Tiêu điểm
Giải pháp giảm thiểu rủi ro do đứt gãy chuỗi cung ứng
Đa dạng chuỗi cung ứng, chuyển đổi số và có chính sách thu hút nguồn lao động là những giải pháp giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro do đứt gãy chuỗi cung ứng hiện nay.

Ảnh hưởng từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng đè nặng lên doanh nghiệp
Dịch bệnh Covid-19 và các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài đang khiến ngành dệt may gặp phải những khó khăn rất lớn. Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may như đang “ngồi trên đống lửa” do lo ngại về nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu, mất hợp đồng và không đảm bảo được tiến độ các đơn hàng đã ký.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc áp dụng biện pháp chống dịch tại các chốt kiểm dịch ở nhiều địa phương chưa thống nhất, đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong lưu thông hàng hóa, ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu, chuỗi sản xuất của doanh nghiệp. Thời gian vận chuyển khó khăn kéo dài đang khiến các doanh nghiệp ngành dệt may không chịu được áp lực chi phí và thời gian.
Trong khi đó, may mặc là ngành liên quan rất lớn tới yếu tố mùa vụ. Nếu sản phẩm không ra được đúng thời điểm mùa vụ đó, nguy cơ các khách hàng quốc tế sẽ chuyển đơn hàng ra khỏi Việt Nam là rất lớn. Thời gian vừa qua, tỷ lệ chuyển đơn hàng ra khỏi Việt Nam của ngành dệt may khoảng 13 - 14%.
Nếu trong thời gian tới, chuỗi cung ứng tiếp tục bị đứt gãy, các doanh nghiệp dệt may có thể sẽ đánh mất thêm nhiều hơn nữa các đối tác, đơn hàng trong năm 2022. Nhiều doanh nghiệp sẽ rơi vào hoàn cảnh bị thiếu dòng tiền nghiêm trọng, không đủ nguồn vốn để tái đầu tư, sản xuất khi thị trường thế giới hồi phục.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Hải Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cũng cho rằng, đứt gãy chuỗi cung ứng là khó khăn chung của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Với các các doanh nghiệp sản xuất, thời gian vừa qua, doanh nghiệp đã gặp thách thức rất lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu, hải quan, vận chuyển hàng hóa liên tỉnh… với nhiều thủ tục chồng chéo, bất cập.
Đơn cử như các quy định về hàng hoá thiết yếu, giấy đi đường, yêu cầu xét nghiệm gây kéo dài thời gian cung ứng, vận chuyển hàng hoá. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước đánh mất các đơn hàng từ nước ngoài. Nguy hiểm hơn, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng đã có kế hoạch chuyển, mở rộng chuỗi cung ứng ra ngoài Việt Nam.
Trong khi đó, nếu chuỗi cung ứng của họ đã được mở rộng ra quốc gia khác, thì để họ chuyển lại việt Nam hoặc mở rộng đầu tư ở Việt Nam rất là khó.
Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất, bà Đặng Minh Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP HP Logistics cho rằng, ngay cả các doanh nghiệp trong ngành hậu cần cũng không tránh khỏi khó khăn.
Theo đó, trong giãn cách xã hội, doanh nghiệp ngành logistics không thể thực hiện ba tại chỗ, khâu xét nghiệm Covid-19 quá nhiều, quá dày đặc khiến chi phí doanh nghiệp bị đội lên cao, nguồn lao động thiếu hụt nghiêm trọng.
Trong thời gian dịch bệnh, nhiều lái xe của doanh nghiệp dù không bị nhiễm bệnh nhưng vẫn nằm trong khu cách ly, nhiều lái xe đã bỏ về quê vì không chịu được áp lực do công việc, bệnh dịch. Những điều này đã khiến hoạt động của doanh nghiệp rơi vào ách tắc, bà Phương chia sẻ.
Giải pháp giảm thiểu rủi ro
Đưa ra giải pháp cho tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hiện nay, bà Phương cho rằng, trước hết, Chính phủ và các địa phương cần quyết liệt trong việc giải quyết các điểm nghẽn, khơi thông nền kinh tế. Các quy định trong việc chống dịch và lưu thông hàng hoá giữa các địa phương cần được đơn giản hoá và nhất quán từ trung ương xuống địa phương để tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Thứ hai, về phía doanh nghiệp, để giảm thiểu những tác động của việc đứt gãy chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa nguồn cung, giảm thiểu sự phụ thuộc vào một nguồn nguyên liệu hay thị trường khách hàng nhất định. Đơn cử như với dệt may, hiện nay ngành này đang nhập khẩu đến hơn 50% nguyên vật liệu từ Trung Quốc. Trong thời gian tới, ngành này cần tăng tỷ lệ nhập khẩu tại các quốc gia khác để giảm thiểu rủi ro.
