Gỡ khó cho sản xuất công nghiệp

Quỳnh Chi Thứ bảy, 24/07/2021 - 07:51

Dịch bệnh bùng phát trở lại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có số lượng lớn khu công nghiệp và doanh nghiệp chế biến chế tạo đã khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất.

Các doanh nghiệp sản xuất gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh Covid-19. Ảnh minh hoạ: ILO

Từ một vùng quê nghèo ở miền Trung vào làm công nhân của một công ty da giày ở TP.HCM đã hơn chục năm, chị Nguyễn.T.M và một số đồng hương là trụ cột kiếm tiền của gia đình. Công việc ổn định trong nhiều năm cùng với việc lên cấp quản lý xưởng nhờ chịu thương chịu khó, thu nhập của chị M. cũng cao hơn so với nhiều công nhân khác trong khu trọ. 

Thế nhưng đại dịch Covid-19 xảy ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến công ty vì đơn hàng giảm sút. Những tưởng công ty sẽ đi vào ổn định hơn từ nửa cuối năm ngoái thì đến đầu năm nay, công nhân lại rơi vào hoảng loạn vì xưởng may cùng nhiều tài sản của công ty bị thiêu rụi. Cũng may ban lãnh đạo kịp thời sắp xếp công việc cho người lao động và hồi phục sản xuất, chị M. cùng đồng nghiệp lại có công việc để làm và có thu nhập gửi về cho gia đình. 

Thế nhưng một lần nữa, đợt dịch thứ tư bùng phát với diễn biến và mức độ ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều, hàng chục công nhân của nhà máy là F0 đã khiến chị M. và công nhân của công ty phải nghỉ làm trong nhiều ngày. 

Ở trong căn phòng hơn chục mét vuông làm bạn với chiếc điện thoại, sáng ăn mì tôm, trưa ăn mì tôm, tối ăn mì tôm... là thực trạng chung của những người công nhân trong khu trọ chị M. đang ở. 

Họ đang ở trong một tình trạng tiến thoái lưỡng nan: không dám đăng ký về quê vì sợ rủi ro dịch bệnh, sợ không có công ăn việc làm nhưng cũng không biết sẽ phải chịu cảnh thất nghiệp trong bao lâu khi Covid-19 đang diễn biến khó lường như hiện nay.

"Cũng chẳng biết tháng rồi có được nhận lương không nữa", một người ở chung phòng với chị M. nói.

Theo đánh giá của Cục Công nghiệp và các hiệp hội ngành hàng, nhìn chung, trong những tháng đầu năm, các doanh nghiệp công nghiệp đã quay trở lại nhịp độ sản xuất kinh doanh như trước và kỳ vọng năm 2021 sẽ đạt mức tương đương thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh.

Doanh nghiệp TP.HCM mắc kẹt khi thực hiện ‘3 tại chỗ’

Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có số lượng lớn khu công nghiệp và doanh nghiệp chế biến chế tạo, đã khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đặc biệt là các đơn hàng xuất khẩu. 

Hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, vừa tạo ra của cải vật chất cho xã hội, vừa tạo việc làm cho người lao động. Do đó, duy trì hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp chính là góp phần thực hiện mục tiêu vừa tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động. 

Nếu không có giải pháp giúp doanh nghiệp sớm quay trở lại sản xuất ngay cả khi dịch bệnh chưa được kiểm soát hoàn toàn, khách hàng sẽ dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác, và đến khi dịch được kiểm soát, doanh nghiệp khó có thể nối lại các mối quan hệ kinh doanh đã mất.  

Bên cạnh đó, các biện pháp hạn chế đi lại, hạn chế lưu thông của các địa phương đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự gián đoạn, đứt gãy chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp dẫn đến sự gián đoạn của luồng tiền phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra áp lực tài chính lớn cho doanh nghiệp.

Một trong những vấn đề nổi cộm khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được nêu ra trong cuộc gặp trực tuyến giữa lãnh đạo Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) với 11 hiệp hội các ngành hàng công nghiệp là thiếu sự đồng bộ, nhất quán trong các quy định, chính sách áp dụng của các địa phương. 

Đặc trưng của ngành công nghiệp là tính kết nối sản xuất theo chuỗi không phân biệt địa giới hành chính. Do đó, việc các địa phương áp dụng các chính sách, quy định khác nhau về giãn cách, kiểm soát lưu thông hàng hoá, quy định về thực phẩm thiết yếu… càng gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp trong giao dịch, lưu thông hàng hoá. 

Chẳng hạn, đồ uống không được xếp vào nhóm hàng hoá thiết yếu nên không được lưu chuyển đến đại lý bán hàng. Trong khi đó, đồ uống thường có thời hạn sử dụng ngắn, khoảng 2 - 3 tháng, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, hàng hoá không được lưu thông sẽ hết hạn sử dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 

Mặt hàng sữa được xếp vào nhóm hàng hoá thiết yếu ở tỉnh này nhưng không thuộc nhóm hàng hoá thiết yếu ở tỉnh khác nên các doanh nghiệp sữa cũng không thể giao hàng đến đại lý.

Với các doanh nghiệp xuất khẩu, thủ tục khai báo hải quan và tình hình tắc nghẽn tại các cảng biển là những điểm nghẽn cần được giải quyết cả trong ngắn hạn và dài hạn. Một số doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải đưa hàng ra phao số không để đưa hàng lên tàu thay vì tại cảng do không kịp tiến độ giao hàng.

