“Ách” việc cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở cho người nước ngoài

Trần Xuân Tình Thứ ba, 05/09/2017 - 15:53

Luật Nhà ở sửa đổi năm 2014 với những quy định cụ thể, thông thoáng hơn đã thu hút sự quan tâm và nhu cầu tìm mua, sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại các đô thị lớn Việt Nam.

Theo ông Lê Thành Phương, Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký Đất đai, Sở Tài nguyên Môi trường Tp. Hồ Chí Minh, hiện tại có hàng nghìn hồ sơ nộp nhưng không được cấp giấy chứng nhận.

Tuy nhiên đến nay lượng người nước ngoài mua nhà vẫn chưa được như kỳ vọng, cùng với đó là sự chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở.

Khách mua còn... thưa thớt

Năm 2008, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 19/2008/NQ-QH12 về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà. Ngay sau đó đã có một số trường hợp mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở và được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà (gọi tắt là giấy chứng nhận) với 126 trường hợp.

Để mở rộng đối tượng người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, năm 2014, Quốc hội ban hành Luật Nhà ở với nhiều quy định cởi mở, thông thoáng hơn về vấn đề này. Theo đó, đến nay trên phạm vi cả nước đã có hơn 750 trường hợp người nước ngoài được cấp giấy chứng nhận (nhiều gấp gần 6 lần) so với 8 năm thực thi chính sách cũ theo Nghị quyết số 19/2008/NQ-QH12. 

Tại thị trường TP. Hồ Chí Minh, theo báo cáo của Công ty CBRE Việt Nam, quý II/2017, trong tổng hơn 9.500 căn hộ được tiêu thụ thì chiếm đến 59% số lượng người nước ngoài giao dịch, nhiều nhất là khách mua từ Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Sản phẩm mua chủ yếu là các căn hộ có 2 – 3 phòng ngủ, mục đích mua để ở. 

Ông Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc bộ phận kinh doanh nhà ở, Công ty Savills Việt Nam, cho biết: Sau khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực cho đến nay, đã có hàng nghìn giao dịch thành công với khách hàng là người nước ngoài, đặc biệt tại các dự án ở quận 2, TP. Hồ Chí Minh, tập trung tại khu vực Thảo Điền và Thủ Thiêm (người nước ngoài mua chiếm hơn 30% tổng số giao dịch thành công). Khách hàng chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore. 

Đại diện Tập đoàn Keppel Land cũng cho hay, số người nước ngoài mua nhà của tập đoàn tại các dự án trên địa bàn quận 2, 7, 9 (TP. Hồ Chí Minh) chiếm 25-30%, chủ yếu đến từ Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ, Australia…

Vướng cấp giấy chứng nhận

Quy định của pháp luật Việt Nam về sở hữu nhà đã thông thoáng hơn, qua đó tạo điều kiện thu hút người nước ngoài mua nhà, nhất là tại 3 đô thị lớn là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Tuy nhiên sức mua vẫn chưa được như kỳ vọng. Cùng với đó là sự chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở. Theo thống kê của Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, hiện trên địa bàn thành phố mới chỉ có 15 người trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân người nước ngoài được cấp giấy chứng nhận kể từ khi áp dụng Luật Nhà ở năm 2014. 

Theo ông Lê Thành Phương, Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên môi trường TP. Hồ Chí Minh, hiện tại có hàng nghìn hồ sơ nộp nhưng không được cấp giấy chứng nhận. 

Lý do là các hồ sơ mua bán, giao dịch sau ngày 10/12/2015 phải thực hiện theo Nghị định 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ (hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở 2014), tức là phải chờ ý kiến của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xem xét khu vực này có phải là nơi cấm người nước ngoài sở hữu nhà hay không. 

Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cũng đã kiến nghị các bộ, ngành liên quan xác định rõ các dự án nằm trong danh sách không được bán cho người nước ngoài. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có những trả lời thoả đáng. Đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng cho biết, thực hiện Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, hiện nay Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đã có văn bản thông báo cho các địa phương. Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai quy định nêu trên.

Còn theo đại diện Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, Sở Xây dựng đang phối hợp Bộ Tư lệnh và Công an thành phố rà soát khu vực cấm và không cấm người nước ngoài sở hữu nhà ở, sau khi có danh sách sẽ công bố công khai trên website của Sở Xây dựng. 

