Cần thiết xây dựng năng lực kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp
Phạm Sơn
Thứ hai, 04/07/2022 - 11:43
Xác định thuận lợi, khó khăn cũng như thấu hiểu giá trị mô hình kinh tế tuần hoàn đem lại giúp doanh nghiệp triển khai mô hình này một cách hiệu quả và thực tiễn.
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chính sách kinh tế môi trường, phát biểu tại khóa đào tạo.
Khoảng 10 năm nay, Tập đoàn TH đã tiên phong trong việc ứng dụng những phụ phẩm, rác thải từ quá trình sản xuất làm nguyên liệu đầu vào phục vụ cho mô hình canh tác và sản xuất nông nghiệp sinh thái.
Cách đây 14 năm, Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Shinec đã bắt tay vào xây dựng khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, với tiêu chí xanh được đảm bảo bởi hệ thống thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng rác thải theo vòng tròn khép kín.
Hàng loạt đơn vị tư nhân khác cũng đã có những sáng kiến thu hồi và tận dụng rác thải làm nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, có thể kể đến như đặt cọc hoàn trả bao bì; vườn – ao – chuồng; vườn – ao – chuồng – rừng… bước đầu cho thấy hiệu quả cả về kinh tế lẫn môi trường và xã hội.
Tuy nhiên, phải đến một vài năm trở lại đây, những sáng kiến kể trên mới chính thức được “gọi tên” là mô hình kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn cũng ngày càng được cụ thể hóa, được đưa vào văn kiện Đại hội Đảng, Luật Bảo vệ môi trường 2020 và được xác định là tương lai của nền kinh tế.
Cộng đồng doanh nghiệp là lực lượng tiên phong thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ khái niệm này, dẫn đến nhiều lúng túng và dè dặt trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng tuần hoàn.
Thấu hiểu nỗi trăn trở của cộng đồng doanh nghiệp, mới đây, Viện Chính sách kinh tế môi trường thuộc Hội Kinh tế môi trường (VIASEE) đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức khóa đào tạo Xây dựng năng lực kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp.
Khóa đào tạo kéo dài trong 3 ngày, từ 30/6 – 2/7, trong đó có 2 ngày đào tạo tại Hà Nội với các chuyên gia hàng đầu về kinh tế tuần hoàn tại Việt và 1 buổi thực tế tại khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chính sách kinh tế môi trường, cho biết, đây là khóa đào tạo về kinh tế tuần hoàn đầu tiên với sự hỗ trợ tích cực từ UNDP và nhiều chuyên gia, đơn vị liên quan.
Khóa học cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp cái nhìn toàn cảnh về kinh tế tuần hoàn, bao gồm những khó khăn, thách thức và cả những cơ hội khi ứng dụng mô hình này vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh.
Ông Chinh kỳ vọng, khi doanh nghiệp nhìn thấy được lợi ích của kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp sẽ tích cực và chủ động chuyển đổi mô hình, từ đó trở thành những người tiên phong. Những doanh nghiệp này sẽ gặt hái được nhiều lợi ích khi “đón đầu xu thế”, đồng thời lan tỏa hơn nữa giá trị và ý nghĩa của kinh tế tuần hoàn.
Dự kiến trong thời gian tới, Viện Chính sách kinh tế môi trường sẽ tiếp tục tổ chức thêm nhiều khóa đào tạo, tập huấn, đi sâu vào cụ thể từng nhóm ngành như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… để hỗ trợ tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp.
Theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Trưởng ban nghiên cứu khoa học, Hội Kinh tế môi trường Việt Nam, chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của doanh nghiệp sẽ tăng lên nhưng cũng kèm theo nhiều lợi ích mới.
Chính phủ định hướng phát triển kinh tế theo hướng sinh thái, tuần hoàn, tăng trưởng xanh, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Thỏa thuận đạt được tại COP26 không có điều khoản về thời điểm chấm dứt phát triển điện than, do đó Việt Nam vẫn có quyền lắp đặt thêm công suất điện than ở mức phù hợp với điều kiện phát triển đất nước.
Không chỉ nhằm mục đích giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu, điện than cần được điều chỉnh giảm dần khỏi lưới điện quốc gia vì nguồn khoáng sản than đang ngày càng cạn kiệt.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.