Lạm phát giảm sau Tết

Nhật Hạ Thứ sáu, 29/03/2024 - 12:06

Điều này là do quy luật tiêu dùng hằng năm. Người dân thường giảm nhu cầu mua sắm sau Tết Nguyên đán, khiến lạm phát hạ nhiệt.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này được Tổng cục Thống kê ước tính giảm 0,23% so với tháng trước.

Cơ quan này cho biết lạm phát hạ nhiệt do quy luật tiêu dùng, nhu cầu mua sắm của người dân giảm sau dịp Tết Nguyên đán, khiến giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trên thị trường giảm, đặc biệt là lương thực, thực phẩm.

Lạm phát giảm sau dịp Tết

Trong tháng này, 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm và 4 nhóm tăng.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm mạnh nhất với mức 0,76%, tác động làm CPI chung giảm 0,25 điểm phần trăm. Trong đó, lương thực giảm 0,42% và thực phẩm giảm 1,19%; còn ăn uống ngoài gia đình vẫn tiếp tục tăng với lý do chi phí nhân công tăng và giá điện ở mức cao.

Ở mặt hàng lương thực, giá gạo trong nước giảm 0,5%. Đà giảm này theo giá gạo xuất khẩu do các nước đang vào vụ thu hoạch chính nên nguồn cung dồi dào.

Bên cạnh đó, các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch vụ đông xuân làm cho giá gạo trong nước giảm so với thời điểm trước Tết Nguyên đán.

Giá gạo giảm đã tác động đến giá các mặt hàng lương thực khác như khoai, miến, bột ngô, ngũ cốc.

Ở mặt hàng thực phẩm, giá thịt lợn giảm mạnh trong tháng này với mức 2,17%, kéo theo các mặt hàng thực phẩm khác cũng rẻ hơn như mỡ động vật, nội tạng động vật, thịt quay, giò chả.

Nhóm giáo dục giảm 0,29%, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0,34%. Nguyên nhân chủ yếu do ngày 31/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Trong đó yêu cầu giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023-2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, theo đó một số trường học đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại giảm thấp hơn 0,2%.

Ở chiều ngược lại, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng chỉ số giá mạnh nhất 0,29%. Do giá cát tăng khi thiếu nguồn cung nên giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,33%. Giá điện sinh hoạt tăng 0,47%, nước sinh hoạt tăng 2,1% do nhu cầu tiêu dùng tăng.

Lạm phát giảm sau dịp Tết 1

Tính chung, chỉ số giá tiêu dùng quý I/2024 tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước. Điều này do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Lễ ông Công, ông Táo và Tết Nguyên đán tăng cao. Dẫn đến, chỉ số giá gạo quý I năm nay tăng 21,71% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá nhóm nước sinh hoạt tăng 10,58% do nhu cầu sử dụng nước tăng, đồng thời một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng giá nước theo quyết định của Ủy ban nhân dân.

Chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng 9,38% do nhu cầu sử dụng điện tăng cùng với từ ngày 04/5/2023 và ngày 09/11/2023, EVN điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Chỉ số giá nhóm giáo dục quý I tăng 9,02% so với cùng kỳ năm trước, do trong năm học 2023-2024 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng mức học phí

Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,51%, làm CPI chung tăng 0,35 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023.

Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,4% do giá xi măng, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá nhà thuê tăng. Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,35%.

Bên cạnh đó, yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI quý I năm 2024 còn có việc chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông quý I năm 2024 giảm 1,46% so với cùng kỳ năm trước.

Điều này là do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh đã được tung ra thị trường một thời gian.

Lạm phát cơ bản tháng 3/2024 tăng 0,03% so với tháng trước và tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý I/2024, lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,8%) chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Lạm phát tăng cao trong tháng Tết

Lạm phát tăng cao trong tháng Tết

Tiêu điểm -  6 tháng
CPI tháng này tăng 1,04% do nhu cầu mua sắm trong dịp Tết Nguyên đán và sự tăng giá của gạo, xăng dầu, gas.
Lạm phát tăng cao trong tháng Tết

Lạm phát tăng cao trong tháng Tết

Tiêu điểm -  6 tháng
CPI tháng này tăng 1,04% do nhu cầu mua sắm trong dịp Tết Nguyên đán và sự tăng giá của gạo, xăng dầu, gas.
Lạm phát tăng cao trong tháng Tết

Lạm phát tăng cao trong tháng Tết

Tiêu điểm -  6 tháng

CPI tháng này tăng 1,04% do nhu cầu mua sắm trong dịp Tết Nguyên đán và sự tăng giá của gạo, xăng dầu, gas.

Lạm phát đầu năm tăng chủ yếu do giá điện tăng

Lạm phát đầu năm tăng chủ yếu do giá điện tăng

Tiêu điểm -  7 tháng

Giá điện sinh hoạt tăng 1,3% so với tháng trước đã góp phần lớn vào mức tăng chi phí sinh hoạt trong tháng đầu năm nay của người dân.

Lạm phát có còn đe dọa nền kinh tế?

Lạm phát có còn đe dọa nền kinh tế?

Tiêu điểm -  8 tháng

Chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể tạm thời lãng quên các yếu tố về rủi ro lạm phát để có các giải pháp kịp thời phục hồi, phát triển kinh tế xã hội.

Giá xăng giảm mạnh giúp kiềm chế lạm phát tháng 10

Giá xăng giảm mạnh giúp kiềm chế lạm phát tháng 10

Tiêu điểm -  10 tháng

Mặc dù có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ ghi nhận chỉ số giá tăng và chỉ có 2 nhóm giảm, nhưng CPI tháng 10 chỉ tăng nhẹ 0,08%.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.