Taxi đường dài - Thị trường còn bỏ ngỏ

Hường Hoàng Thứ năm, 09/06/2022 - 07:45

Thị trường taxi đường dài ở Việt Nam dự báo sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các công ty công nghệ trong thời gian sắp tới.

Nhu cầu sử dụng xe ô tô thay cho xe máy, xe khách trong di chuyển đường dài đang ngày một tăng lên (Ảnh: TAXI GOCAR)

Anh C. là trưởng phòng của một công ty tại Hà Nội. Ba hôm nữa, anh sẽ có một chuyến công tác trong ngày tại Ninh Bình. Như một thói quen, anh bật Grab, tìm chuyến và đặt trước. Nhưng anh chợt nhớ ra, với một chuyến xe liên tỉnh, Grab sẽ tiện cho anh lúc đi, nhưng không hẳn là tiện cho anh lúc trở về.

Vậy là anh phải gọi cho những anh tài xế gần nhà để kiểm tra lịch và đặt xe, nhưng chi phí thì đắt hơn nhiều. Anh thầm ước có một ứng dụng gọi xe cũng tiện lợi y như Grab, nhưng dành cho những tuyến đường dài, để những người như anh không phải ngồi xe khách hay tìm tài xế mỗi khi đi về quê, đi công tác.

Băn khoăn của anh C. cũng là suy nghĩ của khá nhiều người trong nhịp sống bận rộn ở thời điểm hiện tại. Hiểu được nhu cầu này, một số công ty ở Việt Nam đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu đó.

Nhu cầu taxi đường dài tăng mạnh

Theo anh Dương Ngô Anh, CEO của Công ty công nghệ Tego, một startup ứng dụng gọi xe, với quy mô dân số lớn (98,7 triệu người) và một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh (GDP tăng trưởng 2,58% ngay cả trong thời kỳ đại dịch), thị trường vận tải hành khách đường dài tại Việt Nam là một thị trường vô cùng tiềm năng.

Ứng dụng gọi xe đường dài: thị trường nhiều khởi sắc trong 5 năm tới
Biểu đồ tổng quan và tăng trưởng thị trường taxi của Việt Nam (Ảnh: qandme.net)

Nhu cầu đi lại liên tỉnh ở Việt Nam ngày càng phát triển bởi nhiều doanh nghiệp hiện tại đã và đang kinh doanh không chỉ ở một địa phương mà còn mở rộng sang nhiều địa phương khác. Thậm chí nhiều tập đoàn, công ty còn có chi nhánh đủ cả ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Chính vì vậy, việc một nhân viên quản lý sáng đi công tác ở tỉnh X, chiều đến tỉnh Y, tối về tỉnh Z là việc ngày càng trở nên bình thường.

Không chỉ vậy, với mức sống ngày một tăng lên, người dân có nhu cầu đi xa du lịch, hưởng thụ ngày càng nhiều. Có thể thấy trong những dịp nghỉ lễ, hay dịp cuối tuần, số lượng xe ô tô du lịch luân chuyển giữa các địa phương tăng vọt, thậm chí là gây tắc đường trên nhiều tuyến đường.

Thêm vào đó, khi chất lượng cuộc sống nâng cao, người dân càng có nhu cầu chuyển đổi phương tiện giao thông từ xe máy sang ô tô vì mức độ tiện lợi, an toàn, thoải mái của nó. Trước đây, khi di chuyển từ 100km trở lên, người ta thường sử dụng những phương tiện tiết kiệm chi phí như xe máy, tàu hay xe khách. Nhưng những năm gần đây, thị trường chứng kiến xu hướng chuyển sang sử dụng xe hơi trong di chuyển đường dài ngày một nhiều, từ hoạt động việc đi công tác, đi du lịch hay về quê…

Với tất cả những lí do này, 5 năm trở lại đây, thị trường xe ô tô của Việt Nam chứng kiến sự thay đổi vượt bậc. Từ tháng 12/2016 cho đến nay, số lượng xe ô tô lưu hành tại Việt Nam đã tăng gấp đôi, từ mức 2,5 triệu xe lên đến 5,2 triệu xe chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm. Tuy vậy, với lượng xe lưu hành trong nước mới chỉ đạt 5% dân số, thị trường thuê xe taxi của Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ cho các công ty vận tải taxi và các công ty gọi xe công nghệ.

Ứng dụng gọi xe đường dài: thị trường nhiều khởi sắc trong 5 năm tới 1
Biểu đồ dự báo về số lượng các chuyến đi xe chung tại Việt Nam trong giai đoạn 2021-2026 (Mordor Intelligence)

Theo Mordor Intelligence, thị trường taxi Việt Nam được định giá 0,41 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến ​​đạt 0,79 tỷ USD vào năm 2027, đạt tốc độ CAGR khoảng 10,25% trong giai đoạn dự báo (2022 - 2027).

Không chỉ thế, với nhu cầu công tác và di chuyển lớn, phân khúc taxi đường dài cũng phát triển với tốc độ nhanh không kém. Theo thống kê hành trình, hiện tại số lượng chuyến xe đường dài của Việt Nam nói chung đạt khoảng 700 nghìn chuyến/ngày, trong đó số lượng xe dưới 7 chỗ đi đường dài vào khoảng 60 nghìn chuyến/ngày, tăng khoảng 1,7 lần so với số liệu năm 2016.

Ứng dụng công nghệ trên thị trường taxi đường dài Việt

Theo Mordor Intelligence, thị trường taxi Việt Nam đang có sự góp mặt của ba đối tượng chính: các công ty công nghệ cung cấp dịch vụ đặt xe qua ứng dụng như Grab, Go-jek, be…; các hãng xe taxi truyền thống lớn như Mai Linh, Vinasun, Vinataxi…; cùng với những SME và các cá thể kinh doanh dịch vụ taxi.