Theo đại diện Sở Tài nguyên và môi trường TP. Hồ Chí Minh, thời gian gần đây Sở Tài nguyên và môi trường nhận được nhiều văn bản của các tổ chức xây dựng, kinh doanh nhà, tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà ở tại một số dự án nhà ở trên địa bàn phản ánh về tình trạng ngưng tiếp nhận việc giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. 

Tuy nhiên việc thực hiện cấp giấy chứng nhận phải căn cứ vào Nghị định 99/NĐ/-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ với việc quy định Bộ Công an và Bộ Quốc phòng xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh quốc phòng, có văn bản thông báo cho UBND cấp tỉnh để chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án trên địa bàn được phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà. 

“Trước khi bán nhà ở, chủ đầu tư phải kiểm tra thông tin tại Sở Xây dựng và chỉ được bán theo đúng số lượng thông báo. Mọi giao dịch mua bán vượt quá số lượng hoặc giao dịch tại dự án nhà ở người nước ngoài không thuộc diện được sở hữu đều không có giá trị pháp lý và không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận”, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP. Hồ Chí Minh cho hay. 

Vừa qua UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các Sở Xây dựng, Tài nguyên môi trường, Quy hoạch và kiến trúc, Tư pháp phối hợp cùng Bộ Tư lệnh và Công an thành phố chấn chỉnh công tác cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà trên địa bàn; đồng thời yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng khẩn trương phối hợp các đơn vị để xác định khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng cũng như xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu, công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng.

Khách hàng TP.HCM “đốt đuốc” tìm căn hộ có giá dưới 1 tỷ đồng

Khách hàng TP.HCM “đốt đuốc” tìm căn hộ có giá dưới 1 tỷ đồng

Bất động sản -  7 năm

Từng là phân khúc chủ lực của thị trường 2-3 năm trước, nhưng giờ đây, việc tìm mua căn hộ có giá trên dưới 1 tỷ đồng/căn tại TP.HCM rất khó khăn, bởi số lượng các dự án loại này chỉ đếm trên đầu ngón tay.

TP. HCM lên kế hoạch đầu tư 9 siêu dự án, tổng vốn gần 300 nghìn tỷ đồng

TP. HCM lên kế hoạch đầu tư 9 siêu dự án, tổng vốn gần 300 nghìn tỷ đồng

Bất động sản -  7 năm

Tổng vốn đầu tư 9 dự án này dự kiến xấp xỉ khoảng 300 nghìn tỷ đồng.

Vụ 8B Lê Trực tố Hà Nội lật kèo: Đang chờ phán quyết của tòa án

Vụ 8B Lê Trực tố Hà Nội lật kèo: Đang chờ phán quyết của tòa án

Bất động sản -  7 năm

"Việc của doanh nghiệp vẫn phải kêu, còn gửi đơn thư kiến nghị đến đâu được thì vẫn phải gửi, còn kêu không được nữa thì chết", ông Lê Văn Hùng, Phó tổng giám đốc Công ty CP May Lê Trực chia sẻ.

Kinh tế bứt phá, bất động sản Thanh Hoá sôi động nhờ đại dự án

Kinh tế bứt phá, bất động sản Thanh Hoá sôi động nhờ đại dự án

Bất động sản -  2 ngày

Thị trường bất động sản Thanh Hoá đang có những bước tăng trưởng bứt phá khi loạt dự án khủng bắt đầu đi vào hoạt động.

TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới

TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới

Bất động sản -  5 ngày

Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  5 ngày

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Bất động sản -  6 ngày

Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.

Bất động sản Hạ Long giữ nhịp tăng giá dù thị trường biến động

Bất động sản Hạ Long giữ nhịp tăng giá dù thị trường biến động

Bất động sản -  1 tuần

Thủ phủ du lịch miền Bắc tiếp tục khẳng định vị thế khi thị trường bất động sản tại đây duy trì được nhịp tăng giá ổn định qua các năm. Các dấu hiệu của thị trường cũng dự báo chu kỳ tăng giá mới sắp được “kích hoạt”.

Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng

Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng

Ống kính -  1 ngày

Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.

Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc

Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc

Ống kính -  1 ngày

Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.

Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Media -  1 ngày

Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Tiêu điểm -  1 ngày

Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.

Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Doanh nghiệp -  2 ngày

Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.

Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc

Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc

Ống kính -  2 ngày

Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Tiêu điểm -  2 ngày

Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.