Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Theo hãng tin Reuters, Nhật Bản và các thành viên còn lại của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cuối tuần này sẽ quyết định việc nên khôi phục lại thỏa thuận thương mại mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối như thế nào.
Các bộ trưởng thương mại sẽ có các cuộc thảo luận bên lề hội nghị APEC tại Hà Nội, cùng với đó đại diện thương mại Hoa Kỳ ông Robert Lighthizer cũng sẽ đưa ra nhiều thông tin chi tiết hơn về các kế hoạch thương mại của Washington.
Sự không chắc chắn trong những kế hoạch sau khi ông Trump rút Mỹ khỏi TPP gây ra những lo sợ về chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và vị trí lãnh đạo ngày càng được củng cố của Trung Quốc ở châu Á.
Phiên bản TPP-1 được hình thành với mong muốn tiến lên phía trước ngay cả khi không có sự tham gia của Mỹ dù tổng giá trị thương mại của các thành viên TPP-1 chỉ bằng một phần tư so với TPP với 12 thành viên ban đầu, theo số liệu gần đây nhất.
Việc vẫn tiếp tục triển khai TPP có thể giúp gia tăng vị trí của các thành viên trong các cuộc đàm phán song phương với Hoa Kỳ. Điều này cũng có thể làm giảm sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Hiện nay, Nhật Bản cùng New Zealand là hai quốc gia đi đầu trong nỗ lực "cứu sống" TPP. Nhật Bản nhấn mạnh rằng cuối cùng họ sẽ đưa Mỹ trở lại.
Việt Nam sẽ là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ TPP ban đầu vì mức thuế thấp hơn và có khả năng nhận được nhiều khoản đầu tư hơn từ Mỹ. Malaysia cũng ở vị trí tương tự và một quan chức nước này đã bày tỏ hy vọng trở lại TPP.
Các cuộc họp riêng giữa đại diện thương mại Hoa Kỳ với các đối tác khác, đặc biệt từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc, sẽ được theo dõi chặt chẽ.
Chiến lược thương mại "Mỹ là ưu tiên hàng đầu" của ông Trump phụ thuộc vào việc thực hiện tốt luật thương mại Hoa Kỳ và các hiệp định thương mại hiện tại.
Ông Lighthizer cho biết, ông sẽ làm cho thương mại trở nên "tự do và công bằng hơn" với lợi ích của công nhân, nông dân và doanh nghiệp Mỹ.
Việc đẩy mạnh TPP phần nào làm lu mờ những tiến triển của Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) do Bắc Kinh làm trụ cột. Các thành viên hy vọng hiệp định sẽ được ký kết vào cuối năm nay.
Thỏa thuận RCEP bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng không có Mỹ. Phần lớn nội dung hiệp đinh là các quy định giảm thuế nhưng không toàn diện bằng TPP - một hiệp định kiểu mới với những quy định về sở hữu trí tuệ, quyền lao động hoặc môi trường.
Để TPP có hiệu lực ngay cả khi không có sự tham gia của Hoa Kỳ, thì quy tắc đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của ít nhất 6 quốc gia chiếm 85% GDP của các quốc gia thành viên ban đầu phải được gỡ bỏ.
Giải thích các hiệp định thương mại TPP, RCEP và FTAAP:
TPP: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
TPP ban đầu bao gồm 12 quốc gia thành viên thuộc khu vực Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc). Hiệp định đã được ký kết nhưng vẫn đang chờ phê chuẩn từ các nước thành viên. Hiệp định này đã từng được dẫn dắt bởi Hoa Kỳ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, nhưng Tổng thống kế nhiệm Donald Trump đã chính thức rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận này.
RCEP: Hiệp định đối tác toàn diện khu vực
RCEP là sáng kiến của Trung Quốc. Hiện nay, đã có 16 quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương tham gia hiệp định này. RCEP được xem là đối đầu với TPP và hiện đang tiến triển nhanh hơn TPP.
FTAAP: Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương
FTAAP bao gồm 21 quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương và đa số là thành viên của Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), một diễn đàn được thành lập vào năm 1989 nhằm thúc đẩy thương mại tự do ở khu vực. Mục đích của thỏa thuận nhằm xây dựng và phát triển các khuôn khổ thương mại hiện tại trong khu vực.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.