Sở hữu trí tuệ

Nâng tầm thương hiệu thông qua bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Hường Hoàng Thứ hai, 23/05/2022 - 14:50

Ngoài logo, hình dáng của chai Coca-Cola cũng góp một phần không nhỏ trong việc khiến người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu này. Đây là một trong những ví dụ điển hình về kiểu dáng công nghiệp giúp nâng tầm thương hiệu của sản phẩm.

Hình dáng chai Coca-Cola là một kiểu dáng công nghiệp điển hình giúp nhận diện thương hiệu (Ảnh: Thietkelogosaigon.com)

Trên thị trường, có nhiều doanh nghiệp đã và đang đầu tư một lượng thời gian, công sức và nguồn lực đáng kể cho hoạt động cải thiện kiểu dáng sản phẩm.

Một trong những mục đích chính của hoạt động này là khiến cho sản phẩm trở nên phù hợp hơn với những nhóm khách hàng cụ thể. Một số thay đổi nhỏ về kiểu dáng của sản phẩm (ví dụ đồng hồ) có thể làm cho chúng phù hợp với từng độ tuổi, nét văn hóa hoặc các nhóm người cụ thể. Mặc dù chức năng chính của đồng hồ có thể không thay đổi, nhưng trẻ em và người lớn có thể ưa thích những kiểu dáng khác nhau.

Thay đổi kiểu dáng sản phẩm cũng có thể tạo ra một thị trường “mục tiêu” mới. Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt, một công ty có thể phải xây dựng một thị trường mục tiêu cho mình bằng cách giới thiệu sản phẩm có kiểu dáng sáng tạo để phân biệt sản phẩm của công ty với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể được áp dụng cho các sản phẩm thông thường như khóa, cốc hoặc đĩa đựng cốc, hoặc cho các sản phẩm có giá trị cao tiềm năng như đồ trang sức, máy tính hoặc xe hơi.

Đặc biệt, đầu tư vào kiểu dáng công nghiệp có thể giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu. Kiểu dáng sáng tạo thường được kết hợp với các nhãn hiệu có khả năng phân biệt cao, dùng để nâng cao thương hiệu của công ty. Nhiều công ty đã định vị hình ảnh thương hiệu của mình rất thành công thông qua việc tập trung mạnh mẽ vào kiểu dáng sản phẩm.

Trong ngôn ngữ hằng ngày, “kiểu dáng công nghiệp” nhìn chung đề cập đến hình dáng bên ngoài và chức năng tổng thể của một sản phẩm. Một chiếc ghế bành được coi là “có kiểu dáng đẹp” nếu ta thấy thoải mái khi ngồi vào và nhìn thấy bắt mắt. Do vậy, đối với doanh nghiệp, kiểu dáng sản phẩm nhìn chung hàm ý việc phát triển các đặc điểm mang tính chức năng và thẩm mỹ của sản phẩm, đồng thời lưu ý đến khả năng tiếp cận thị trường và chi phí sản xuất sản phẩm cũng như sự thuận tiện trong việc vận chuyển, lưu giữ, sửa chữa và chuyển nhượng.

Tuy nhiên, theo tinh thần của pháp luật sở hữu trí tuệ thì kiểu dáng công nghiệp chỉ đề cập đến các khía cạnh thẩm mỹ hoặc hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Nói cách khác, nó chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của chiếc ghế bành. Mặc dù kiểu dáng của sản phẩm có thể bao gồm các đặc điểm kỹ thuật hoặc chức năng, thì kiểu dáng công nghiệp - với tư cách là một đối tượng sở hữu trí tuệ chỉ đề cập đến đặc điểm thẩm mỹ của sản phẩm hoàn chỉnh và do đó, khác với các đặc điểm kỹ thuật hoặc chức năng bất kỳ.

Kiểu dáng công nghiệp có tầm quan trọng đối với nhiều loại sản phẩm được sản xuất hàng loạt cũng như các sản phẩm thủ công riêng lẻ: từ các dụng cụ kỹ thuật và y tế đến đồng hồ, trang sức và các sản phẩm xa xỉ khác; từ các đồ dùng gia dụng, đồ chơi, đồ gỗ và thiết bị điện đến xe hơi và các tác phẩm kiến trúc; từ kiểu dáng hàng dệt may đến dụng cụ thể thao. Kiểu dáng công nghiệp cũng được áp dụng cho bao bì và hộp đựng sản phẩm.