Sự ngăn cách, kiểm soát chặt chẽ giữa các tỉnh, và những quy định không đồng nhất của cơ quan hải quan càng gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với các mặt hàng thực phẩm đòi hỏi điều kiện bảo quản khắt khe, thời hạn sử dụng ngắn.

Gỡ khó cho sản xuất công nghiệp 1
Cuộc gặp trực tuyến giữa lãnh đạo Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) với 11 hiệp hội các ngành hàng công nghiệp.

Đề xuất giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp 

Trước những khó khăn đang gặp phải, các hiệp hội ngành hàng thống nhất đề xuất sáu giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất.

Thứ nhất, cần ưu tiên cho các doanh nghiệp sớm được tiêm vắc xin, có thể cân nhắc trên cơ sở doanh nghiệp tự chịu chi phí, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và để doanh nghiệp có thể sớm quay trở lại ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Đưa các đối tượng trong ngành logistics thuộc diện ưu tiên cao hơn trong danh sách tiêm vắc xin nhằm đảm bảo dòng lưu thông hàng hoá được thông suốt.

Thứ hai, bổ sung các mặt hàng thực phẩm (kể cả đồ uống, sữa...) và các nguyên liệu, dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa...) phục vụ sản xuất kinh doanh trong ngành chế biến chế tạo là các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất.

Thứ ba, áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm trong thời kỳ dịch bệnh, cho phép doanh nghiệp có thể làm thêm nhiều hơn quy định trong tháng nhưng vẫn đảm bảo không quá tổng thời gian làm thêm trong cả năm do nghỉ dịch lâu nên khi quay lại sản xuất, các doanh nghiệp phải làm tăng ca cho kịp tiến độ giao hàng.

Thứ tư, nhằm giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, các tỉnh nên xem xét lùi thời điểm tăng giá thuê đất phục vụ sản xuất, kinh doanh. 

Các hiệp hội cũng đề xuất Bộ Tài chính xem xét tăng thời gian ân hạn giãn, hoãn nộp thuế, phí tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng nợ xấu; xem xét duy trì các giải pháp đã áp dụng trước đây như giảm phí trước bạ… nhằm hỗ trợ phục hồi thị trường tiêu dùng trong nước. 

Đề xuất các tổ chức tài chính xem xét tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp do giá các mặt hàng đầu vào nhập khẩu đều bị tăng giá do đại dịch khiến hạn mức hiện tại không đảm bảo thu mua đủ nguồn cung cho doanh nghiệp.

Thứ năm, các địa phương nên trao đổi với các hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn và thống nhất các quy định giữa các địa phương nhằm tránh tình trạng cát cứ gây ách tắc lưu thông hàng hoá, gián đoạn chuỗi sản xuất.

Các hiệp hội đề xuất địa phương cho phép các doanh nghiệp sớm được quay trở lại sản xuất khi các điều kiện phòng chống dịch bệnh được đảm bảo; gỡ bỏ quy định về định mức số lượng xe ô tô ra vào địa phương; cho phép sử dụng kết quả test nhanh, test gộp đối với lái xe và người lao động di chuyển liên tỉnh thay vì chỉ chấp nhận kết quả PCR.

Thứ sáu, bên cạnh giải pháp “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai địa điểm”, cần có những biện pháp thay thế linh hoạt hơn, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, trên cơ sở đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ sở sản xuất đủ điều kiện về phòng chống dịch và an toàn cho người lao động. 

Doanh nghiệp TP.HCM mắc kẹt khi thực hiện ‘3 tại chỗ’

Doanh nghiệp TP.HCM mắc kẹt khi thực hiện ‘3 tại chỗ’

Tiêu điểm -  3 năm
Doanh nghiệp TP. HCM đang gặp khó khi chưa có bộ hướng dẫn chung và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện “3 tại chỗ”.
Doanh nghiệp TP.HCM mắc kẹt khi thực hiện ‘3 tại chỗ’

Doanh nghiệp TP.HCM mắc kẹt khi thực hiện ‘3 tại chỗ’

Tiêu điểm -  3 năm
Doanh nghiệp TP. HCM đang gặp khó khi chưa có bộ hướng dẫn chung và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện “3 tại chỗ”.
Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp gặp khó

Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp gặp khó

Tiêu điểm -  3 năm

Sản lượng, đơn đặt hàng mới và số lượng việc làm cho người lao động của ngành sản xuất đều sụt giảm mạnh.

'3 tại chỗ' để tránh đứt gãy sản xuất trong dịch bệnh

'3 tại chỗ' để tránh đứt gãy sản xuất trong dịch bệnh

Tiêu điểm -  3 năm

Nhiều doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 địa điểm” để đảm bảo an toàn và duy trì sản xuất trong mùa dịch.

Khoảng trống trong các khu công nghiệp

Khoảng trống trong các khu công nghiệp

Tiêu điểm -  3 năm

Thiếu hụt các dịch vụ cho người lao động như phúc lợi xã hội, nhà ở cho công nhân, dịch vụ giáo dục - đào tạo, các hoạt động vui chơi giải trí... dẫn đến tình trạng chưa thu hút và giữ chân được người lao động là nỗi niềm chung của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp trên cả nước hiện nay.

Điểm sáng của ngành công nghiệp hỗ trợ

Điểm sáng của ngành công nghiệp hỗ trợ

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm

Với vai trò là động lực trực tiếp góp phần tạo ra giá trị cho các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp hỗ trợ những năm qua đã được Chính phủ khuyến khích phát triển bằng nhiều cơ chế, chính sách.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  57 phút

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  1 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  3 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  4 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  6 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  6 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".