Leader talk

Kinh tế nửa cuối năm có tốt hơn?

Kiều Mai Thứ hai, 27/05/2024 - 14:32

Chuyên gia của HSBC nhận định, Việt Nam sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm nay.

Những kết quả kinh tế gần đây cho thấy tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đang chậm hơn so với kỳ vọng, nhưng điều này không có nghĩa câu chuyện phục hồi bị “lạc nhịp”.

Trên thực tế, Việt Nam vẫn duy trì vững vàng lộ trình phục hồi với mũi nhọn dẫn đầu là triển vọng thương mại tươi sáng hơn, chủ yếu là nhờ một đợt đi lên của chu kỳ hàng điện tử.

Không chỉ chu kỳ thương mại ngắn hạn xoay chiều mà triển vọng FDI dài hạn tích cực cũng tiếp tục kéo dài.

Tuy nhiên, vẫn còn chặng đường dài phía trước nếu Việt Nam muốn lấy lại tăng trưởng như trước đại dịch.

Trong cuộc trò chuyện mới đây, bà Yun Liu, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Khối Nghiên cứu kinh tế toàn cầu của Ngân hàng HSBC, đã nhận định về một số yếu tố đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cùng một số khuyến nghị cho nửa cuối năm.

Bà đánh giá thế nào về triển vọng kinh tế Việt Nam năm nay? Dự báo tăng trưởng cho Việt Nam là bao nhiêu?

Bà Yun Liu: HSBC dự báo tăng trưởng cho Việt Nam năm nay là 6%.

Mặc dù vẫn còn nhiều chuyển biến trong thời gian tới và kết quả quý I giảm nhẹ so với đánh giá, Việt Nam có thể thấy sự phục hồi trên diện rộng nếu giải ngân đầu tư công cao hơn và khu vực bên ngoài tác động lan tỏa nhiều hơn vào trong nước trong nửa cuối năm.

Kinh tế nửa cuối năm có tốt hơn?
Bà Yun Liu, chuyên gia kinh tế thuộc Khối Nghiên cứu kinh tế toàn cầu của Ngân hàng HSBC

Chúng ta còn hơn nửa năm nữa và tôi tin rằng mức tăng tăng trưởng 6% vẫn có thể đạt được.

Nhìn vào triển vọng tăng trưởng của Việt Nam so với các nước ASEAN khác, Việt Nam vẫn đang trên đà phục hồi kinh tế. Năm 2023 là một năm đầy thách thức không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các nền kinh tế định hướng xuất khẩu.

Nửa năm qua, mặc dù thương mại đang dẫn đầu đà phục hồi và Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi chính, sự phục hồi trong mảng công nghệ vẫn còn rất nhiều hạn chế.

Điều này diễn ra giữa bối cảnh phục hồi hạn chế ở châu Á, và với Việt Nam, đà trở lại phụ thuộc nhiều vào ngành điện tử tiêu dùng.

Tôi kỳ vọng sự phục hồi trên diện rộng sẽ diễn ra vào nửa cuối năm nay và Việt Nam được đánh giá sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong 2024.

Theo bà, đâu sẽ động lực chính của kinh tế Việt Nam sắp tới?

Bà Yun Liu: Thứ nhất, thương mại chắc chắn là động lực chính cho nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Việt Nam. Chúng ta đã chứng kiến nhiều bước ngoặt, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử trong nước.

Thứ hai, lĩnh vực tiêu dùng đang phục hồi dù tốc độ còn khá chậm.

Thứ ba, với Việt Nam, xuất khẩu sẽ đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện tăng trưởng. Xuất khẩu cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho nhu cầu trong nước.

Một động lực khác là du lịch. Ngành du lịch đã ghi nhận nhiều kết quả tốt từ đầu năm tới nay.

Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng, trong ASEAN, Việt Nam đang thực sự phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về thu hút khách du lịch. Các quốc gia khác đã đưa ra các chương trình miễn thị thực cho nhiều đối tượng khách hoặc giảm rào cản trong việc xin thị thực.

Với FDI thì sao, thưa bà? Việt Nam hiện đang ở vị trí như thế nào trong thu hút thêm đầu tư?

Bà Yun Liu: Chúng ta đã nói nhiều về những thách thức từ thương mại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, chu kỳ thương mại đến rồi đi, trong khi FDI phản ánh niềm tin lâu dài của các nhà đầu tư vào các nền tảng cơ bản của một quốc gia.

Trong lĩnh vực này, tôi cho rằng, Việt Nam vẫn đang ở vị thế tốt với chính sách thu hút FDI thân thiện với các nhà đầu tư và các cụm công nghiệp đã được hình thành. Những dữ liệu gần đây chứng minh rằng, dòng vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam.

Nhìn kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy FDI dịch chuyển như một số ngành tập trung nhiều vốn hơn hay sự thay đổi trong nguồn FDI so với 2 - 3 năm trước.

Kinh tế nửa cuối năm có tốt hơn? 1
Việt Nam vẫn đang ở vị thế tốt trong thu hút FDI. Ảnh: Hoàng Anh

Theo bà, Việt Nam có nên tăng lãi suất để hỗ trợ VND?

Bà Yun Liu: Tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ không có thêm động thái nào liên quan đến lãi suất ở thời điểm hiện tại.

Trước đó, NHNN là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên tại châu Á cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng.