Kiểu dáng công nghiệp gồm các đặc điểm ba chiều (như hình dáng của sản phẩm) và các đặc điểm hai chiều (như các trang trí, họa tiết và đường nét hoặc màu sắc), hoặc sự kết hợp của hai hay nhiều yếu tố này.

Doanh nghiệp có nhiều lí do quan trọng để đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm của mình.

Thứ nhất, kiểu dáng của một sản phẩm thường là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn hoặc cuốn hút đối với khách hàng, và sự hấp dẫn hình thức thường là yếu tố chính khiến khách hàng quyết định lựa chọn sản phẩm này thay vì sản phẩm khác.

Điều này đặc biệt đúng đối với những nhóm hàng hóa với nhiều sản phẩm có chức năng tương tự nhau như bàn chải tóc, dao, đèn hay kể cả xe hơi và máy tính. Chính vì tầm quan trọng về thương mại của kiểu dáng công nghiệp đối với sự thành công của sản phẩm, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp khỏi hành vi sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ nhà tạo dáng hoặc nhà sản xuất nào.

Kiểu dáng công nghiệp đẹp chính là tài sản của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương mại của công ty và giá trị sản phẩm. Kiểu dáng công nghiệp càng thành công thì càng có giá trị đối với công ty. Là một tài sản của công ty, kiểu dáng công nghiệp cần phải được quản lý, kiểm soát và bảo hộ đầy đủ.

Thêm vào đó, kiểu dáng công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tiếp thị thành công một loạt sản phẩm, giúp xác định hình ảnh thương hiệu của công ty. Hoạt động bảo hộ kiểu dáng công nghiệp giúp doanh nghiệp đảm bảo độc quyền sử dụng sản phẩm và là nhân tố chính trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.

Khi kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, doanh nghiệp có thể có nguồn thu nhập bổ sung thông qua việc thu phí chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng) kiểu dáng cho người khác hoặc thông qua bán quyền sử dụng của kiểu dáng được đăng ký.

Phân biệt các loại nhãn hiệu đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Phân biệt các loại nhãn hiệu đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu nổi tiếng là các loại nhãn hiệu mà các doanh nghiệp, tổ chức cần phân biệt.

Sở hữu trí tuệ có tính toàn cầu?

Sở hữu trí tuệ có tính toàn cầu?

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Nhiều nhà xuất khẩu tin rằng bằng cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp ở nước sở tại là họ sẽ tự động nhận được sự bảo hộ trên toàn thế giới. Nhưng rõ ràng, đây là một hiểu lầm lớn.

Tránh rủi ro về sở hữu trí tuệ khi kinh doanh quốc tế

Tránh rủi ro về sở hữu trí tuệ khi kinh doanh quốc tế

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Mặc dù pháp luật sở hữu trí tuệ của các nước đã có sự hài hoà đáng kể nhưng vẫn còn những điểm khác biệt đáng kể trong việc vận hành hệ thống sở hữu trí tuệ mà các doanh nghiệp cần quan tâm khi kinh doanh quốc tế.

Các lỗi phổ biến nhất về sở hữu trí tuệ của các nhà xuất khẩu

Các lỗi phổ biến nhất về sở hữu trí tuệ của các nhà xuất khẩu

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Các doanh nghiệp xuất khẩu thường chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi đã quá muộn, nghĩa là khi họ đối mặt với việc các công ty làm hàng giả, hàng nhái sản phẩm của họ hoặc khi họ bị cáo buộc xâm phạm quyền của người khác.

Tại sao các doanh nghiệp xuất khẩu phải quan tâm đến sở hữu trí tuệ?

Tại sao các doanh nghiệp xuất khẩu phải quan tâm đến sở hữu trí tuệ?

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Ở nước ta, sở hữu trí tuệ đang trở thành một chủ đề được rất nhiều thành phần trong xã hội quan tâm. Và trong quá trình hội nhập và phát triển, doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm đến sở hữu trí tuệ khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu và rộng vào các hiệp định kinh tế thế giới.

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  33 phút

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  33 phút

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Đọc nhiều