Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan
Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.
Các quốc gia TPP-11 đều nhận thấy rằng một hiệp định thương mại đa phương ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, dù có Mỹ hay không.
Mặc dù những cuộc đàm phán tuần trước giữa các quốc gia thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đã thất bại trong việc tạo ra những đột phá lớn nhưng các nước này đã chứng tỏ cam kết mạnh mẽ đối với hiệp định tự do thương mại toàn cầu.
Kể từ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận, các thành viên còn lại của TPP phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn trong việc hoàn thiện một khung cơ chế mới vào tháng 11 - thời hạn do các thành viên thỏa thuận. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Tokyo, điều này đối với nhóm TPP-11, dường như là một thách thức quá lớn, các chuyên gia nhận định.
"Các quốc gia TPP-11 đều nhận thấy rằng một hiệp định thương mại đa phương ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, dù có Mỹ hay không", ông Steven Okun, Phó chủ tịch Hội đồng Châu Á Thái Bình Dương của Phòng Thương mại Hoa Kỳ nói.
Steven Okun giải thích rằng các thỏa thuận thương mại song phương hiện có trong khu vực không giải quyết được những vấn đề mà các doanh nghiệp đa quốc gia đang phải đối mặt, ví dụ như việc tuân thủ các quy định chuỗi cung ứng đa phương và các quyền sở hữu trí tuệ.
TPP được kỳ vọng sẽ giải quyết những vấn đề này ngoài việc giảm thuế cho hầu hết các loại hàng hoá, mở cửa dịch vụ, đầu tư và đảm bảo luồng dữ liệu được di chuyển xuyên biên giới.
"Tất cả những ưu điểm đó đều được TPP áp dụng ngay cả khi có Mỹ hoặc không , vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi các thành viên còn lại đang quyết tâm tìm kiếm giải pháp để tiến lên phía trước mà không có sự tham gia của Mỹ", ông Okun nói thêm.
Bên lề cuộc họp giữa các nhà đàm phán vào tuần trước, ông Kazuyoshi Umemoto của Nhật Bản cho biết các thành viên đã quyết định chấp nhận một khung hiệp định mới sau khi Washington rút khỏi. Và họ cần thảo luận thêm về việc xem xét lại các quy tắc thương mại và đầu tư trong hiệp định ban đầu.
11 nhà đàm phán chính dự kiến sẽ gặp lại vào tháng 8 hoặc tháng 9, theo các phương tiện truyền thông Nhật Bản.
"Cộng đồng quốc tế phản đối dữ dội với việc chống lại toàn cầu hoá và thương mại tự do, rõ ràng từ quyết định rút khỏi TPP của Hoa Kỳ, do đó các chính phủ nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang ưu tiên đẩy nhanh tự do hóa thương mại thông qua một số sáng kiến, bao gồm TPP-11 và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực", ông Rajiv Biswas, Kinh tế trưởng khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại IHS Markit cho biết.
Trong cuộc họp, 11 nước đã quyết định hạ thấp ngưỡng bắt buộc đối với hiệu lực của thỏa thuận, Miha Hribernik, chuyên gia phân tích cao cấp tại Verisk Maplecroft cho biết. Ông giải thích thêm rằng các quy định trong hiệp định ban đầu nếu muốn thông qua phải được 6 quốc gia phê chuẩn, những quốc gia chiếm ít nhất 85% tổng sản phẩm quốc nội của 12 thành viên ban đầu - một nhiệm vụ bất khả thi nếu không có Mỹ".
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng dự đoán rằng TPP-11 sẽ đạt được những bước tiến tích cực, gia tăng hy vọng thu hút các nước thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương khác tham gia.
Và mặc dù các thành viên mất đi sự gia tăng thị trường do Washington rút lui, thoả thuận TPP-11 vẫn sẽ tiếp tục mở rộng hơn tới các nền kinh tế như Úc và Nhật Bản, và cam kết tự do hóa thị trường sẽ mang lại lợi ích cho lâu dài cho mỗi thành viên, ông Okun nói.
Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.
Tập đoàn Sovico vừa đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 dài hơn 47km từ huyện Hóc Môn đến khu đô thị Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè.
Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội chính thức tiếp nhận 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ ngày 9/6/2025.
Lô gạo phát thải thấp 500 tấn của Việt Nam đánh dấu quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa loại gạo này ra thị trường.
Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.