Diễn đàn quản trị
Duy trì văn hoá doanh nghiệp trong đại dịch
Quan sát của CEO Blue C Lê Quang Vũ cho thấy, đại dịch có thể làm suy yếu văn hoá của tổ chức, kể cả những tổ chức rất mạnh.
Đại dịch Covid-19 diễn ra đã tạo nên nhiều xáo trộn trong quản trị doanh nghiệp, dẫn đến nhiều vấn đề. Rất nhiều doanh nghiệp phải chia tay nhân sự dù là chủ động cắt giảm hay người lao động chủ động ra đi. Đó là lúc tinh thần và niềm tin bị xuống dốc khi những cam kết không được đáp ứng. Mỗi người phải kiêm nhiệm nhiều hơn và công việc cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.
Bối cảnh giãn cách xã hội dễ khiến nhân viên mất kết nối với đồng nghiệp, công việc và mục tiêu của đội nhóm. Doanh nghiệp thiếu gắn kết và thông tin dễ sai lệch làm ảnh hưởng đến hiệu suất. Đáng chú ý, không ít doanh nghiệp chạy theo các mục tiêu ngắn hạn để tồn tại dẫn đến chệch mất định hướng lâu dài.
Theo CEO Blue C Lê Quang Vũ, trong mùa đại dịch, cả nhân viên và chủ doanh nghiệp đều chịu rất nhiều áp lực. Đặc biệt, người chủ doanh nghiệp chịu áp lực lớn từ nhiều phía nhưng ít ai thể hiện ra bên ngoài vì họ hiểu rằng cần giữ ổn định tâm lý để tạo động lực cho nhân sự và tìm ra con đường đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn, hướng đến phát triển bền vững về sau.
Doanh nghiệp nên làm gì?
Thực tế cho thấy, đại dịch có thể làm suy yếu văn hoá của tổ chức, kể cả những tổ chức rất mạnh.
Đo dó, ông Vũ cho rằng, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là gắn kết nhân viên. Doanh nghiệp cần tìm cách để cho các sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi vẫn được giữ vững; để củng cố niềm tin của người nhân viên vào định hướng của công ty, nhất là khi họ đang đối mặt với nhiều nỗi lo; để đưa ra các quyết sách đúng đắn trong giai đoạn khủng hoảng và để biến nguy thành cơ.
Theo ông Vũ, càng trong khủng hoảng càng phải gắn kết. Việc duy trì giao tiếp liên tục và thường xuyên bằng các cuộc họp ngắn trong ngày không chỉ giúp doanh nghiệp theo sát tình hình công việc mà còn là thời điểm để nhân sự chia sẻ và thấu hiểu với những quyết sách mới.
“Lửa thử vàng gian nan thử sức. Những người vượt qua khó khăn cùng doanh nghiệp sẽ là người gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp. Do đó, cần có các hoạt động để duy trì gắn kết và giữ chân nhân viên”, lãnh đạo Blue C nói trong chương trình Everlearn Webinar Series.
Ông Vũ cho biết, Blue C đã tặng cặp lồng cho nhân viên mang đồ ăn đến cơ quan khi việc ăn uống tại các hàng ăn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi dịch diễn biến phức tạp hơn, Blue C tặng cho mỗi nhân viên một thùng rau củ quả trong bối cảnh nguồn cùng về thực phẩm tạm thời gián đoạn. Khi dịch bệnh căng thẳng hơn, công ty này cung cấp cho nhân viên một bộ kit bao gồm các loại thuốc cần thiết để bảo vệ sức khoẻ.
Lửa thử vàng gian nan thử sức. Những người vượt qua khó khăn cùng doanh nghiệp sẽ là người gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp.
Ông Lê Quang Vũ
CEO Blue C
“Đó là những việc nhỏ nhưng được thực hiện trong giai đoạn quan trọng nên trở nên đặc biệt ý nghĩa, khiến nhân viên được quan tâm và thấy công ty thực sự gắn kết như một gia đình chứ không phải một nơi đi làm thuần tuý”, ông Vũ nói.
Việc thứ hai doanh nghiệp cần làm là kiên định với mục tiêu lớn. Khủng hoảng chính là cơ hội cho tầm nhìn và sứ mệnh lớn được thắp sáng.
Theo ông Vũ, lý do nhân sự tồn tại luôn lớn hơn chuyện cơm áo gạo tiền. Tìm thấy được ý nghĩa sâu sắc của công việc đang làm sẽ giúp nhân sự có động lực vượt khó.
Đây là thời điểm một công ty được đánh giá không chỉ bởi giá cổ phiếu hay lợi nhuận đầu tư mà chính là cách công ty và lãnh đạo phục vụ cộng đồng để làm đúng sứ mệnh của mình, đúng với lý do mà công ty và nhân sự tồn tại thay vì chỉ đi làm kiếm tiền và kinh doanh đơn thuần.
