Diễn đàn quản trị
Nâng cao năng lực và văn hóa của hội đồng quản trị công ty
Vượt lên trên sự tuân thủ, quản trị công ty đang được coi là một trong ba thành tố quan trọng làm nên sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, là một thước đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
ESG là tất yếu
Trong kết quả kỳ đánh giá thẻ điểm quản trị công ty Asean (ACGS 2021), Vinamilk lần thứ hai và cũng là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách tài sản đầu tư giá trị của ASEAN. Vinamilk cũng là một trong ba doanh nghiệp niêm yết Việt Nam có điểm quản trị công ty tốt nhất trong kỳ đánh giá ACGS 2021 do VIOD công bố, bên cạnh Dược Hậu Giang và FPT.
Ông Lê Thành Liêm, Giám đốc Tài chính của Vinamilk cho biết, ban lãnh đạo của doanh nghiệp đã sớm nhận ra rằng việc thực hành ESG mang đến nhiều cơ hội hơn cả về thu hút vốn đầu tư lẫn duy trì hoạt động kinh doanh bền vững, đảm bảo uy tín và nâng cao vị thế thương hiệu.
Từ năm 2012, Vinamilk đã làm việc với tổ chức tư vấn để lập báo cáo phát triển bền vững, chuẩn mực hóa báo cáo thông qua các nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Công ty này ban hành bộ quy tắc ứng xử, thực thi các quy trình, chính sách về phát triển bền vững. Năm 2021, điểm đánh giá ESG của Vinamilk đã đạt được 90%, cao hơn mức trung bình của ngành khoảng 30%.
Phát triển bền vững gắn với ba yếu tố môi trường - xã hội - quản trị (ESG) là một xu thế tất yếu và là trọng tâm trong chiến lược phát triển của các quốc gia, của nhiều lĩnh vực, ngành nghề và của cả cộng đồng doanh nghiệp. Hơn bao giờ hết, ESG đang được đề cập một cách đầy đủ, rõ ràng và liên tục trên mọi phương diện.
Ông Thomas Jacobs, Giám đốc quốc gia phụ trách khu vực Mekong của IFC nhận định, ESG là yếu tố thay đổi hoàn toàn cuộc chơi của các doanh nghiệp. Việc thực hành ESG tốt sẽ giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro tốt hơn, đảm bảo danh tiếng, giữ nhân tài và mối quan hệ với các bên liên quan.
"HĐQT các doanh nghiệp có trách nhiệm ngày càng lớn và ý nghĩa hơn. Doanh nghiệp cần được vận hành và quan lý theo hướng sạch hơn, minh bạch hơn và nhân văn hơn", ông Jacobs nói trong Diễn đàn thường niên về quản trị công ty lần thứ năm với chủ đề "Củng cố năng lực lãnh đạo trong một thế giới đầy thách thức" do VIOD và Báo đầu tư đồng tổ chức.
Việt Nam đang hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao và phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Ông Jacobs cho rằng Chính phủ không thể làm một mình mà cần sự chung sức đồng lòng cùng gánh vác trách nhiệm của các doanh nghiệp. Lúc này, quản trị ESG là định hướng tất yếu.
Thị trường hiểu rằng thực hành ESG tốt sẽ tốt cho thế giới và các doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà xu hướng này đã bắt đầu đi vào thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp và các quỹ đầu tư.
Bên cạnh Vinamilk thì PNJ cũng là một ví dụ điển hình. Từ tháng 2/2022, PNJ đã thành lập tiểu ban ESG với sự tham gia dẫn dắt của 3 thành viên HĐQT, bao gồm một thành viên không điều hành và hai thành viên HĐQT độc lập để đảm bảo tính trung lập và công bằng. Tiểu ban đưa ra các định hướng, xây dựng bản thảo chiến lược ESG để song hành với chiến lược của công ty và được HĐQT đưa ra quyết định cuối cùng trước khi chuyển cho ban điều hành thực thi.
Lãnh đạo IFC cũng lưu ý, ESG bắt đầu với HĐQT và thành viên nhưng cần thấm vào tư duy của từng thành viên trong tổ chức và từng hoạt động của doanh nghiệp.
