Phát Đạt lọt Top 10 báo cáo thường niên tốt nhất 2019

Lam Giang Thứ năm, 28/11/2019 - 10:41

Minh bạch hóa trong công bố thông tin, vượt trội về tần suất đăng tải và hiệu quả điều hành chiến lược của HĐQT đã giúp CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt (Mã CK: PDR) nhận giải thưởng Top 10 doanh nghiệp niêm yết nhóm vốn hóa lớn có báo cáo thường niên tốt nhất.

Giải thưởng này nằm trong cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2019 do Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Báo đầu tư chứng khoán tổ chức.

Minh bạch hóa thông tin tạo điểm nhấn vượt trội về giá trị doanh nghiệp

Báo cáo thường niên của doanh nghiệp niêm yết không chỉ là bản báo cáo đáp ứng “chuẩn thông tin” theo quy định của Thông tư 155/2016/TT-UBCK hay chỉ tập trung vào trình bày bố cục và hình ảnh bắt mắt. 

Rộng hơn, đây chính là “tiếng nói” của doanh nghiệp trong việc minh bạch hóa thông tin, vượt trội về tần suất đăng tải và hiệu quả thiết thực đến từ hoạt động của HĐQT trong mắt nhà đầu tư trong việc huy động từ thị trường vốn.

Ý thức được tầm quan trọng đó, năm 2019 là năm PDR đánh dấu sự phát triển vượt trội về chiều sâu lẫn chiều rộng trong phương thức và cách truyền tải thông tin của công ty đến cộng đồng nhà đầu tư. 

Phát Đạt lọt Top 10 báo cáo thường niên tốt nhất 2019
Ông Nguyễn Tấn Danh, Phó Chủ tịch HTQT kiêm Cố vấn điều hành nhận giải Top 10 BCTN Tốt Nhất 2019.

Nếu năm 2016, PDR đơn thuần dừng lại ở một vài bài viết, bài phân tích được đăng tải trên website thì từ năm 2018 đến nay, PDR đã tập trung cập nhật hàng chục bài viết về tình hình phát triển dự án và hoàn thiện cơ sở hạ tầng; kết quả kinh doanh và các hoạt động được đăng tải hàng tuần và liên tục trên các kênh truyền thông như báo chí, website, fanpage, hội thảo… nhằm mang lại cho cộng đồng nhà đầu tư những thông tin nhanh chóng và kịp thời nhất.

Hơn thế nữa, chú trọng và đề cao chi tiết hóa thông tin, PDR còn tiến hành gửi hàng ngàn cổ đông các bản tin định kỳ hàng quý, tổ chức các buổi tiếp xúc, trao đổi và chia sẻ thông tin tại công ty chứng khoán bình quân một tháng 2 lần, mang tới nhà đầu tư, chuyên viên phân tích, tư vấn cái nhìn toàn cảnh về PDR - một doanh nghiệp bất động sản đang phát triển từng ngày.

Bên cạnh đó, PDR luôn chú trọng công bố thông tin theo các chuẩn mực quy định như báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính bán niên soát xét… với số liệu được trình bày một cách đầy đủ, rõ ràng, nhất quán và được kiểm toán bởi tổ chức nước ngoài uy tín như E&Y - một trong 4 công ty kiểm toán thuộc Big4 hàng đầu thế giới; hay các thông tin được cập nhật bất thường trong vòng 24 giờ.

Không chỉ có vậy, tình hình tài chính của PDR được cải thiện qua các năm. Cụ thể, trong giai đoạn 2014 - 2018, chỉ số doanh thu thuần với tỷ lệ tăng trưởng kép bình quân 51%, từ 415 tỷ đồng tăng lên 2.148 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế từ 42 tỷ đồng tăng lên 643 tỷ đồng, tăng trưởng kép bình quân 98%..., khiến tỷ lệ nợ vay của PDR chỉ còn 0 đồng. 

Và năm 2019, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu duy trì 0,5%, không có nhiều khác biệt so với 0,45% trung bình ngành, hay dự báo lợi nhuận đạt trên 4 con số và cán đích 1.100 tỷ đồng lợi nhuận.

Hội đồng quản trị - Nhân tố nòng cốt

Nếu như minh bạch hóa thông tin, vượt trội về tuần suất đăng tải được thực thi thành công thì điểm mạnh của PDR còn phải kể đến đó là hiệu quả trong hoạt động điều hành của HĐQT.

Trong suốt năm 2018, HĐQT đã đưa ra những quyết sách, chiến lược phát triển đúng hướng, tạo niềm tin từ cộng đồng nhà đầu tư. Hiện nay, trên thị trường không có nhiều doanh nghiệp niêm yết xây dựng chiến lược kinh doanh dài hơi rõ ràng và phù hợp với tình hình thực tế của công ty và ngành. 

