Tiêu điểm
Năm xu hướng thương mại điện tử nổi bật 2021
Mua sắm kết hợp giải trí, mua sắm hàng bách hoá trực tuyến, kinh doanh trực tuyến, đầu tư vào logistics nội bộ và hoạt động vì cộng đồng là những xu hướng thương mại điện tử nổi bật năm 2021.

Trong giai đoạn 2020 - 2021, khu vực Đông Nam Á và Việt Nam chứng kiến nhiều thay đổi tích cực về thói quen mua sắm trực tuyến, tạo nên những xu hướng mới. Báo cáo toàn cảnh ngành thương mại điện tử do Lazada thực hiện cho thấy, có năm xu hướng thương mại điện tử nổi bật trong năm 2021.
Thứ nhất, mua sắm kết hợp giải trí đã thâm nhập một cách hiệu quả vào thói quen của người tiêu dùng trực tuyến và trở thành xu hướng dẫn đầu trên thương mại điện tử năm 2021 nhờ các trải nghiệm tương tác phong phú.
Hình thức này được đánh giá là chiến lược chinh phục trái tim và tâm trí người dùng trên hành trình trải nghiệm số với các hoạt động tương tác như: phát sóng trực tiếp, trò chơi với phần thưởng là các voucher mua sắm hoặc xu để quy đổi thành tiền và khấu trừ trực tiếp trên đơn hàng.
Không chỉ mang đến trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng, ở chiều ngược lại, mua sắm kết hợp giải trí cũng mang lại lợi ích cho nhà bán hàng bằng cách cho phép họ có không gian để tương tác với khách hàng tiềm năng và phát triển kinh doanh hiệu quả.
Theo báo cáo quý III/2021 của Lazada Việt Nam cũng là thời điểm giãn cách xã hội, kênh LazLive trên ứng dụng Lazada đã ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng về doanh số bán hàng và khách hàng mới.
Cụ thể, trong lễ hội mua sắm 9/9, tổng doanh thu thông qua LazLive tăng hơn tám lần so với cùng kỳ năm 2020, đạt mức doanh thu kỷ lục 700 triệu đồng chỉ trong vòng hai giờ. So với trước làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam, doanh số hằng ngày ghi nhận từ những buổi phát trực tiếp tăng gấp năm lần; lượng người mua trung bình mỗi ngày thông qua buổi phát trực tiếp tăng hơn 120%; và số lượt xem trung bình mỗi ngày tăng gấp hai lần.
Thứ hai, mua sắm hàng bách hoá chuyển từ ngoại tuyến sang trực tuyến. Theo báo cáo của Deloitte, bách hoá trực tuyến là ngành hàng duy nhất duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định kể từ khi đại dịch bắt đầu xảy ra ở Việt Nam.
Theo báo cáo của iPrice, lượt tìm kiếm trên Google liên quan đến từ khóa bách hóa trực tuyến tăng 223% trong quý II/2021. Lượt tìm kiếm trong tháng 7 tăng 11 lần so với tháng 5 và 3,6 lần so với tháng 6– ngay trong giai đoạn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được triển khai tại một số tỉnh thành.
Các mặt hàng nhu yếu phẩm hàng ngày, trước đây vốn được tiêu thụ chủ yếu thông qua các kênh truyền thống, giờ đã trở thành mặt hàng trực tuyến bán chạy nhất trong thời kỳ giãn cách xã hội.
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 của Google,Temasek, Bain & Company, trong số các ngành hàng trên thương mại điện tử, bách hoá trực tuyến dự kiến sẽ là động lực phát triển chính cho nền thương mại điện tử của Đông Nam Á trong vài năm tới. Theo đó, 58% người tiêu dùng Việt được khảo sát cho rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm hàng bách hóa trên nền tảng thương mại điện tử bởi sự tiện lợi và 53% người tiêu dùng Việt thừa nhận rằng mua hàng bách hoá trực tuyến đã trở thành một phần trong thói quen của họ.
Thứ ba, mô hình kinh doanh trực tuyến trở nên thịnh hành và gia tăng mạnh mẽ hơn dưới tác động của Covid-19. Giai đoạn cao điểm của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam, Lazada cho biết ghi nhận lượng nhà bán hàng đăng ký lên nền tảng này tăng gấp 1,5 lần trong quý III/2021 so với cùng kỳ năm trước.
Việc xây dựng mô hình kinh doanh trực tuyến nói chung và kinh doanh trên thương mại điện tử nói riêng được cho là sẽ giúp thu hẹp khoảng cách vật lý giữa nhà bán hàng và khách hàng tiềm năng, thiết lập kênh kinh doanh hiệu quả, thông suốt, rút ngắn khoảng cách cung - cầu bằng cách theo dõi dữ liệu cụ thể và tận dụng các công cụ kỹ thuật số linh hoạt.
Thứ tư, logistics nội bộ là chìa khoá tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh. Trước Covid-19, phần lớn các nền tảng thương mại điện tử và nhà bán lẻ thường chọn hình thức giao hàng bởi các đối tác logistics để tiết kiệm chi phí và đầu tư vào các hạng mục công nghệ khác.
Tuy nhiên, Covid-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và địa phương, thách thức sự phối hợp giữa người bán và nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, kho bãi và hậu cần trong việc cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Trước những thách thức này, bên cạnh việc duy trì hợp tác với các đối tác logistics, các nền tảng cũng dành mối quan tâm và đầu tư lớn hơn vào việc phát triển dịch vụ logistics nội bộ nhằm đảm bảo trải nghiệm khách hàng luôn được thông suốt.