Qua đợt dịch bệnh này, chắc chắn thị trường trong nước và thế giới sẽ có những diễn biến khó đoán định, chính vì vậy, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị sẵn sàng cho những cuộc khủng hoảng sắp tới. Trong đó, đa dạng hóa nguồn cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp giảm những tác động đứt gãy cho hoạt động doanh nghiệp.
Thứ ba, doanh nghiệp cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động vận hành và sản xuất kinh doanh để thích ứng với bối cảnh mới.
Về chiến lược nhân sự, đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải cắt giảm nhân sự hoặc bị thiếu hụt nhân sự trong và sau dịch bệnh, doanh nghiệp có thể nghiên cứu giải pháp thuê doanh nghiệp bên ngoài để thực hiện một số dịch vụ, công đoạn sản xuất để đảm bảo hiệu quả.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có những chính sách mới để thu hút những nhân sự đã về quê trong thời gian vừa qua để trở lại làm việc. Chính sách cho người lao động cần được đảm bảo để họ yên tâm ổn định cuộc sống, bà Phương nhận định.
Đồng quan điểm, ông Giang cũng cho rằng, vấn đề về đứt gãy nguồn lao động sau dịch rất cần được các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, phần lớn các lao động bỏ về quê đều là lao động tự do, không có công ăn việc làm ổn định. Còn lại, lực lượng lao động là công nhân trong các khu công nghiệp, được hưởng lương, trợ cấp tối thiểu trong thời gian giãn cách xã hội đều đã quay trở lại các thành phố để làm việc bình thường.
Do đó, theo ông Giang, các doanh nghiệp cần có chính sách về lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để ổn định cuộc sống cho người lao động để nguồn lao động của doanh nghiệp được đảm bảo.
“Có như vậy, trong quý IV, khi các địa phương đồng loạt mở cửa, doanh nghiệp mới có động lực để tái khởi động trở lại và từng bước khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch”, ông Giang nhận định.
Lãi vay ngân hàng đè nặng người mua nhà thời dịch bệnh
Yếu tố tiên quyết hàn gắn chuỗi cung ứng
Tăng tốc tiêm vaccine là yếu tố tiên quyết để Việt Nam có thể mở cửa trở lại kinh tế.
Giải pháp duy trì chuỗi cung ứng trong bối cảnh Covid-19
Thực hiện thống nhất các quy định, hướng dẫn của Chính phủ và ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động là những giải pháp trọng tâm được đề xuất để duy trì chuỗi cung ứng trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Giải pháp chống đứt gãy chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp
Nhằm tránh nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng đang hiện hữu, luật sư Trương Anh Tú cho rằng, bên cạnh các mặt hàng thiết yếu, cơ quan quản lý nhà nước cần cho phép lưu thông toàn bộ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Covid-19 bùng phát tại Đông Nam Á tác động xấu tới chuỗi cung ứng toàn cầu
Khu vực Đông Nam Á là mắt xích quan trọng trong thương mại toàn cầu đang rơi vào tình cảnh bế tắc, gây áp lực cho nhiều chuỗi cung ứng quan trọng.
Mỹ áp thuế hơn 35% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.
Sovico đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 của TP.HCM
Tập đoàn Sovico vừa đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 dài hơn 47km từ huyện Hóc Môn đến khu đô thị Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè.
Hà Nội nhận 100% hồ sơ trực tuyến lĩnh vực xây dựng từ 9/6
Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội chính thức tiếp nhận 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ ngày 9/6/2025.
Việt Nam xuất 500 tấn gạo phát thải thấp đầu tiên với giá kỷ lục
Lô gạo phát thải thấp 500 tấn của Việt Nam đánh dấu quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa loại gạo này ra thị trường.
Hang Ngọc Rồng: Lời giải mới cho bài toán giữ chân du khách của Quảng Ninh
Sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, song Quảng Ninh vẫn đang nỗ lực tìm kiếm lời giải cho bài toán làm sao để giữ chân du khách. Câu trả lời có thể nằm sâu trong lòng một hang động kỳ vĩ, nơi nghệ thuật và thiên nhiên hòa quyện làm một: Hang Ngọc Rồng.
Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.