"Mọi người cần tin vào thành công chung của doanh nghiệp khi thực hành ESG. Hành vi của mỗi người quyết định số phận của tất cả, không ai đứng ngoài lề và không ai ở phía sau trên hành trình ESG", ông Jacobs nói.
Cần nâng cao năng lực HĐQT
Trong ba trụ cột của ESG, yếu tố quản trị công ty đặc biệt được coi trọng khi thị trường chứng kiến những công ty có nền tảng quản trị tốt đang lấy lại đà phục hồi và phát triển bền vững sau hai năm của đại dịch.
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch VIOD lưu ý, quản trị công ty không đơn thuần là việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Vượt lên trên sự tuân thủ, quản trị công ty đang được coi là một trong ba thành tố quan trọng làm nên sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, là một thước đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
"Quản trị công ty gắn liền với quản trị hiệu quả tác động của biến đổi khí hậu, giảm thiểu phát thải carbon đi cùng với thực thi trách nhiệm xã hội - tích hợp ESG cần được đưa vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp, và bắt đầu chuyển từ nhận thức sang hành động của HĐQT", bà Thanh nhận định.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong bối cảnh hiện nay, ông Dominic Scriven, Chủ tịch HĐQT Dragon Capital cho rằng, HĐQT có trách nhiệm rất lớn khi doanh nghiệp đối mặt với khủng hoảng vì họ là những người được các cổ đông tin tưởng giao phó để xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Nhưng muốn họ làm tốt thì cần có kinh nghiệm, thời gian, văn hoá và đãi ngộ xứng đáng, đặc biệt là với các thành viên độc lập của HĐQT.
Ông Lê Trí Thông, CEO của PNJ cũng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu của việc nâng cao năng lực HĐQT và văn hoá HĐQT.
Theo ông Dominic, vấn đề lớn nhất liên quan đến quản trị ở Việt Nam không nằm ở pháp lý mà là thực hành. Một lần ông tham gia thảo luận trong bàn tròn nói về xử lý xung đột quyền lợi trong HĐQT và cách giao dịch với các bên liên quan, nhiều người cho rằng cần phải có thêm các quy định khắt khe hơn.
"Tôi nói không cần, đừng đổ lỗi cho cơ quan quản lý, nếu có quản trị doanh nghiệp tốt thì đã không có sai phạm trong giao dịch với các bên có liên quan. Nghĩa là văn hoá HĐQT mới là vấn đề khó nhất", ông Dominic nói.
Cũng liên quan đến câu chuyện này, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chia sẻ, trong quá trình xây dựng Luật Doanh nghiệp, có doanh nghiệp đặt câu hỏi rằng Luật có cho phép thành viên HĐQT ở nước ngoài và thường xuyên ủy quyền cho người khác hay không.
“Tôi nói rằng, doanh nghiệp quản trị hiệu quả thì không nên hỏi có đúng luật hay không mà phải hỏi là có nên thay thế thành viên HĐQT đó hay không” ông Hiếu chia sẻ.
Ông cho rằng, đòi hỏi và áp lực từ các cơ quan Nhà nước, cổ đông và người tiêu dùng đối với tính hiệu quả trong hoạt động của thành viên HĐQT sẽ ngày càng lớn. Những thành viên HĐQT nhận thù lao mà không hành động sẽ bị thay thế bởi một HĐQT có năng lực thực sự.
Những rào cản kìm hãm hoạt động của thành viên độc lập HĐQT
Quản trị công ty tốt sẽ tăng cơ hội hút vốn
Cải thiện điểm quản trị công ty giúp doanh nghiệp được nhận diện tốt hơn, từ đó gia tăng cơ hội tiếp cận vốn đầu tư với chi phí thấp
Hiểu thế nào về quản trị kinh doanh, quản trị công ty và quản lý công ty?
Những khái niệm này cần được hiểu đúng để làm đúng!
Quản trị công ty yếu kém và những hệ lụy
Rất hiếm công ty quản trị yếu kém có thể phát triển vững mạnh lâu dài.
Tại sao cần quản trị công ty tốt?
Nhiều nghiên cứu quốc tế cho thấy những doanh nghiệp trên thế giới được quản trị tốt thường có hiệu quả hoạt động tốt hơn về khía cạnh thương mại.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.