Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
2.635 phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số tại hơn 1.500 hộ gia đình là đối tượng nhận được sự hỗ trợ của dự án Nâng quyền kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam (AWEEV).
Dự án AWEEV tập trung vào thúc đẩy thực hiện quyền kinh tế, tăng cường sự tham gia của đồng bảo dân tộc thiểu số vào các hoạt động kinh tế được trả công, đồng thời tăng cường tiếng nói, năng lực lãnh đạo và quyền làm chủ của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các hoạt động kinh tế hộ gia đình.
Trong đó, mục tiêu tăng cường sự tham gia của dân tộc thiểu số vào các hoạt động kinh tế được trả công thực hiện thông qua nâng cao cơ hội và nguồn lực kinh tế nông thôn, bao gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Quyền kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số được thúc đẩy thông qua hỗ trợ giải quyết gánh nặng công việc nội trợ và chăm sóc không được trả công, thay đổi khuôn mẫu giới cũng như phân công lao động theo giới.
Một trong những mục tiêu ưu tiên của dự án là xây dựng năng lực khởi nghiệp của doanh nghiệp xã hội do phụ nữ lãnh đạo để theo đuổi cơ hội kinh tế. Đây là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu của dự án AWEEV.
Bên cạnh đó, AWEEV cũng can thiệp vào việc tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền về cải thiện dịch vụ chăm sóc công lập, xây dựng cơ sở hạ tầng có tính đến yếu tố giới, làm nền tảng cho phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế.
Dự án được thực hiện bởi tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam, phối hợp với ủy ban nhân dân 2 tỉnh Lai Châu và Hà Giang cũng như các tổ chức cộng đồng, tổ chức vì quyền phụ nữ và cộng đồng doanh nghiệp tư nhân tại địa phương, trên địa bàn 2 huyện là Tam Đường và Quang Bình thuộc Lai Châu và Hà Giang.
Nói về dự án, bà Lê Thị Kim Dung, Giám đốc quốc gia CARE quốc tế tại Việt Nam cho biết, với cách tiếp cận tổng thể, đa chiều, AWEEV sẽ đóng góp tích cực vào Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, nhấn mạnh vào vai trò, vị thế của phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng.
CARE quốc tế tại Việt Nam là tổ chức phát triển quốc tế chống đói nghèo và bất công, tập trung vào các hoạt động liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái. Có mặt tại Việt Nam hơn 30 năm, CARE quốc tế tại Việt Nam đã thực hiện hơn 300 dự án, với niềm tin giải quyết gốc rễ nghèo đói, bất công xã hội là chìa khóa cho sự phát triển bình đẳng và bền vững.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.