Thứ năm, hoạt động vì cộng đồng giúp các thương hiệu nâng cao giá trị và kết nối với người tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày nay có xu hướng lựa chọn các thương hiệu tạo ra giá trị khác biệt và có ý nghĩa trong cộng đồng, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch.
Báo cáo “Global Marketing Trends 2020” của Deloitte cho thấy, các công ty có nhiều hoạt động, sáng kiến vì cộng đồng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng hơn, cả về thị phần và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm, đồng thời đạt được sự hài lòng của nhân viên và khách hàng cao hơn.
Một báo cáo toàn cầu gần đây của HavasMedia Group cũng chỉ ra, các công ty công nghệ đã nâng cao giá trị thương hiệu trong mắt người tiêu dùng trong thời kỳ đại dịch bằng cách cung cấp dịch vụ giao hàng bách hóa nhanh chóng, giá cả phải chăng và không ngừng sáng tạo ra các cách thức mới để kết nối với khách hàng.
Kịch bản cho thị trường thương mại điện tử cuối năm
Cuộc đua thương mại điện tử giữa Việt Nam, Thái Lan và Malaysia
Tại Việt Nam, sàn thương mại điện tử Shopee tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu, khi chiếm hơn một nửa tổng số lượt truy cập trên tất cả sàn đa ngành.
Thương hiệu Việt mờ nhạt trên sàn thương mại điện tử
Chỉ một phần nhỏ các mặt hàng được tìm mua trên thương mại điện tử là hàng Việt Nam, và tỷ lệ này có dấu hiệu suy giảm theo thời gian.
4 từ khóa cho thương mại điện tử thời đại dịch
Nâng cao tầm nhìn, tăng cường hiểu biết, can đảm để vượt qua khó khăn và xây dựng khả năng thích ứng linh hoạt là những từ khoá quan trọng để các doanh nghiệp ngành thương mại điện tử nắm bắt cơ hội trong bối cảnh đại dịch.
Doanh nghiệp nội ‘hụt hơi’ trong cuộc đua thương mại điện tử
Trật tự các doanh nghiệp thương mại điện tử đa ngành tốp đầu ở Việt Nam đã có sự thay đổi trong quý II, cho thấy cuộc chơi dường như đang bị lấn át bởi doanh nghiệp ngoại.
UBND TP. Huế và Vingroup ký hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND thành phố Huế và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững và hưởng ứng cam kết của Chính phủ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
TP.HCM muốn thu hồi đất nhà nước giao, cho thuê nhưng bỏ trống
Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM kiến nghị thu hồi đất đã được nhà nước giao, cho thuê nhưng để trống nhằm tránh lãng phí tài nguyên.
Rộng cửa cho doanh nghiệp nhà nước làm điện gió ngoài khơi
Điện gió ngoài khơi hứa hẹn mở ra cơ hội không thể thuận lợi hơn cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tham gia từ khâu đề xuất, đầu tư vận hành tới chuyển nhượng.
Hai bệnh viện nghìn tỷ ở Hà Nam sẽ hoàn thành vào tháng 10/2025
Hai dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức tại tỉnh Hà Nam được cam kết hoàn thành xây dựng vào tháng 8 và tháng 10 năm nay.
Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM
Một ngày sau khi được chỉ định làm Phó bí thư thành ủy TP.HCM, ông Nguyễn Văn Được được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố.
Xanh SM có còn cơ hội trong mảng giao đồ ăn?
Tham vọng của Xanh SM trong mảng giao đồ ăn sẽ gặp trở ngại lớn bởi ShopeeFood và Grab, hiện đang chiếm hơn 95% thị phần tại Việt Nam.
UBND TP. Huế và Vingroup ký hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND thành phố Huế và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững và hưởng ứng cam kết của Chính phủ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
TPBank ChatPay được The Asian Banker vinh danh 'sản phẩm sáng tạo ngân hàng số tốt nhất khu vực'
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa xuất sắc giành giải thưởng Chatpay - sản phẩm sáng tạo ngân hàng số tốt nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Best Social Banking Initiative in Asia Pacific for 2025). Giải thưởng vừa được The Asian Banker vinh danh tối 20/2/2025 tại Nhật Bản.
Xe điện VinFast đã qua sử dụng tạo cơn sốt trên thị trường xe cũ
Các mẫu xe điện VinFast đang trở thành “hàng hot” được săn đón trên thị trường xe cũ bởi chất lượng tốt so với giá thành, thời gian bảo hành dài gấp nhiều lần đối thủ và người mua xe cũ vẫn được hưởng những chính sách chăm sóc khách hàng cực tốt từ chính hãng.
Vikki Digital Bank tấp nập đón khách tới giao dịch
Một chương mới đang mở ra cho tương lai nghề nghiệp của hơn 4.000 nhân viên tận tâm, chu đáo, trong không gian hiện đại, thân thiện và tiện nghi.
Visual Thinking: Đổi mới quản trị doanh nghiệp
Visual Thinking chính là cách mạng hóa quản trị doanh nghiệp bằng tư duy hình ảnh, giải quyết vấn đề sáng tạo, thúc đẩy đổi mới và tăng hiệu quả hoạt động.
UN Global Compact: Định hướng tích hợp ESG
Khám phá cách UN Global Compact giúp doanh nghiệp Việt Nam tích hợp ESG vào quản trị, chiến lược và chính sách bền vững.