Tài chính
MSB tiếp tục nâng cao sức khỏe tài chính để phát triển bền vững
Ngân hàng siết chất lượng giải ngân tín dụng và chất lượng dư nợ cho vay, bên cạnh trích lập dự phòng để ứng phó nợ xấu. Mặt khác, MSB liên tục nâng cao chất lượng nguồn vốn, tiếp cận các chuẩn mực an toàn quốc tế, tạo nền tảng phát triển bền vững.
Khẩu vị rủi ro cao, kiểm soát chặt chẽ nợ xấu
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư và chuyên viên phân tích mới đây, CEO MSB, ông Nguyễn Hoàng Linh chia sẻ ngân hàng có thể tăng trích lập dự phòng vào nửa cuối năm sau khi đã thực hiện 95% kế hoạch lợi nhuận năm, điều này sẽ giúp cho các chỉ số an toàn và lợi nhuận của MSB cân bằng hơn.
Trong 2 năm qua, ngân hàng vẫn đang trong quá trình kiểm soát nợ xấu chặt chẽ và từng bước xử lý các tài sản gán nợ tồn đọng. Đến cuối tháng 6, tỷ lệ nợ xấu của MSB ở mức 1,6%, sau khi giảm liên tiếp trong 2 năm trước đó. Dư nợ các khoản vay được cơ cấu do ảnh hưởng Covid-19 tính đến tháng 6/2021 là 241 tỷ đồng, ngân hàng đã thực hiện trích lập 64 tỷ đồng theo đúng quy định của Thông tư 03.
Song song, ngân hàng cũng chi nhiều hơn cho dự phòng, dao động 800 - 1.000 tỷ đồng mỗi năm, gấp đôi so với giai đoạn 2015. Riêng nửa đầu 2021, ngân hàng dành gần 1.100 tỷ đồng trích lập rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
Không chỉ cải thiện “sức đề kháng”, MSB cũng thận trọng phòng vệ ngay từ khâu giải ngân. Các món vay được kiểm tra soát xét kỹ lưỡng về tài sản đảm bảo với từng khách hàng. Ông Linh từng chia sẻ MSB là một trong những ngân hàng có khẩu vị rủi ro chặt chẽ trên thị trường, chú trọng chất lượng dư nợ. Trong 4 năm gần đây, nhà băng này cũng liên tục nâng tỷ trọng các món nợ có tài sản đảm bảo từ gần 79% năm 2018 lên hơn 85% tại thời điểm 30/6/2021.
Tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cũng được ngân hàng kiểm soát chặt, chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu. Tính đến cuối tháng 6, dư nợ ở lĩnh vực bất động sản, chứng khoán – 2 lĩnh vực được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đánh giá rủi ro, chỉ chiếm khoảng 18% tổng dư nợ. Trong đó, cho vay bất động sản chiếm 13,96% và lĩnh vực tài chính 4,1%.
Ngân hàng tập trung giải ngân vào các lĩnh vực ít rủi ro và có tiềm năng phát triển trong bối cảnh đại dịch như y tế, giáo dục, năng lượng sạch. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp cho MSB được cấp hạn mức cao hơn so với mặt bằng chung trong đợt nới chỉ tiêu tín dụng lần hai.
MSB kỳ vọng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25% trong năm nay, qua đó, ngân hàng đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tài sản đạt 190.000 tỷ đồng vào cuối năm.
Từng bước cải thiện chất lượng nguồn vốn
Đi đôi với kiểm soát đầu ra dư nợ, ngân hàng cũng từng bước cải thiện chất lượng vốn, xây dựng nền tảng tài chính mạnh để nới rộng chỉ tiêu tín dụng và ứng phó với các trường hợp bất khả kháng trên thị trường.
Các chỉ số an toàn vốn được MSB tuân thủ và chặt chẽ hơn mức chuẩn NHNN quy định. Đơn cử, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tiếp tục duy trì 23 - 26% trong giai đoạn 2018 - 2020 và giảm xuống còn gần 21,8% vào cuối tháng 6/2021, trong khi tiêu chuẩn là 40%. Điều này một phần nhờ vào cơ cấu nguồn vốn hiệu quả khi tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng chiếm 28,3% tổng tiền gửi khách hàng, đứng thứ 4 toàn ngành. Yếu tố này cũng giúp ngân hàng không bị ảnh hưởng tới biên lãi thuần (NIM) khi giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng.
Trao đổi với nhà đầu tư về hệ số an toàn vốn (CAR), ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết MSB đã liên tục nâng cao chỉ tiêu này từ quanh 10,2% trong 2 năm trước lên 11,6% vào cuối tháng 6/2021, cao hơn mức tối thiểu 8% của NHNN. Ngân hàng đang tiếp tục triển khai tăng vốn điều lệ lên hơn 15.000 tỷ đồng, bằng chia cổ tức cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 30%, qua đó cải thiện năng lực vốn và nâng CAR.
Bên cạnh đó, sau khi trở thành một trong 10 ngân hàng đầu tiên thí điểm thành công Basel II, MSB tiếp tục tiên phong triển khai Basel III trong quản trị rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản.
Theo NHNN, Basel III nâng cao tính bền vững và nhạy bén của các ngân hàng trong việc đối phó với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, bổ sung tỷ trọng vốn rủi ro gia quyền vào tỷ trọng đòn bẩy cuối cùng và rà soát, nâng cao hiệu quả giao dịch ngân hàng.
Những yếu tố này sẽ là nền tảng để MSB phát triển, tăng trưởng tín dụng bền vững, hiệu quả và mở rộng quy mô với mục tiêu nằm trong Top 5 ngân hàng tư nhân năm 2023.
MSB hoàn thành 95% kế hoạch năm sau 6 tháng
MSB hoàn thành 95% kế hoạch năm sau 6 tháng
Thu nhập từ lãi tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng của ngân hàng MSB trong nửa đầu năm 2021. Nhu cầu tín dụng duy trì ổn định khi MSB tập trung hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ít chịu tác động.
MSB giảm tới 3% lãi vay hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bởi Covid-19
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay tới 3%/năm so với lãi suất hiện hành của MSB từ nay đến ngày 31/12/2021 nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Cổ phiếu MSB được cấp margin kể từ ngày 24/06
Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh vừa ra thông báo về việc đưa cổ phiếu Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HSX: MSB) ra khỏi danh sách không được cấp margin do thời gian niêm yết đủ 6 tháng.
MSB và TNG Holdings ủng hộ 30 tỷ đồng cho quỹ phòng chống dịch Covid-19
Trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp trên nhiều địa phương trên cả nước, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Tập đoàn TNG Holdings Việt Nam đã đóng góp kinh phí 30 tỷ đồng để hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch bệnh đang được gấp rút triển khai.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An
Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đầu tư và thương mại Việt Nam – Singapore: Đột phá trong quan hệ mới
Quan hệ Việt Nam – Singapore bước sang trang mới, giúp đầu tư và thương mại giữa hai nước đang có những tín hiệu rất tích cực.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.