Phát triển bền vững
Nhu cầu năng lượng truyền thống sau ‘cơn sốt’ điện mặt trời
Mặc dù phát triển rất nóng thời gian qua, điện mặt trời hay năng lượng tái tạo vẫn mắc phải nhiều hạn chế trong đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng gia tăng.
Kể từ đầu năm tới nay, lĩnh vực điện mặt trời đã có bước phát triển nhảy vọt nhờ chính sách khuyến khích của Chính phủ và những khoản tín dụng lớn dành cho năng lượng sạch từ hàng loạt ngân hàng trong và ngoài nước.
Năm 2018, công suất điện mặt trời chỉ vào khoảng 67MW, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng công suất hơn 48.500MW.
Đến tháng 4/2019, cả nước mới có 4 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất chưa tới 150 MW nhưng đến hết tháng 6, công suất điện mặt trời đã đạt 4.464 MW, chiếm tỷ trọng 8,28% công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam.
Con số này vượt xa mục tiêu xây dựng 850 MW điện mặt trời vào năm 2020 mà Quy hoạch Điện VII điều chỉnh đã đặt ra.

Tuy vậy, “cơn sốt” này vẫn chưa thể tạo ra ảnh hưởng, chỉ đáp ứng 1 phần nhỏ trong nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng nhanh với tốc độ khoảng 10%/năm trong bối cảnh các nguồn điện truyền thống gặp khó khăn.
Theo dự kiến của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tại Hội nghị tổng kết năm 2018 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2019, sản lượng điện thương phẩm năm nay sẽ đạt khoảng 212 tỷ kWh, tăng 9,9% so với năm ngoái.
Chia sẻ tại tọa đàm “Câu chuyện năng lượng” vừa qua, ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc EVN tính toán rằng, với mức sản lượng điện thương phẩm trên, mức độ khả dụng của hệ thống điện trên tổng công suất lắp đặt thì lượng điện cần mỗi ngày khoảng 750 triệu kWh.
Trong khi đó, công suất điện mặt trời cao nhất ghi nhận được ở mức 27 triệu kWh, tương đương khoảng 3,6% và bài toán đặt ra là 720 – 730 triệu kWh còn lại phải dựa vào các nguồn khác.
Giải tỏa công suất và đường dây truyền tải là vấn đề cần giải quyết để tận dụng hết tiềm năng của loại năng lượng tái tạo này.
Điện mặt trời và việc sử dụng năng lượng này đều mang bản chất phân tán khi mặt trời xuất hiện mọi nơi và nhà ở, khu công nghiệp cũng không tập trung.
“Ngày xưa làm điện tập trung mới hiệu quả, còn bây giờ, nhân lực lại ở mọi chỗ. Dùng triết lý cũ để giải quyết bài toán mới là không đúng. Năng lượng tái tạo là phân tán thì phải cho nó phân tán và sử dụng cũng phải phân tán”, ông Lâm nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, trong khi một nhà máy năng lượng tái tạo xây dựng chỉ mất 8 - 10 tháng thì một đường dây truyền tải 500KV phải xây mất 3-5 năm, 220KV khoảng 1-3 năm và 110KV thì phải 1 năm trở lên, gây ra độ trễ trong truyền tải năng lượng.
Ông Lâm khuyến nghị những khu vực nào có thể nâng cấp được thì cần nâng cấp khẩn cấp, chưa xây dựng thì cần xây dựng khẩn trương, “sớm năm nào hay năm đó vì đây là loại tài sản quý giá”.
Dự báo đến hết năm nay, điện mặt trời có thể đạt khoảng 9,5% tổng công suất lắp đặt của toàn hệ thống. “Tuy nhiên, ngoài 6 giờ buổi trưa thì 18 giờ còn lại là cái gì?”, ông Lâm đặt câu hỏi.

Điều này cho thấy các nguồn năng lượng truyền thống như nhiệt điện than và điện khí vẫn sẽ giữ vai trò chủ đạo trong thời gian tới dù còn nhiều khó khăn.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc hiện là 2 đơn vị được cung cấp than đã phải khai thác ở những hầm lò âm dưới mặt nước biển 400 – 500m.
Điều kiện vô cùng khó khăn khiến công suất không lên được nhưng giá lại phải tăng, dẫn tới tình trạng phải nhập khẩu than.
Đối với phát triển điện khí, khí phải hóa lỏng khi được nhập về Việt Nam, yêu cầu vận chuyển bằng tàu to thông qua các cảng nước sâu mà điều kiện cảng sâu thì không phải khu vực nào cũng có.
Việc phát triển mỏ khí trông chờ vào đầu tư lớn, dài hạn bởi phải đầu tư 5 – 7 năm, thậm chí 10 năm mới có khí. Do đó, “cần phải tính toán quy hoạch sớm, chỗ nào làm được nhà máy khí, chỗ nào làm nhiệt điện than”, ông Lâm kiến nghị.
Năm 2018, nhiệt điện than đã vượt qua thuỷ điện để trở thành nguồn cung có công suất lớn nhất, chiếm 38,1% (18.516 MW) trong tổng công suất lắp đặt 48.563 MW của cả nước.
Theo quy hoạch, Việt Nam dự kiến sẽ phát triển hàng loạt nhà máy điện than mới trên cả nước. Tỷ trọng công suất dự kiến tăng từ 37% năm 2017 lên 42,6% vào năm 2030, tương đương với 43 GW nhiệt điện than mới.
Lĩnh vực nhiệt điện khí, nhất là nhiệt điện sử dụng khí LNG, đứng trước cơ hội phát triển bứt phá sau khi lĩnh vực nhiệt điện than gặp nhiều khó khăn và kế hoạch phát triển điện hạt nhân bị ngừng.
Hàng loạt dự án kho cảng nhập khẩu và nhiệt điện khí đã được đề xuất xây dựng trên cả nước.
Cuối tháng 6/2019, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) đã ký hợp đồng xây dựng kho chứa LNG đầu tiên của cả nước tại Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và hợp đồng mua bán khí với các nhà máy nhiệt điện.
Kho LNG trên có công suất thiết kế 1 triệu tấn LNG/năm, dự kiến hoàn thành vào năm 2022 và nâng công suất lên 3 triệu tấn/năm vào năm 2023.
PV Gas cùng Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã ký kết thoả thuận khung về việc cung cấp và tiêu thụ LNG cho các nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4.
Hai máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 của PV Power sẽ là chuỗi nhà máy điện đầu tiên sử dụng nhiên liệu LNG nhập khẩu qua kho cảng LNG Thị Vải với tổng công suất dự kiến 1.500 MW.
Các Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 sẽ có tổng mức đầu tư lần lượt là 703,3 triệu USD và 704,9 triệu USD, dự kiến vận hành năm 2022 và năm 2023.
Cho vay dự án năng lượng tái tạo rủi ro nhưng hấp dẫn
Công ty Trung Quốc bán pin cho hai nhà máy điện mặt trời lớn tại Việt Nam
Cơn sốt năng lượng tái tạo tại Việt Nam sẽ tiếp tục mang lại doanh thu lớn cho các công ty pin Trung Quốc, những nhà cung cấp chính cho nhiều dự án năng lượng "khủng".
Đằng sau cơn sốt điện mặt trời tại Việt Nam
Là nguồn năng lượng tái tạo nổi bật, điện mặt trời mang lại không ít rủi ro cho nhà đầu tư cũng như bản thân quốc gia đang phát triển loại năng lượng này.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.