Trong khi đó, PDR đặt mục tiêu đạt tỷ lệ CAGR tăng trưởng kép bình quân 38%/năm trong 5 năm từ 2019 - 2023, tổng lợi nhuận trước thuế 11.850 tỷ đồng cùng rất nhiều dự án trúng đấu giá và hoàn tất thi công, chuyển nhượng cho đối tác và sẵn sàng ghi nhận doanh thu. 

Công ty đã chứng minh doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng thôi là chưa đủ, mà cần tăng trưởng mạnh, lâu dài và bền vững. Đây cũng chính là “tiếng nói” mà PDR gửi gắm đến cộng đồng nhà đầu tư.

Để đảm bảo khách quan và công bằng, PDR tiến hành tăng số lượng thành viên HĐQT độc lập tham gia điều hành và giám sát hoạt động công ty; đồng thời PDR còn trở thành một trong số ít những doanh nghiệp tiên phong thay đổi mô hình quản trị thông qua bãi bỏ ban kiểm soát để thành lập tiểu ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT. 

Đây chính là cam kết tuyệt đối của ban lãnh đạo PDR trong định hướng phát triển, đảm bảo tính khách quan và công bằng giữa các cổ đông.

Năm 2019 cũng là năm ghi dấu những hoạt động sôi nổi của ban lãnh đạo PDR trong việc trực tiếp tham dự các hoạt động gặp gỡ và chia sẻ thông tin, chia sẻ các quyết định tới cộng đồng nhà đầu tư. 

Từ TP.HCM đến Hà Nội, các buổi gặp gỡ diễn ra thẳng thắn và cởi mở về một doanh nghiệp chú trọng minh bạch hóa thông tin; lắng nghe tiếng nói của nhà đầu tư để tạo lập kênh thông tin hai chiều, xây dựng thêm niềm tin trong cộng đồng nhà đầu tư.

Một doanh nghiệp lớn không hẳn là một doanh nghiệp đã minh bạch trong công bố thông tin, tuy nhiên một doanh nghiệp minh bạch hóa thông tin lại là doanh nghiệp lớn trong lòng cộng đồng nhà đầu tư và các định chế tài chính. 

Ngày 27/11/2019, PDR được vinh danh Top 10 báo cáo thường niên tốt nhất, do Sở GDCK TP.HCM phối hợp với Sở GDCK Hà Nội cùng Báo Đầu tư Chứng khoán và Quỹ Dragon Capital trao tặng.
Các tiêu chí đánh giá khắt khe như doanh nghiệp niêm yết phải thuộc bộ chỉ số chung VNX Allshare - chỉ số thể hiện sự biến động về cổ phiếu được xem xét định kỳ 6 tháng/lần qua 3 bước sàng lọc về tư cách cổ phiếu, tỷ lệ tự do chuyển nhượng (free-float) và tính thanh khoản từ hai sở HOSE, HNX.
Tiêu chí của giải thưởng còn được chia thành ba nhóm theo quy mô vốn hóa lớn, vừa và nhỏ. Theo đó, PDR nằm ở nhóm có quy mô vốn hóa lớn gồm 50 công ty có giá trị vốn hóa hàng đầu và thuộc rổ chỉ số VNX50.
Tiêu chí đánh giá của giải thưởng còn được soát xét bởi bốn công ty kiểm toán hàng đầu: Deloitte, Ernst&Young, KPMG, PwC; bên cạnh các chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán, kế toán, kiểm toán, các nhà báo, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị công ty và phát triển bền vững đánh giá và bình chọn.

Sóng bất động sản nghỉ dưỡng mới: Làn gió hồi sinh hay tiếp tục đánh cược?

Sóng bất động sản nghỉ dưỡng mới: Làn gió hồi sinh hay tiếp tục đánh cược?

Bất động sản -  6 giờ

Sự trở lại của các ông lớn không chỉ tái kích hoạt dòng vốn đầu tư, mà còn mở ra kỳ vọng vào chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Song liệu thị trường đã phục hồi thực sự, khi lực mua vẫn yếu và bài toán thanh khoản còn nhiều ẩn số cần trả lời?

Chủ tịch C-Holdings livestream bán nhà: Bước đi táo bạo định hình xu hướng mới?

Chủ tịch C-Holdings livestream bán nhà: Bước đi táo bạo định hình xu hướng mới?

Bất động sản -  22 giờ

Chủ tịch Công ty CP C‑Holdings Nguyễn Quốc Cường livestream bán nhà được dự báo sẽ mở ra xu hướng mới trong cách làm marketing trên thị trường bất động sản.

