Năng suất lao động nhiều ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam xếp sau Campuchia

Quỳnh Chi Thứ ba, 08/05/2018 - 13:34

Những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam như công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, vận tải kho bãi hiện có năng suất lao động đứng sau Campuchia.

Năng suất lao động ngành chế biến chế tạo còn chưa cao.

Theo báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2018 với tựa đề "Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất", năng suất lao động của Việt Nam đã có mức tăng trưởng tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và chưa được cải thiện nhiều sau 10 năm. 

So sánh trên phương diện quốc tế đặt trong mối tương quan với các nước Đông Bắc Á và ASEAN tính đến năm 2015, năng suất lao động ở 9 nhóm ngành của Việt Nam đều ở mức gần hoặc thấp nhất.

Tính trung bình trong giai đoạn 2008 - 2016, các ngành kinh tế có năng suất lao động ở mức cao là các ngành khai khoáng, sản xuất và phân phối điện, khí; hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm, hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ, hoạt động kinh doanh bất động sản và cung cấp nước.

Trong khi đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo được coi là dẫn dắt cho nền kinh tế, có đóng góp cho xuất khẩu cao nhưng năng suất lao động chưa cao. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn nằm trong số các ngành có mức năng suất lao động thấp nhất nền kinh tế.

Báo cáo này nhấn mạnh, các ngành có năng suất thực sự đội sổ trong khu vực ASEAN bao gồm: chế biến chế tạo, xây dựng và vận tải kho bãi; cho thấy điều đáng lo ngại về nền sản xuất nội địa.

TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đánh giá, điều này thể hiện một sự méo mó trong năng suất lao động của Việt Nam, cho thấy cơ cấu kinh tế chưa được chuyển dịch, nguồn lực đầu tư đang được chuyển dịch nhiều vào các ngành, lĩnh vực cũ, có giá trị gia tăng thấp. 

Theo các chuyên gia, trong một thập niên gần đây, năng suất của Việt Nam chủ yếu được cải thiện nhờ dịch chuyển cơ cấu. Cụ thể, tốc độ tăng năng suất của Việt Nam từ năm 2008 đến 2016 là 22%, tốc độ này chủ yếu đến từ dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp. Trong khi đó, việc tăng năng suất của các nước phát triển chủ yếu đến từ dịch chuyển nội ngành.

Bên cạnh đó, đại diện VEPR nhìn nhận việc điều chỉnh liên tục lương tối thiểu đã làm giảm mức tăng trưởng việc và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp; dẫn đến các doanh nghiệp tư nhân có khuynh hướng cắt giảm lao động chính thức để đối phó khi lương tối thiểu tăng.

Một hệ lụy của vấn đề này được VEPR chỉ ra là nguy cơ năng suất không được cải thiện trong tương lai đi kèm nhiều rủi ro khi một tỷ lệ lớn lao động trẻ làm việc trong khu vực hộ gia đình hoặc phi chính thức và không đúng với chuyên môn được đào tạo cũng như ít được hưởng bảo hiểm xã hội hơn.

VERP cũng chỉ ra nhiều bất cập làm cản trở khả năng lan tỏa năng suất lao động; trong đó, vấn đề tồn tại cốt yếu hiện nay vẫn đang là sự thiếu minh bạch và thiếu chia sẻ thông tin trên thị trường đồng thời cấu trúc thị trường cũng chưa được hoàn thiện.

Để cải thiện năng suất lao động, các chuyên gia khuyến cáo Việt Nam cần tiếp tục tạo điều kiện tích cực để thúc đẩy tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp, có chính sách đào tạo và nâng cao tri thức, kỹ năng cho người lao động.

Đặc biệt, Việt Nam cần chú trọng vào đổi mới, sáng tạo về cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, áp dụng công nghệ, đầu tư thêm vào việc nghiên cứu cải tiến công nghệ và mua các công nghệ từ nước ngoài trong trường hợp cần thiết.

"Nếu không muốn các nước láng giềng như Campuchia vượt qua về năng suất lao động nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung, Việt Nam cần có những cải cách mạnh mẽ hơn để cải thiện năng suất lao động của các ngành kinh tế", báo cáo nhấn mạnh. 

Động lực để tăng năng suất lao động chính là tăng lương, chi thưởng

Động lực để tăng năng suất lao động chính là tăng lương, chi thưởng

Tiêu điểm -  6 năm
Nhiều chuyên gia và CEO các danh nghiệp cho rằng tăng lương, chi thưởng hay nói cách khác là tăng chi phí lao động chính là động lực để thúc đẩy tăng năng suất lao động.
Động lực để tăng năng suất lao động chính là tăng lương, chi thưởng

Động lực để tăng năng suất lao động chính là tăng lương, chi thưởng

Tiêu điểm -  6 năm
Nhiều chuyên gia và CEO các danh nghiệp cho rằng tăng lương, chi thưởng hay nói cách khác là tăng chi phí lao động chính là động lực để thúc đẩy tăng năng suất lao động.
Động lực để tăng năng suất lao động chính là tăng lương, chi thưởng

Động lực để tăng năng suất lao động chính là tăng lương, chi thưởng

Tiêu điểm -  6 năm

Nhiều chuyên gia và CEO các danh nghiệp cho rằng tăng lương, chi thưởng hay nói cách khác là tăng chi phí lao động chính là động lực để thúc đẩy tăng năng suất lao động.

Phó tổng giám đốc Samsung lý giải nguyên do năng suất lao động Việt Nam thấp

Phó tổng giám đốc Samsung lý giải nguyên do năng suất lao động Việt Nam thấp

Tiêu điểm -  6 năm

Nhìn từ câu chuyện đội tuyển U23 Việt Nam, ông Bang Hyun Woo, Phó tổng giám đốc Samsung Việt Nam cho rằng một CEO giỏi cũng giống như một huấn luyện viên biết dùng người sẽ khai thác được tiềm năng và giá trị của người lao động.

Thứ trưởng Phạm Đại Dương: 'Muốn tăng năng suất phải tăng hàm lượng khoa học công nghệ'

Thứ trưởng Phạm Đại Dương: 'Muốn tăng năng suất phải tăng hàm lượng khoa học công nghệ'

Leader talk -  6 năm

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Phạm Đại Dương, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp muốn có sản phẩm tốt bắt buộc phải tăng hàm lượng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Tổng giám đốc Canon Việt Nam chia sẻ bí quyết tăng năng suất lao động

Tổng giám đốc Canon Việt Nam chia sẻ bí quyết tăng năng suất lao động

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Theo ông Shunji Sawa, Tổng giám đốc Canon Việt Nam, để nâng cao chất lượng và năng suất lao động, cần phải đổi mới sản xuất và loại bỏ lãng phí.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  59 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  1 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.