Người nhân viên kỹ thuật không chỉ thực hiện nhiệm vụ lắp đặt máy móc mà còn là người triển khai các giải pháp giúp các tổ chức trong tâm dịch vượt qua khó khăn. Người giao hàng không chỉ là người vận chuyển hàng hoá mà còn là người giúp những nhu cầu cơ bản của mọi người được đáp ứng trong mùa đại dịch.
“Doanh nghiệp nào cũng có những người hùng như vậy. Người làm văn hoá doanh nghiệp và lãnh đạo phải biết gắn kết câu chuyện công việc của những người hùng đó với sứ mệnh lớn lao của doanh nghiệp”, ông Vũ nói.
Thứ ba, doanh nghiệp cần nhìn nhận lại bản thân và sẵn sàng cho sự thay đổi và đưa mọi thứ về thực chất. Bởi lẽ, khủng hoảng là cơ hội để tái sinh. Đây là cơ hội vàng để lãnh đạo nhìn nhận lại văn hoá doanh nghiệp. Theo ông Vũ, một văn hoá doanh nghiệp mạnh mẽ trong quá khứ không có nghĩa là vẫn đủ tốt ở thời điểm hiện tại.
Đáng chú ý, trong đại dịch, một văn hoá tạo ra sự thích ứng trong thời gian thực mới thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Yếu tố đổi mới và linh hoạt cũng như khả năng thích ứng nhanh cần được đề cao.
Thứ tư là đề cao những giá trị cốt lõi. Đa phần doanh nghiệp đã có giá trị cốt lõi và nhân sự đã thuộc nhưng kinh nghiệm làm về văn hoá doanh nghiệp nhiều năm của ông Vũ cho thấy, giá trị cốt lõi của nhiều công ty chỉ là những thứ nằm trên giấy hoặc treo trên tường mà chưa thực sự đi vào đời sống.
“Nếu những điều bạn làm không giống với những điều bạn nói thì không ai tin. Đây cũng là thời điểm mà những giá trị cốt lõi sẽ được thực hành một cách hiệu quả nhất”, ông Vũ nói.
Cần liên tục nhắc nhở nhân viên về các giá trị cốt lõi phù hợp với thời điểm hiện tại đồng thời điều chỉnh các giá trị và chuẩn mực hành vi không còn phù hợp. Khi đã bị dồn vào chân tường, doanh nghiệp không có nhiều thời gian để do dự.
Thứ năm là chuẩn bị để trở lại mạnh mẽ hơn. Theo ông Vũ, khủng hoảng là cơ hội để tìm kiếm cá nhân phù hợp, những nhân tố tích cực. Đây cũng là lúc đánh giá các giá trị và đóng góp của cá nhân cũng như khả năng, tiềm năng của mỗi người. Trong khó khăn, những cá nhân linh hoạt, thích ứng nhanh và tuân thủ đúng với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ toả sáng.
Song song với tìm kiếm và đánh giá nhân sự, doanh nghiệp cần chuẩn bị cho sự phục hồi thông qua chuẩn hoá nhận thức của đội ngũ về văn hoá doanh nghiệp và chuẩn hoá quy trình triển khai văn hoá doanh nghiệp.
Ông Vũ lưu ý, những điều doanh nghiệp làm trong thời điểm này cần hướng đến con người, cụ thể là nhân viên. Doanh nghiệp chỉ có thể làm đúng khi hiểu rõ kỳ vọng của họ trong và sau Covid-19.
5 kỳ vọng mới của nhân sự
Làm việc từ xa là điều bắt buộc với nhân sự của các doanh nghiệp trong mùa dịch nhưng cũng là một trong những kỳ vọng của người lao động trong và sau mùa dịch. Họ ưu tiên lựa chọn cách làm việc linh hoạt, có thể làm việc từ xa kết hợp với lên văn phòng.
Họ muốn được linh hoạt trong quản trị thời gian, được tự chủ hơn trong công việc và có sự hỗ trợ của công nghệ và thiết bị khi làm việc từ xa.
Kỳ vọng thứ hai của họ nằm ở việc được giao tiếp thân thiện và cởi mở. Họ muốn được giao tiếp trực tiếp nhiều hơn với lãnh đạo, giảm bớt các giao tiếp trung gian và muốn tiếng nói của mình được lắng nghe.
Nhân sự cũng đề cao cách hợp tác trên tinh thần thấu cảm, gần gũi và cởi mở hơn. Do đó, lãnh đạo bằng sự thấu cảm sẽ trở thành phong cách mới trong việc quản lý tại các doanh nghiệp.
Thứ ba, người lao động kỳ vọng về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Việc làm việc từ xa sẽ giúp giảm bớt áp lực đi lại, kẹt xe trên đường. Cũng nhờ vậy mà họ có thêm thời gian cho gia đình và khả năng tái tạo năng lượng.
Bất chấp sự hỗn loạn của đại dịch, phương thức làm việc từ xa cho phép người lao động được cân bằng hơn, ranh giới và khoảng cách giữa nơi làm và gia đình bị xoá nhoà.
