Bayer thâu tóm Monsanto, ngành nông nghiệp toàn cầu sẽ ra sao?

Nguyễn Lê Thứ năm, 22/03/2018 - 21:51

Ngày 21/3, Ủy ban Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua thương vụ cho phép Tập đoàn dược phẩm và hóa chất Bayer (Đức) mua lại công ty chuyên về hạt giống biến đổi gene Monsanto (Mỹ) với giá 66 tỷ USD.

Siêu thương vụ này được đánh giá sẽ thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp hóa chất phục vụ trong nông nghiệp trên toàn cầu.

Siêu thương vụ này được đánh giá sẽ thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp hóa chất phục vụ trong nông nghiệp trên toàn cầu.

Nỗi lo cạnh tranh độc quyền

Ngay từ khi thương vụ chưa thành hình, đã có nhiều ý kiến phản đối nhằm vào hai tập đoàn lớn trên bởi sau khi hoàn tất, thỏa thuận sẽ tạo ra một công ty sản xuất thuốc trừ sâu và hạt giống lớn nhất thế giới, kiểm soát trên một phần tư thị trường hạt giống và thuốc trừ sâu toàn cầu.

Tuy nhiên, Ủy ban Liên minh châu Âu, người bật đèn xanh cho thương vụ này, đã lên tiếng trấn an và khẳng định rằng thỏa thuận không vi phạm các quy tắc về cạnh tranh sau khi Bayer có một số động thái bán một phần mảng kinh doanh quan trọng để thúc đẩy các đối thủ.

Cụ thể, hồi tháng 10/2017, Bayer thông báo bán mảng kinh doanh nông hóa học cho tập đoàn đối thủ BASF của Đức. Bayer cũng đã đạt được thỏa thuận bán mảng kinh doanh hạt giống cây trồng và thuốc diệt cỏ glyphosate cho BASF với giá 5,9 tỷ euro (7 tỷ USD).

Siêu thương vụ M&A giữa Bayer và Monsanto sẽ thay đổi ngành nông nghiệp ra sao?
Bà Margrethe Vestager. Ảnh: Reuters

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề cạnh tranh, bà Margrethe Vestager cho biết EU đã thông qua kế hoạch mua lại Monsanto của Bayer bởi giải pháp của các bên đáp ứng đầy đủ những lo ngại về cạnh tranh của EU.

"Quyết định của chúng tôi đảm bảo sẽ có sự cạnh tranh và đổi mới hiệu quả trong ngành sản xuất hạt giống, thuốc trừ sâu và các sản phẩm công nghệ hóa phục vụ trong nông nghiệp sau vụ sáp nhập này", bà Margrethe cho biết trong một tuyên bố.

"Đặc biệt, chúng tôi đã đảm bảo rằng số lượng các công ty đang tích cực cạnh tranh trong thị trường này vẫn giữ nguyên", bà cho biết thêm.

Giám đốc điều hành Bayer, Werner Baumann, hồi tháng trước cho biết nếu được EC bật đèn xanh, thương vụ mua Monsanto có thể được hoàn tất trong khoảng thời gian vào quý II năm nay.

Chuyển giao nền tảng Big Data, tương lai người nông dân sẽ bị đe dọa?

Tuy nhiên, một báo cáo gần đây đã cảnh báo rằng thương vụ sáp nhập trị giá 66 tỷ USD này sẽ làm thay đổi triệt để nền kinh tế lương thực, nông nghiệp và môi trường. Công ty mới sau sáp nhập sẽ là công ty hạt giống lớn nhất thế giới, công ty sản xuất hạt bông lớn nhất thế giới, công ty sản xuất thuốc diệt cỏ lớn nhất thế giới, chủ sở hữu trí tuệ và các bằng sáng chế về đặc tính hạt giống kháng thuốc diệt cỏ lớn nhất thế giới.

