, chi phí nâng cấp giai đoạn 1 là 535 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư của Dự án Myamar là 16.000 tỷ đồng.
“Sự hợp tác thành công bước đầu của THACO và HAGL đã thực hiện được rất nhiều việc để vượt qua giai đoạn vô cùng khó khăn”, ông Dương chia sẻ.
Trong thời gian tới, mục tiêu của việc hợp tác nhằm đưa công ty nông nghiệp HNG sớm trở thành một tập đoàn nông nghiệp có quy mô lớn theo hướng công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, tạo ra chuỗi giá trị cây ăn trái nhiệt đới trong ngành nông nghiệp Việt Nam tham gia thị trường toàn cầu, góp phần cùng nhiều tập đoàn sản xuất kinh doanh nông nghiệp khác đưa ngành nông nghiệp Việt Nam đứng vào Top 15 nước phát triển nhất thế giới, trong đó lĩnh vực chế biến nông sản đứng vào Top 10 thế giới trong 10 năm tới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thaco chuyển đổi thành holdings với 5 trụ cột
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?
Thị trường thịt heo Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn dần thay thế mô hình nông hộ nhỏ.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Nguồn cung khan hiếm, bất động sản liền thổ tại trung tâm TP.HCM được săn đón
Giữa bối cảnh nguồn cung khan hiếm, các khu dân cư mới với quỹ đất hiếm hoi còn sót lại trở thành tài sản quý giá được khách hàng săn đón. Không chỉ đáp ứng nhu cầu an cư, nhà phố trong khu dân cư còn là kênh đầu tư an toàn với tiềm năng tăng giá liên tục.
Ba vấn đề lớn Luật hóa các nội dung của Nghị quyết 42
Thống đốc cho biết các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết số 42.
Đặt vé máy bay trên app ngân hàng, được hỗ trợ 24/7
Đặt vé máy bay online đang trở nên dễ dàng và an tâm hơn khi người dùng sử dụng app ngân hàng, mọi vấn đề phát sinh được xử lý nhanh chóng 24/7.
Ngân hàng số Cake tạo cách mạng chuyển khoản với AI
Ngân hàng số Cake by VPBank đã ra mắt tính năng "Chuyển tiền nhanh AI”, cho phép người dùng chuyển khoản mà không cần nhập tay thủ công.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.