Tiêu điểm
4 rào cản cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, trước những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, sẽ rất khó khăn để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% của Chính phủ.

Đại dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều địa phương trên cả nước từ cuối tháng 4/2021 với những diễn biến phức tạp đã đặt ra nhiều thách thức, rủi ro cho Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, tăng trưởng GDP nửa đầu năm nay đạt 5,64%. Tuy con số này gấp hơn ba lần mức tăng của cùng kỳ 2020, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2018, 2019, thời điểm chưa có dịch Covid-19.
GDP quý II/2021 ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II/2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng cùng kỳ các năm 2018 và 2019.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cho rằng, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2021 đang cho thấy những dấu hiệu không mấy khả quan.
Theo đó, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2021 thấp hơn so với dự báo trước đó của Bộ Kế hoạch và đầu tư là 5,8%. Với kết quả trên, rõ ràng mục tiêu tăng trưởng GDP không đạt kế hoạch như Nghị quyết số 01 của Chính phủ đã đề ra (GDP quý I/2021 tăng 5,12% và quý II tăng trên 6%).
"Trước đó, mục tiêu phấn đấu năm 2021 của Chính phủ là GDP tăng 6,5%, còn theo kế hoạch năm 2021 được Quốc hội giao khoảng 6%. Tuy nhiên, năm nay, đạt được mức tăng trưởng 6,5% là cực kỳ khó”, ông Lực nói.
Tại tọa đàm kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán, vị chuyên gia này nhìn nhận, nền kinh tế Việt Nam năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng theo kịch bản cơ sở, GDP tăng từ 6,1 đến 6,3%. Kết quả này sẽ tương đồng so với dự báo của một số tổ chức quốc tế, dù có thấp hơn dự báo của Ngân hàng thế giới, IMF hay ADB dành cho Việt Nam.
Thậm chí, có những tổ chức quốc tế từng lạc quan dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam sẽ đạt 7%, song theo ông Lực, những tác động từ đại dịch bùng phát trở lại cần được đánh giá kỹ hơn trong các dự báo tăng trưởng.
"Tăng trưởng kinh tế vượt một chút so với chỉ tiêu của Quốc hội đề ra, mức tăng trưởng 6% cũng là thành công", ông Lực nhấn mạnh.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, đại dịch đã tác động ít nhất đến 9 lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, kết quả tăng trưởng 6 tháng đầu năm rất đáng khích lệ. Từ nay đến cuối năm, Việt Nam cần chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, không chủ quan với lạm phát để làm nền tảng cho kinh tế năm tới.
Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành cũng cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,5% Chính phủ đề ra từ đầu năm rất khó khăn.
Trải qua hết đợt dịch đầu tiên của năm 2021, các chỉ số tăng trưởng kinh tế vĩ mô đã phải điều chỉnh xuống mức thấp hơn. Tuy nhiên, hiện tăng trưởng GDP trong quý II vừa qua vẫn thấp hơn mức đã được điều chỉnh.
Đây là một thách thức rất lớn cho tăng trưởng kinh tế hai quý cuối năm và cả năm 2021, ông Thành nhấn mạnh và chỉ ra bốn rào cản của Việt Nam trước tác động của đại dịch.
Thứ nhất, kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn. Trong khi đó, với tình hình dịch bệnh như hiện nay, nguồn cung đầu vào cho rất nhiều sản phẩm đang thiếu nghiêm trọng. Điều này đang gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh và sự phục hồi của nền kinh tế.
Thứ hai, năng lực logistics, hậu cần vận tải của Việt Nam hiện còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được quá trình phục hồi nền kinh tế.
Thứ ba, giá cả và lạm phát đang có xu hướng gia tăng.
Thứ tư, đợt dịch Covid-19 vừa qua ở Việt Nam đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các trung tâm sản xuất lớn của cả nước như Bắc Giang, Bắc Ninh, TP.HCM, Đông Nam Bộ. Đây là những khu vực đang giữ tỷ trọng rất cao trong sản xuất và xuất khẩu công nghiệp, mức thiệt hại đến nền kinh tế là rất lớn.
Với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay, ông Thành dự báo, tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 nhiều khả năng sẽ giữ ở mức 6%.
GDP nửa đầu năm nay tăng 5,64%
Khu vực dịch vụ sẽ chiếm 50% GDP vào năm 2030
Đây là mục tiêu phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam trong thập kỷ mới, kèm theo đó tốc độ tăng trưởng khu vực này trong 10 năm tới đạt khoảng 7 – 8%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
GDP quý I tăng 4,48%
Khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục đóng góp nhiều nhiều vào mức tăng chung GDP của toàn nền kinh tế trong quý I với 56%.
GDP năm 2020 tăng 2,91%, thuộc nhóm cao nhất thế giới
Tuy là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Quốc hội thông qua mục tiêu GDP tăng 6% năm 2021
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, việc đặt chỉ tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6% năm 2021 thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc phục hồi kinh tế sau khi kiểm soát thành công đại dịch Covid-19.
Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha
Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp
Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.
Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp
Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán
Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha
Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành
Vietnam Airlines cùng các đơn vị thành viên đã khởi công dự án cung cấp suất ăn hàng không và dịch vụ bảo dưỡng tàu bay.
Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.
Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm
Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.
Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp
Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.
Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp
Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán
Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.