Mặc dù phần lớn đều quan tâm tới việc thương vụ này sẽ sáp nhập những mảng nào, như hạt giống hay hóa chất. Tuy nhiên, dữ liệu - một trong những mảng quan trọng mà hai bên sẽ hợp nhất sau thương vụ - sẽ có tác động lớn đối với tương lai của ngành nông nghiệp toàn cầu.

Siêu thương vụ M&A giữa Bayer và Monsanto sẽ thay đổi ngành nông nghiệp ra sao? 1
Big Data và Digital Farming đang chuyển đổi cách thức vận hành của nền nông nghiệp toàn cầu.

"Big Data" (Dữ liệu lớn) và Digital Farming (Nông nghiệp số) đang chuyển đổi cách thức vận hành của nền nông nghiệp toàn cầu. Hiện nay, các máy móc nông nghiệp hiện đại thường được trang bị cảm biến, kết nối di động và GPS. Các ứng dụng vệ tinh và điện thoại cho phép người nông dân theo dõi điều kiện đất đai và khí hậu trên từng mét vuông. Theo đó, thị trường dịch vụ nông nghiệp dựa trên kỹ thuật số dự kiến đạt 4,55 tỷ USD vào năm 2020.

Và không ai khác, ngoài Monsanto - công ty bị gán mác là "công ty bị ghét nhất trên thế giới", đã hoàn tất việc tạo ra các nền tảng số để ngăn chặn người nông dân sử dụng một số sản phẩm cụ thể.

Việc kiểm soát được nguồn dữ liệu trong nông nghiệp giúp cho công ty này nắm giữ một cơ hội độc nhất để loại trừ các đối thủ cạnh tranh và có khả năng kiểm soát thị trường. Siêu tập đoàn của Bayer-Monsanto, ngoài việc sẽ sản xuất gần như tất cả các nguồn cung cấp hạt giống và hóa chất chính, sẽ sử dụng dữ liệu chi tiết mà mỗi bên thu thập được để có thể dẫn đến sự chênh lệch lớn về giá cả giữa những người nông dân.

Mô hình nông nghiệp dựa trên nền tảng Big Data cũng có thể làm suy yếu những thói quen canh tác bền vững. Big Data hỗ trợ và thúc đẩy công nghiệp hóa nông nghiệp. Theo đó, hầu hết những người nông dân nhỏ lẻ sẽ không có nhiều cơ hội sử dụng những phương pháp canh tác tiên tiến, bởi những công nghệ này chủ yếu phù hợp với các trang trại công nghiệp độc canh.

Vì vậy, cần phải đặt câu hỏi liệu sự chuyển đổi quyền sở hữu dữ liệu này thực sự có lợi cho nông dân hay chỉ đơn giản là trao quyền cho các công ty này để hoạt động như những người gác cổng thông tin quan trọng và tận dụng nó để nâng cao lợi nhuận và loại trừ đối thủ cạnh tranh.

Khởi động dự án 102 triệu USD giúp tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Khởi động dự án 102 triệu USD giúp tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Phát triển bền vững -  7 năm

Dự án tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam được thực hiện đến hết tháng 7/2022 ước tính sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm lượng điện năng khoảng 4,5 triệu MWh/năm.

EU hỗ trợ Việt Nam 108 triệu Euro giúp cấp điện cho 60.000 hộ dân nghèo

EU hỗ trợ Việt Nam 108 triệu Euro giúp cấp điện cho 60.000 hộ dân nghèo

Phát triển bền vững -  7 năm

Đây là chương trình nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để nâng cao năng lực quản lý, xây dựng khung pháp lý và chính sách ngành năng lượng.

Pháp cho IMF vay thêm 3 tỷ USD bổ sung quỹ xóa đói giảm nghèo

Pháp cho IMF vay thêm 3 tỷ USD bổ sung quỹ xóa đói giảm nghèo

Phát triển bền vững -  7 năm

Ngân hàng Pháp đã đồng ý cho quỹ chống nghèo đói của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vay thêm 3 tỷ USD.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  3 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  1 ngày

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  2 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  2 giờ

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  2 giờ

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Ống kính -  2 giờ

Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  3 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  15 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  21 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.