Tài chính
Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp đang gia tăng
SSI Research dự báo thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục sôi động trong quý 3 từ cả phía cung và phía cầu do việc tiếp cận vốn tín dụng vẫn hạn chế và mức lãi suất hấp dẫn vẫn được duy trì.
Báo cáo thị trường trái phiếu mới đây của SSI Research ghi nhận trong quý 2, 164.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, gấp 3,6 lần quý 1 và tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Phát hành riêng lẻ chiếm 89%, bao gồm 700 triệu USD (tương đương 16.000 tỷ đồng) là trái phiếu quốc tế của Vingroup và Bất động sản BIM. Các ngân hàng thương mại là tổ chức phát hành nhiều nhất với tổng cộng 67.000 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ.
Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành là 208.900 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ 2020. Quán quân phát hành vẫn là các doanh nghiệp bất động sản (92.300 tỷ); sau đó đến các ngân hàng (68.200 tỷ đồng); năng lượng và khoáng sản (14.800 tỷ đồng); định chế tài chính phi ngân hàng (11.200 tỷ đồng); phát triển hạ tầng (6.000 tỷ đồng) và các doanh nghiệp khác.
Lãi suất phát hành bình quân của các doanh nghiệp, loại trừ trái phiếu ngân hàng, trong quý 2 là 9,95%, giảm 33 điểm cơ bản so với quý 1. Dù lãi suất phát hành nằm trong xu hướng giảm từ quý III năm ngoái đến nay nhưng rất nhỏ so với mức giảm sâu của lãi suất tiền gửi.
Chênh lệch giữa lãi suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp và tiền gửi giữ ở mức cao khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2021.
Trong quý 2, trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản phát hành đạt 64.400 tỷ đồng trái phiếu, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp phát hành nhiều nhất trong quý vừa qua là Vingroup, Công ty Golden Hill, BIM Land, Hưng Thịnh Corp, Sunshines Group…
Tính chung nửa đầu năm, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 92.300 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất bình quân là 10,36%/năm, thấp hơn 23 điểm cơ bản so với bình quân năm 2020. Các ngân hàng và công ty chứng khoán đã mua 37.300 tỷ đồng, chiếm 40% số trái phiếu này.
Loại trừ các trái phiếu ngân hàng và định chế tài chính khác hầu hết là không có tài sản đảm bảo, các trái phiếu còn lại được phát hành trong nửa đầu năm nay có 18,6% được bảo đảm bằng bất động sản, 11% được đảm bảo bằng tài sản, 33% được đảm bảo bằng một phần tài sản/bất động sản và một phần là cổ phiếu, 9,3% được đảm bảo hoàn toàn bằng cổ phiếu và 28% là không có tài sản đảm bảo.
Trong đó, 29.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản được đảm bảo hoàn toàn bằng cổ phiếu hoặc không có tài sản đảm bảo. Nếu tính cả các trái phiếu bất động sản được đảm bảo một phần bằng cổ phiếu, con số này là gần 60.000 tỷ đồng – chiếm 64% tổng lượng trái phiếu bất động sản phát hành nửa đầu năm.
Trong nửa đầu năm, các nhà đầu tư cá nhân mua gần 11.000 tỷ đồng trên thị trường sơ cấp, tập trung vào trái phiếu bất động sản, ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng. Lượng mua này chỉ bằng 47% lượng các cá nhân đã mua trong cùng kỳ năm ngoái.
Điều này không bất ngờ khi quy định nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có hiệu lực.
SSI Research dự báo thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục sôi động trong quý 3 từ cả phía cung và phía cầu do việc tiếp cận vốn tín dụng vẫn hạn chế và mức lãi suất hấp dẫn vẫn được duy trì. Tuy vậy, rủi ro thị trường sẽ gia tăng vì hầu hết các doanh nghiệp đều tổn thương do dịch bệnh dai dẳng nên nhà đầu tư cần thận trọng hơn.
Nhóm phân tích nhận đinh lãi suất tiền gửi có thể vẫn giữ ở mức thấp và chỉ tăng nhẹ vào cuối năm, lợi tức từ trái phiếu doanh nghiệp vẫn hấp dẫn so với kênh đầu tư tiền gửi. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán dự báo sẽ kém thuận lợi hơn so với nửa đầu năm nên các nhà đầu tư sẽ quay trở lại kênh đầu tư lãi suất cố định để trú ẩn.