Trong số đó, các công ty công nghệ đang cung cấp dịch vụ gọi xe trên thị trường như Grab, Gojek,.. đang chiếm thị phần lớn trên thị trường taxi nội tỉnh nhưng chưa đánh nhiều vào thị trường taxi liên tỉnh. Các hãng xe truyền thống như Mai Linh, Vinasun cũng đang tập trung vào xây dựng các trang website và ứng dụng đặt xe để bắt kịp với xu thế, tuy nhiên những hãng này cũng chưa quá chú trọng vào thị trường chạy xe đường dài do khả năng tìm được khách khứ hồi không cao.

Chính vì lẽ đó, hiện tại lượng xe taxi chạy liên tỉnh chủ yếu là của những hãng SME và các cá thể kinh doanh dịch vụ taxi. Tuy vậy, anh Ngô Anh nhận định:Trong giai đoạn 2023-2024, chính phủ dự kiến sẽ nhất quán thị phần taxi hoạt động. Các taxi trên thị trường đều sẽ phải tuân thủ quy định có biển vàng, có mào taxi rõ ràng, đủ điều kiện kinh doanh mới được chạy xe taxi kinh doanh. Với những chính sách này của chính phủ, các doanh nghiệp SME và đặc biệt cá thể (hộ kinh doanh) xe vận tải taxi sẽ gặp sức ép rất lớn và khó có khả năng tồn tại.”

Vậy có thể nói sân chơi taxi đường dài sẽ còn nhiều đất diễn cho các hãng xe trong thời gian tới. Trong tương lai, các ông lớn ngành gọi xe sẽ phân chia lại thị trường, và có xu hướng sẽ cùng nhau M&A để hợp tác kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng sẽ đa dạng hóa và dịch chuyển hóa sản phẩm dựa trên công nghệ để gia tăng biên lợi nhuận.

Tại thời điểm các doanh nghiệp lớn mới chỉ tập trung vào thị trường taxi nội tỉnh, đồng thời nhà nước đang có những động thái ủng hộ nhiệt thành đối với các sản phẩm công nghệ made in Vietnam, các công ty công nghệ Việt Nam nên tận dụng thời cơ vàng để khai thác miếng bánh ngày càng phình to của thị trường taxi đường dài.

Các công ty này có thể sử dụng công nghệ, các chính sách được quy hoạch rõ ràng để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của cả khách hàng, ví dụ như: giá cả phải chăng, cung cấp những chuyến đi khứ hồi, khả năng kết nối khách hàng với tài xế xe tiện chuyến, cung cấp bảo hiểm chuyến đi để khách hàng yên tâm di chuyển… từ đó tạo lợi thế riêng trên thị trường mới. Có như vậy, những nền tảng này mới có thể phát triển và phù hợp với nhu cầu ngày một tăng của thị trường.

Ứng dụng gọi xe đường dài: thị trường nhiều khởi sắc trong 5 năm tới 2
Anh Dương Ngô Anh – CEO Công ty công nghệ Tego

Là một trong những doanh nghiệp sớm nhìn ra xu thế, anh Dương Ngô Anh nhận định: “Thị trường xe đường dài của Việt Nam chắc chắn sẽ bùng nổ trong tương lai. Biết được những mong muốn tiềm ẩn trong hành trình di chuyển của khách hàng, chúng tôi luôn cố gắng để giải quyết rốt ráo những nhu cầu đó."

Bằng cách tạo ra các sản phẩm tiện ích như: “Đặt lịch giá rẻ tiện chuyến – khách hàng được di chuyển xe riêng với mức giá tương đương xe khách” và “Đặt lịch khứ hồi – khách hàng được sử dụng trọn vẹn dịch vụ di chuyển đưa đi và chờ đón về như một xe riêng được thuê trọn vẹn”, Tego mong muốn có thể mang đến những lợi ích lớn nhất cho khách hàng và tài xế lái xe trong thị trường mới nổi này.

Grab, Be, Gojek sắp thành taxi?

Grab, Be, Gojek sắp thành taxi?

Tiêu điểm -  2 năm

Nếu xét theo quy định mới, ô tô kinh doanh vận tải hiện nay như Grab, Be, Gojek... sẽ được xếp vào loại hình taxi, chịu ràng buộc về niên hạn, tiêu chuẩn lái xe.

Fintech 3 triệu người dùng ở Việt Nam muốn cạnh tranh Grab

Fintech 3 triệu người dùng ở Việt Nam muốn cạnh tranh Grab

Khởi nghiệp -  2 năm

Theo kế hoạch, Toss sẽ tiến vào các thị trường như: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Ấn Độ. Đây cũng sẽ nơi Toss phải đối đầu trực diện với Grab của Singapore và GoTo của Indonesia.

Grab muốn mua lại Home Credit Việt Nam

Grab muốn mua lại Home Credit Việt Nam

Tài chính -  2 năm

Hiện tại, Home Credit đang định giá mảng kinh doanh tại Indonesia, Việt Nam và Philippines với giá trị dao động trong khoảng 2 tỷ USD đến 2,5 tỷ USD.

Traveloka gia nhập thị trường gọi xe cạnh tranh Grab, GoTo

Traveloka gia nhập thị trường gọi xe cạnh tranh Grab, GoTo

Khởi nghiệp -  2 năm

Điểm hạn chế của Traveloka là không thuộc bất kỳ hệ sinh thái siêu ứng dụng nào có đủ khả năng hỗ trợ các kế hoạch mở rộng sang lĩnh vực gọi xe.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  54 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  58 phút

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.