Thứ tư, nhân sự kỳ vọng vào các quyền lợi liên quan đến bảo vệ sức khoẻ và an toàn. Họ muốn một điều kiện làm việc an toàn hơn, nhất là trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh phức tạp. Họ muốn được bổ sung các lợi ích về sức khoẻ tinh thần và mở rộng quyền lợi về sức khoẻ cả cho người thân.
Khi không thể kiểm soát bối cảnh bên ngoài thì quay vào kiểm soát bên trong để lan toả năng lượng ra bên ngoài
Ông Lê Quang Vũ
CEO Blue C
Kỳ vọng cuối cùng là sự ổn định trong bình thường mới. Covid-19 cho thấy ngay cả các công ty mạnh cũng hoàn toàn có thể ra đi trong bối cảnh khó khăn.
Người lao động muốn cập nhật rõ ràng định hướng công ty, kế hoạch duy trì kinh doanh và khả năng đáp ứng linh hoạt trong các tình huống bất thường.
Tuy nhiên ông Vũ lưu ý, sự ổn định trong bình thường mới cũng được quyết định một phần lớn bởi sự tự chủ của mỗi cá nhân. Cả nước nói nhiều về vắc-xin chống Covid nhưng vắc-xin cho tâm hồn cũng quan trọng không kém. Không ai khẳng định được khi Covid-19 qua đi sẽ không có một thảm hoạ khác xảy ra. Do đó, cần nhìn vào bên trong tâm hồn, chữa lành cho bản thân bằng sự yêu thương và từ đó lan toả năng lượng tích cực .
“Khi không thể kiểm soát bối cảnh bên ngoài thì quay vào kiểm soát bên trong để lan toả năng lượng ra bên ngoài”, ông Vũ nói.
Thích ứng với những thay đổi
Theo ông Vũ, có ba việc quan trọng doanh nghiệp cần làm để đáp ứng những thay đổi về mong muốn của nhân sự cũng như duy trì và giúp văn hoá doanh nghiệp vững mạnh trong bối cảnh đại dịch.
Đầu tiên là thay đổi cách làm việc. Người đứng đầu doanh nghiệp cần lãnh đạo bằng mục đích lớn và sự nhân văn. Lãnh đạo nên thực hiện trao quyền và tăng khả năng tự chủ của nhân viên, linh hoạt với chế độ làm việc từ xa. Bên cạnh đó, cần bổ sung các lợi ích tinh thần cho nhân viên song song với việc tăng cường môi trường làm việc số để họ có thể làm việc từ xa một cách linh hoạt và thuận lợi.
Hai là tạo dựng sự gắn kết thông qua văn hoá doanh nghiệp. Trong đó, gắn kết tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty với những gì đang diễn ra, với những hoạt động mà công ty đang làm. Bên cạnh đó là gắn kết về đội ngũ thông qua các nội dung và hoạt động mới mẻ và sáng tạo.
Không kém phần quan trọng, doanh nghiệp nên tăng cường đào tạo và xây dựng chiến lược hướng đến hỗ trợ cho sự linh hoạt và phát triển của tổ chức.
Lãnh đạo cần biết cách tạo động lực cho nhân viên
Để văn hoá doanh nghiệp không bị xói mòn khi làm việc từ xa
Cách duy nhất để duy trì được văn hoá doanh nghiệp là phải giữ được tương tác giữa các thành viên bằng các hoạt động trực tuyến, từ xa qua tất cả các kênh truyền thông mà doanh nghiệp có được.
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: Chuyện không chỉ của bộ phận nhân sự
Việc phòng nhân sự (HR) chịu trách nhiệm cho toàn bộ thành công của quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà thiếu sự đồng hành, hỗ trợ, đóng góp, tham gia và tương tác của tất cả phòng ban và đội ngũ khiến cho các dự án xây dựng văn hóa doanh nghiệp dường như đi vào ngõ cụt hoặc hình thành nên một nền văn hóa nhạt nhòa.
Làm việc tại nhà làm xói mòn văn hoá doanh nghiệp
Làm việc tại nhà ảnh hưởng lớn tới văn hoá doanh nghiệp, khiến văn hóa xói mòn và khó phục hồi, đặc biệt là khi cơ hội tương tác trực tiếp trong nội bộ doanh nghiệp bị hạn chế hoặc hầu như không có.
Văn hoá doanh nghiệp: Mới chỉ đóng khung treo tường
Nhiều doanh nghiệp tưởng chừng có “văn hoá” với rất nhiều câu khẩu hiệu thể hiện các giá trị cốt lõi nhưng lại chỉ để trưng bày.
Sacombank chi 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi
Từ ngày 9 - 31/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm thay lời cảm ơn đến tất cả các khách hàng đã tin tưởng, đồng hành nhân dịp kỷ niệm 33 năm thành lập ngân hàng (21/12/1991 – 21/12/2024).
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.