TP. Thủ Đức chấp thuận chủ trương 21 dự án nhà ở

TP. Thủ Đức chấp thuận chủ trương 21 dự án nhà ở

Bất động sản -  2 ngày

TP. Thủ Đức vừa chấp thuận chủ trương đầu tư 21 dự án nhà ở với tổng vốn hơn 54.000 tỷ đồng, nhằm bổ sung quỹ nhà ở.

Văn Phú Invest, Đèo Cả muốn đầu tư siêu dự án ven sông Hồng

Văn Phú Invest, Đèo Cả muốn đầu tư siêu dự án ven sông Hồng

Bất động sản -  2 ngày

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của liên danh Văn Phú Invest - Đèo Cả nghiên cứu phát triển dự án “đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng” theo hình thức BT.

Sei Harmony: Chuẩn sống Nhật giữa lòng Sài Gòn

Sei Harmony: Chuẩn sống Nhật giữa lòng Sài Gòn

Bất động sản -  2 ngày

Khu dân cư Sei Harmony đang nổi lên như một biểu tượng mới cho phong cách sống đẳng cấp và tinh tế tại phía Tây Sài Gòn, mang đến trải nghiệm sống chuẩn Nhật hoàn toàn khác biệt. Không chỉ kiến tạo không gian an cư lý tưởng, Sei Harmony còn định hình một lối sống đáng mơ ước, hướng đến sự cân bằng và hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Manulife: 'Sống lâu' không còn là ưu tiên hàng đầu của người Việt

Manulife: 'Sống lâu' không còn là ưu tiên hàng đầu của người Việt

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Người Việt đang hướng tới sống chất lượng, khỏe mạnh, ý nghĩa và độc lập về tài chính, chứ không đơn thuần là kéo dài tuổi thọ.

Doanh nghiệp Việt tăng tốc mở rộng thị trường giữa bão thuế quan

Doanh nghiệp Việt tăng tốc mở rộng thị trường giữa bão thuế quan

Tiêu điểm -  2 giờ

ASEAN tiếp tục là khu vực được doanh nghiệp Việt quan tâm hàng đầu trong khi châu Âu vươn lên thành thị trường chiến lược.

VinFast tung chương trình 'thu xăng - đổi điện' ưu đãi lên đến 100 triệu đồng/xe

VinFast tung chương trình 'thu xăng - đổi điện' ưu đãi lên đến 100 triệu đồng/xe

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Tiếp nối chuỗi hành động thiết thực và ý nghĩa của chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh lần 3”, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy người tiêu dùng chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, VinFast công bố chương trình “Thu xăng - đổi điện” với ưu đãi hấp dẫn lên tới 100 triệu đồng/xe. Chính sách “lợi chồng lợi” chưa từng có trên thị trường được áp dụng tại tất cả các đại lý VinFast trên toàn quốc từ ngày 24/06/2025.

Ai đã chi ra gần 4.200 tỷ đồng mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ của Kinh Bắc?

Ai đã chi ra gần 4.200 tỷ đồng mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ của Kinh Bắc?

Doanh nghiệp -  4 giờ

Sau 2 đợt, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc đã bán thành công hơn 174,1 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 70% tổng số cổ phiếu chào bán ban đầu.

TCBS chuẩn bị IPO hơn 230 triệu cổ phiếu, dự kiến huy động nghìn tỷ

TCBS chuẩn bị IPO hơn 230 triệu cổ phiếu, dự kiến huy động nghìn tỷ

Tài chính -  4 giờ

Dù chưa công bố mức giá chào bán chính thức, công ty cho biết dự kiến sẽ huy động hàng nghìn tỷ đồng qua đợt IPO lần này.

Đâu là yếu tố then chốt quyết định triển vọng kinh tế Việt Nam?

Đâu là yếu tố then chốt quyết định triển vọng kinh tế Việt Nam?

Tiêu điểm -  5 giờ

IMF đánh giá, triển vọng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán thương mại và bị hạn chế bởi bất định toàn cầu tăng cao.

Từ cầm đồ tới cho vay ngang hàng: Cách F88, Tima, Fundiin nới 'chiếc áo' cho vay tiêu dùng đã chật

Từ cầm đồ tới cho vay ngang hàng: Cách F88, Tima, Fundiin nới 'chiếc áo' cho vay tiêu dùng đã chật

Tài chính -  5 giờ

Vay tiêu dùng giờ đây không còn là sân chơi của riêng ngân hàng, công ty tài chính, mà còn có sự góp mặt của các tổ chức mới là tài chính thay thế.