Ông lớn ngành tiêu dùng nhanh khó khăn trước đại dịch

Trần Anh Thứ hai, 02/08/2021 - 09:29

Trong đại dịch, danh mục sản phẩm đạt kết quả vượt trội là dầu ăn, thực phẩm ăn liền, gia vị, gia vị, đường và chăm sóc cá nhân, trong khi một số danh mục yếu hơn là sữa và bia. Điều này tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp lớn trong ngành như Vinamilk hay Sabeco.

Sản phẩm sữa Vinamilk được trưng bày tại siêu thị

Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) ghi nhận kết quả kinh doanh quý 2 với doanh thu thuần 15.716 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,4%. 

Do ảnh hưởng tăng giá nguyên liệu đầu vào, biên lãi gộp của Vinamilk chỉ còn 43,6%, giảm so với con số 46% cùng kỳ năm trước và là mức thấp nhấp trong vòng 4 năm. Điều này khiến lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 2.835 tỷ đồng, giảm 7,7%.

Lũy kế nửa đầu năm, doanh nghiệp đầu ngành sữa ghi nhận doanh thu 28.906 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 5.411 tỷ đồng; lần lượt giảm 2,5% và 7,3% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch năm, Vinamilk thực hiện được 46,6% chỉ tiêu doanh thu và 48% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.

Doanh thu Vinamilk chủ yếu giảm ở thị trường nội địa trong khi xuất khẩu tăng nhẹ. Cụ thể, doanh thu trong nước nửa đầu năm đạt 24.429 tỷ đồng, giảm 4%; xuất khẩu 4.476 tỷ đồng, tăng 5%. Lợi nhuận gộp trong nước giảm 10% trong khi xuất khẩu tăng 2,8%.

Được kỳ vọng sẽ phục hồi nhanh chóng, song làn sóng Covid thứ 4 bắt đầu vào tháng 5/2021 khiến triển vọng ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam ảm đạm trở lại.

Theo Nielsen, tiêu thụ hàng FMCG tại Việt Nam đã giảm quý thứ 4 liên tiếp trong quý 1 vừa qua (giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước) và xu hướng này dự kiến tiếp tục trong quý 2.

Doanh số bán lẻ tăng 3,55% trong 6 tháng đầu năm 2021, cải thiện theo mô hình chữ V so với mức âm 5,77% của 6 tháng 2020, song vẫn chưa thể quay trở lại mức trước Covid-19. Ngành FCMG chậm phục hồi do người tiêu dùng thu nhập thấp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch, xu hướng dịch chuyển sang các mặt hàng giá rẻ tiếp diễn.

Trong đại dịch, danh mục sản phẩm đạt kết quả vượt trội là dầu ăn, thực phẩm ăn liền, gia vị, gia vị, đường và chăm sóc cá nhân, trong khi một số danh mục yếu hơn là sữa và bia. Điều này tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp lớn trong ngành như Vinamilk hay Sabeco.

Trong quý 2, Sabeco công bố doanh thu tăng nhẹ 1,3% lên 7.226 tỷ đồng. Giá vốn tăng thấp hơn nên lãi gộp tăng 2,5% lên 2.263 tỷ đồng. Biên lãi gộp cải thiện nhẹ từ 30,9% lên 31,3%.

Tuy nhiên, để tăng doanh số, doanh nghiệp đẩy mạnh chi phí quảng cáo và khuyến mãi. Chi phí bán hàng trong kỳ đã tăng 39% lên 1.101 tỷ đồng, trong đó chi phí quảng cáo và khuyến mãi quý 748 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 14% xuống 999 tỷ đồng. 

Lũy kế 6 tháng, doanh nghiệp lớn nhất ngành bia Việt Nam ghi nhận doanh thu tăng 8,7% lên 13.088 tỷ đồng; lãi ròng tăng 3% lên 1.920 tỷ đồng. Doanh nghiệp mới chỉ thực hiện được 38,5% chỉ tiêu lợi nhuận sau nửa đầu năm.

Sabeco cho biết, sự bùng phát làn sóng thứ 4 của dịch Covid đã làm lợi nhuận thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong nửa đầu năm doanh nghiệp đã thực hiện nhiều giải pháp để tối ưu hóa việc quản lý kinh doanh và tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán hàng để giảm thiểu tác động của dịch bệnh.

Tại thời điểm cuối quý 2, Sabeco nâng khoản đầu tư tài chính ngắn hạn từ 14.547 tỷ đồng lên 15.291 tỷ đồng và tiền tương đương tiền cũng tăng từ 2.726 tỷ lên 3.150 tỷ đồng. Hàng tồn kho và khoản phải thu cũng có sự gia tăng trong bối cảnh nhiều tỉnh thành phía Nam bị giãn cách, hạn chế di chuyển.

Vinamilk đạt doanh thu cao kỷ lục

Vinamilk đạt doanh thu cao kỷ lục

Doanh nghiệp -  3 năm
Vượt qua làn sóng Covid-19, doanh thu của Vinamilk vẫn lập đỉnh mới bởi thị trường nội địa hồi phục và xuất khẩu tăng trưởng trong quý II/2021.
Vinamilk đạt doanh thu cao kỷ lục

Vinamilk đạt doanh thu cao kỷ lục

Doanh nghiệp -  3 năm
Vượt qua làn sóng Covid-19, doanh thu của Vinamilk vẫn lập đỉnh mới bởi thị trường nội địa hồi phục và xuất khẩu tăng trưởng trong quý II/2021.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.