Tiêu điểm
Ngóng EVFTA, cà phê Việt Nam đặt mục tiêu tham vọng xuất khẩu 6 tỷ USD
Hiệp đinh EVFTA được ký kết sẽ giúp tăng giá trị cà phê xuất khẩu lên mức 5 - 6 tỷ USD/năm trong 10 – 15 năm tới.

Thống kê mới đây của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 2/2018 ước tính đạt 146 nghìn tấn, tương đương 280 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê hai tháng đầu năm lên khoảng 347 nghìn tấn và 672 triệu USD, tăng 21,5% về khối lượng và tăng 3,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường lớn của cà phê Việt Nam.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê sang Đức trong tháng Một năm nay đứng đầu về lượng và kim ngạch, với 28.866 tấn, tương đương 52,48 triệu USD, chiếm trên 14% trong tổng lượng và trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.
Tính chung, các nước EU chiếm tới 39,5% tổng lượng xuất khẩu và 37,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.
Đối với vấn đề mở cửa thị trường, ông Vinh cho rằng, nếu Việt Nam và EU có thể sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), một hiệp định toàn diện thế hệ mới, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU đặc biệt trong ngành cà phê sẽ tăng mạnh.
Ông Vinh dự báo hiệp định EVFTA được ký kết sẽ giúp tăng giá trị cà phê xuất khẩu lên mức 5 - 6 tỷ USD trong 10 – 15 năm tới chứ không chỉ là 3 tỷ USD như hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những nguồn lợi to lớn mà EVFTA mang lại, theo ông Vinh những thách thức mà các doanh nghiệp Việt nói chung và ngành cà phê nói riêng phải đối mặt cũng không hề nhỏ, đặc biệt trong vấn đề làm tốt công tác nâng cao chất lượng cà phê và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Lãnh đạo Vicofa cho biết, trong vài năm qua, không có lô hàng nào mà EU phải trả về Việt Nam, điều này chứng tỏ chất lượng cà phê xuất khẩu đã được nâng cao, kim ngạch cũng đã có phần tăng lên.
Tuy nhiên giá trị cà phê xuất khẩu vẫn còn thấp vì Việt Nam đang chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tính về giá, bình quân giá xuất khẩu cà phê trong tháng đầu năm chỉ đạt 1.952 USD/tấn, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Năm 2017 lượng cà phê xuất khẩu đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 3,2 tỷ USD, giảm 19% về lượng và giảm 2,7% về trị giá so với năm 2016.
Ông Vinh cho biết trong đề án trình lên Chính phủ và Bộ NN&PTNT, hướng đi sắp tới của ngành cà phê là tập trung sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản chế biến để nâng cao giá trị gia tăng.
“Chúng ta phải thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung về rào cản kỹ thuật cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm đã được cam kết trong các hiệp định thương mại tự do nói chung và EVFTA nói riêng”, ông Vinh nhìn nhận.
Được biết, hiện tại, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam đang thực hiện rất tốt công tác này. Một số tập đoàn sản xuất cà phê lớn của thế giới đồng thời đang là thành viên của Vicofa cũng sẽ ghi nhận nhiều lợi ích từ việc ký kết EVFTA, đặc biệt là những doanh nghiệp đã có đầu tư vào các nhà máy chế biến cà phê ở Việt Nam.
Để tận dụng tối đa nguồn lợi mà EVFTA mang lại, ông Vinh cho rằng, cần có sự phối hợp và kết nối chặt chẽ không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI, làm gia tăng giá trị cà phê xuất khẩu.
Đón đầu những tiềm năng, lợi thế mà hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này mang lại, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam đã có đề án phát triển ngành cà phê một cách bền vững và tăng giá trị gia tăng với hai mục tiêu quan trọng, trong đó có việc giữ vững vị thế của Việt Nam là một nước sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ 2 thế giới.
Ông Vinh nhận định hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng để phát triển, dư địa giá trị gia tăng của ngành cà phê còn nhiều, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu đang cao và thị trường các nước vẫn đang thiếu.
Tuy nhiên muốn khai thác tối đa tiềm năng này, lãnh đạo Vicofa cho rằng các doanh nghiệp cần phải hướng đến phương châm tăng năng suất, chất lượng, giá trị và giá trị gia tăng.
Bộ trưởng Bộ Công thương: Xuất khẩu cà phê sẽ tăng mạnh trong năm 2018
Bộ trưởng Bộ Công thương: Xuất khẩu cà phê sẽ tăng mạnh trong năm 2018
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam, nhà sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, sẽ tăng mạnh trong năm nay nhờ quy mô vụ mùa gia tăng.
'Vua xuất khẩu cà phê' Đỗ Hà Nam: Có cảm giác Bộ Tài chính đang tận thu thuế
Tổng giám đốc Tập đoàn Intimex cho rằng, có cảm giác Bộ Tài chính đang muốn tận thu khi đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với cà phê trong khi nhà nước đang có chủ trương khuyến khích phát triển lĩnh vực nông sản này.
Thương lái "găm hàng" làm thị trường cà phê ảm đạm
Kỳ vọng cà phê được mùa và những thay đổi tích cực từ hợp đồng tương lai London trong năm tới sẽ làm giảm giá bán là nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng chậm lại của thị trường cà phê Việt Nam - nhà sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới.
Cà phê Việt om hàng chờ giá tăng
Với việc giá cà phê robusta giảm, nhiều người trồng cà phê ở Việt Nam và Brazil đều tích trữ hàng, hạn chế bán ra với toan tính chờ giá tăng trở lại.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nghị quyết 68 đặt mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp, việc nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động tham gia vào mục tiêu này hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư
Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan
Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nghị quyết 68 đặt mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp, việc nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động tham gia vào mục tiêu này hoàn toàn khả thi.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.
Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt
Techcombank kỳ vọng không chỉ kết nối với những cá nhân xuất sắc, mà còn khơi lên lòng tự tôn dân tộc, khát khao cống hiến và mong muốn trở về, chung tay đóng góp cho một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và chuyển đổi toàn diện.
Giá vàng hôm nay 11/6: Trong nước 'nổi sóng' khi quốc tế 'nghe ngóng'
Giá vàng hôm nay 11/6 tăng 300 - 500 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng có dấu hiệu mạnh hơn, trong khi thị trường quốc tế vẫn 'nghe ngóng'.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.