Ngoài ra, hạn mức tín dụng dù được NHNN nới cho các ngân hàng thêm 2-6% nhưng vẫn thấp hơn đề xuất của các ngân hàng và thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, việc tiếp cận vốn tín dụng giá rẻ, các gói giảm lãi suất từ 0,5-1,5% không hề đơn giản đối với các doanh nghiệp không nằm trong các nhóm ngành được ưu tiên hoặc bị hạn chế về tài sản đảm bảo như các doanh nghiệp bất động sản. Theo đó, nhu cầu huy động vốn vay qua phát hành trái phiếu vẫn cao nên lãi suất phát hành bình quân sẽ vẫn dao động quanh mức 10%/năm.
Mặc dù nhu cầu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cao nhưng rủi ro cũng tăng lên. Dịch bệnh dai dẳng đang khiến cho môi trường kinh doanh của nhóm bất động sản bớt thuận lợi; thanh khoản xu hướng giảm cho thấy sức hấp thụ đang suy yếu dần; các hoạt động triển khai dự án, sự kiện mở bán bị gián đoạn do dịch bệnh; hoạt động đầu tư công các dự án cơ sở hạ tầng đang chậm hơn dự kiến. Các yếu tố này làm tăng chi phí vốn do ứ đọng, ảnh hưởng đến kế hoạch dòng tiền trả nợ gốc lãi trái phiếu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các trái phiếu năng lượng cũng đang chịu rủi ro khá lớn từ chính sách. Quy hoạch điện VIII đã được Bộ Công thương triển khai xây dựng từ 2019 với định hướng đẩy mạnh năng lượng tái tạo và thu hút đầu tư bằng giá điện.
Đây cũng là nguyên nhân chính khiến các trái phiếu tài trợ các dự án điện mặt trời, điện gió tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua. Tổng số trái phiếu năng lượng phát hành từ 2019 đến 30/6 là khoảng 65.000 tỷ đồng.
Tuy vậy, cho đến nay dự thảo Quy hoạch điện VIII vẫn đang trong quá trình thẩm định và chưa rõ sẽ sửa đổi theo hướng nào. Các doanh nghiệp năng lượng đặc biệt là năng lượng mặt trời vẫn đang sản xuất cầm chừng vì sức cầu hạn chế và chờ đợi cơ chế giá mới.
15 ngày 'tạm trú' của lô trái phiếu 2.200 tỷ đồng do Vinaconex phát hành
Thanh toán không tiền mặt phủ sóng mọi thế hệ nhờ bộ ba 'vũ khí' này
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm
Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Gánh nặng tiền sử dụng đất bổ sung: Doanh nghiệp kiến nghị gỡ vướng
Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 tiếp tục giữ nguyên quy định về khoản thu tiền sử dụng đất bổ sung có thể khiến nhiều doanh nghiệp chịu thêm gánh nặng tài chính.
Vosco chi hơn 1.850 tỷ đồng mua hai tàu dầu cũ
Vosco sẽ bổ sung thêm vào đội tàu hai tàu dầu được đóng tại Trung Quốc từ năm 2021, với tổng mức đầu tư hơn 1.850 tỷ đồng.
Thanh toán không tiền mặt phủ sóng mọi thế hệ nhờ bộ ba 'vũ khí' này
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Chưa hưởng lợi từ thuế VAT, Phân bón dầu khí Cà Mau đã lãi lớn
PVCFC đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 giảm mạnh, nhưng chỉ sau hai quý đầu năm, doanh nghiệp đã vượt kế hoạch cả năm, cho thấy dư địa tăng trưởng còn lớn trong bối cảnh thận trọng điều hành.
Giá vàng hôm nay 17/6: Cơn sốt đã hạ nhiệt?
Giá vàng hôm nay 17/6 giảm 200 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, theo xu hướng của thị trường quốc tế.
Hiện đại hóa nền kinh tế cũng cần đến triết lý dân sinh
Khi cả nước đang bàn luận về việc áp dụng thuế hóa đơn điện tử thay thế thuế khoán, phía sau những con số và quy định là một câu hỏi triết học sâu sắc: làm thế nào để hiện đại hóa phục vụ cho dân sinh, chứ không phải dân sinh phục vụ cho hiện đại hóa?