Hiện tại, tôi không nghĩ việc tăng lãi suất sẽ khả thi tại Việt Nam, bởi nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng và các giai đoạn phục hồi, Việt Nam hiện vẫn ở giai đoạn đầu.

Tôi cho rằng lập trường ủng hộ tăng trưởng là ưu tiên của NHNN trong năm nay.

Một số ý kiến cho rằng việc tăng lãi suất có thể hỗ trợ đồng nội tệ, nhưng đó không phải là thuốc chữa bách bệnh. Theo quan sát của HSBC đối với các ngân hàng trung ương khác, việc tăng lãi suất hỗ trợ đồng nội tệ không rõ ràng, và thậm chí, gia tăng áp lực lên vấn đề thanh khoản - điều mà tôi không cho rằng NHNN muốn thực hiện vào thời điểm này.

Với lạm phát thì sao, thưa bà?

Bà Yun Liu: Chúng ta đang thấy sự cân bằng mong manh giữa thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát. Dữ liệu gần nhất cho thấy lạm phát đã tăng lên 4,4%, gần chạm mức trần 4,5%.

Hai nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng lạm phát là giá thực phẩm và giá năng lượng - yếu tố bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường hàng hóa toàn cầu.

Điều này nhắc nhở chúng ta về tính nhạy cảm của kinh tế Việt Nam trước những biến động trên thị trường hàng hóa toàn cầu. Hơn nữa, hai yếu tố trên còn tác động lan tỏa tới các vấn đề khác.

Gần đây, giá dầu thế giới đã giảm nhẹ nhưng áp lực lạm phát vẫn còn đó. Tôi hy vọng rằng áp lực này sẽ dần giảm bớt vào nửa cuối năm.

Đối với bất kỳ ngân hàng trung ương nào, họ đều xem xét kỳ vọng lạm phát dài hạn hoặc trung hạn khi thiết lập chính sách tiền tệ. Vì vậy, áp lực lạm phát hiện đang tồn tại trong ngắn hạn nhưng chưa đủ để thúc đẩy NHNN tăng lãi suất.

Về đầu tư công thì sao, bà đánh giá như thế nào về những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam thời gian qua?

Bà Yun Liu: Đầu tư công là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Đây là dòng vốn rất quan trọng đối với sự tăng trưởng, đặc biệt là về phát triển cơ sở hạ tầng - vấn đề cơ cấu dài hạn mà chính phủ Việt Nam muốn giải quyết.

Chìa khóa ở đây là cần đẩy nhanh tốc độ giải ngân đầu tư công.

Khi nhìn vào các trụ cột tăng trưởng khác, câu chuyện xuất khẩu hiện nay vẫn đang ở giai đoạn phục hồi ban đầu, tiêu dùng có thể không diễn biến tốt như người dân kỳ vọng.

Vì vậy, đã đến lúc phần đầu tư công phải dẫn đầu. Điều quan trọng là việc thực hiện hoặc làm thế nào để giải ngân vốn nhanh hơn.

Cảm ơn bà! 

Rủi ro lớn nhất từ tỷ giá tăng

Rủi ro lớn nhất từ tỷ giá tăng

Tài chính -  5 tháng
VND mất giá có tác động không lớn đến xuất khẩu nhưng lại có rủi ro làm tăng lạm phát.
Rủi ro lớn nhất từ tỷ giá tăng

Rủi ro lớn nhất từ tỷ giá tăng

Tài chính -  5 tháng
VND mất giá có tác động không lớn đến xuất khẩu nhưng lại có rủi ro làm tăng lạm phát.
Phấn đấu tăng tín dụng 5 - 6% ngay trong quý II

Phấn đấu tăng tín dụng 5 - 6% ngay trong quý II

Tài chính -  5 tháng

Bất chấp tín dụng quý I/2024 tăng trưởng chậm, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát thực hiện các giải pháp tạo thuận lợi tiếp cận tín dụng, phấn đấu tăng tín dụng 5 – 6% ngay trong quý II.

Chính sách tài khóa là điểm tựa của tăng trưởng

Chính sách tài khóa là điểm tựa của tăng trưởng

Tiêu điểm -  5 tháng

Chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 6 – 6,5% cả năm 2024 nếu đẩy mạnh các gói tài khóa nghịch chu kỳ.

WB giữ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 5,5% trong năm nay

WB giữ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 5,5% trong năm nay

Tiêu điểm -  5 tháng

Ngân hàng Thế giới (WB) trong phân tích mới nhất về kinh tế Việt Nam dự báo, tăng trưởng GDP đạt 5,5% trong năm nay và tăng lên mức 6% vào năm sau. Dự báo này không đổi so với tháng 9/2023.

Lạm phát giảm sau Tết

Lạm phát giảm sau Tết

Tiêu điểm -  6 tháng

Điều này là do quy luật tiêu dùng hằng năm. Người dân thường giảm nhu cầu mua sắm sau Tết Nguyên đán, khiến lạm phát hạ nhiệt.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  1 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  2 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Tổ chức gắn kết mạnh mẽ, cùng vượt qua thách thức và đạt mục tiêu chung là nền tảng để tạo nên trải nghiệm khách hàng xuất sắc và sự phát triển vững bền của doanh nghiệp.

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Gói tín dụng SHB quy mô 16.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4,8% được triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động, phục vụ sản xuất kinh doanh với thời gian phê duyệt nhanh.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  4 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.